5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục đích nghiên cứu):
4.3.1 Các kết quả đạt được
4.3.1.1 Quy mô vốn FDI
Trong giai đoạn 2007- tháng 8/2014, khu vực ĐBSCL đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc tthu hút các dự án FDI. Tổng số vốn đăng ký giai đoạn này là 10.543,05 triệu USD, chiếm khoảng 5,1% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước, đã và đang trở thành nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế của vùng. Tổng số dự án 706 dự án, trong đó có nhiều dự án lớn của các đối tác như: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, British VỉginIslands.
4.3.1.2 Cơ cấu vốn FDI
a)Đối tác đầu tư
Khu vực ĐBSCL đã và đang tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư ở Châu Á và Châu Âu, được biết đến như là một địa điểm đầu tư an toàn với nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công rẻ so với các khu vực khác. Từ đó, tạo ra các điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài điển hình: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ.
b)Theo địa bàn đầu tư
Trong số 13 tỉnh trong khu vực, Long An luôn dẫn đầu trong việc thu hút, kể cả số dự án và số vốn đăng ký, bởi vì có vị trí thuận lợi giao thương với thành
47
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ, đồng thời cơ sở hạ tầng cũng từng bước được hoàn thiện tạo cơ hội thu hút được nhiều dự án có chất lượng. Bên cạnh đó, Kiên Giang gần đây cũng đã cải thiện môi trường đầu tư, tận dụng nguồn tài nguyên biển sẵn có như: đảo ngọc Phú Quốc để phát triển về du lịch biển nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư hơn.
c)Theo ngành, lĩnh vực
Trong giai đoạn 2007- tháng 8/2014, đa số các dự án đầu tư vào khu vực ĐBSCL đều tập trung chủ yếu vào các ngành: công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản, sản xuất phân phối điện và xây dựng. Ngành công nghiệp chiếm hơn 70% tổng số vốn đăng ký FDI, góp phần lớn vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.