Giải pháp thực hiện những chính sách ưu đãi và hỗ trợ trực tiếp nhà đầu tư

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đồng bằng sông cửu long (Trang 73 - 74)

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục đích nghiên cứu):

5.2.6 Giải pháp thực hiện những chính sách ưu đãi và hỗ trợ trực tiếp nhà đầu tư

nhà đầu tư

Thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư sao cho phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và đáp ứng môi trường cạnh tranh để thu hút FDI với các nước trong khu vực.

Chỉ đạo cho các cơ quan như ngành thuế, tài nguyên và môi trường tăng cường phổ biến, tiếp nhận thông tin và xử lý các thông tin nhanh chóng để tiết kiệm thời gian và công sức của các nhà đầu tư FDI.

Chú ý phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành dịch vụ phục vụ các nhu cầu doanh nghiệp FDI trong sản xuất kinh doanh như cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, vật tư thiết bị, sửa chữa thiết bị cơ khí, xử lý chất thải công nghiệp, cung cấp suất ăn công nhân, dịch vụ pháp lý… Tạo điều kiện thuận lợi việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI. Khi đó các doanh nghiệp này sẽ thấy môi trường đầu tư tại ĐBSCL hấp dẫn hơn. Để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ thì các công ty, doanh nghiệp trong nước ngày càng phải cải tiến quản lý, công nghệ để cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ cạnh tranh được với hàng nhập. Nhà nước cần có chiến lược, chính sách để thúc đẩy các doanh nghiệp ra đời, đồng thời tạo điều kiện, môi trường để các công ty nhỏ và vừa ở nước ngoài đến đầu tư. Tạo môi trường kinh doanh ổn định cho các doanh nghiệp FDI để từ đó công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển.

Tóm tắt chương năm: Sau khi phân tích tình hình thu hút cũng như tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của khu vực ĐBSCL ở chương bốn , chương năm trình bày hạn chế trong việc thu hút FDI của vùng ĐBSCL cũng như một số kinh nghiệm trong giải pháp thu hút nguồn vốn FDI của các nước. Từ đó, đưa ra giải pháp thích hợp để thu hút nguồn vốn FDI ở khu vực ĐBSCL.

62

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đồng bằng sông cửu long (Trang 73 - 74)