3.1.3.1 Chi phí vận tải và bảo hiểm
Nhằm đảm bảo kịp thời, đầy đủ và đồng bộ nhu cầu về tư liệu sản xuất phục vụ tốt cho sản xuất; góp phần thúc đẩy cuộc các mạng khoa học kỹ thuật; bổ sung kịp thời những nhu cầu sản xuất và đời sống trong nước còn mất cân đối; góp phần cải thiện đời sống nhân dân, Cần Thơ vẫn luôn nhập khẩu với số lượng lớn nhưng khá biến động dù vẫn giữ mức xuất siêu từ năm 2011 cho đến năm 6 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên đến năm 2014, kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng trở lại đe dọa tình trạng tái nhập siêu.
Bảng 3.5 Bảng tính toán giá vận tải và bảo hiểm trên kim ngạch nhập khẩu từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: triệu USD Chỉ tiêu Năm Kim ngạch nhập khẩu Chi phí dịch vụ
Vận tải 9,1% Bảo hiểm 0,33%
2011 513,86 46,76 1,70
2012 345,02 31,40 1,14
2013 387,02 35,22 1,28
6 tháng đầu 2014 319,87 29,11 1,06
Nguồn: Niên giám thống kê 2013
Sự biến động của kim ngạch nhập khẩu ảnh hưởng không ít đến mức độ thiệt thòi trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tỉnh Cần Thơ nói riêng vì hầu hết các thương vụ nhập khẩu của ta đều thực hiện theo giá CFR hoặc CIF. Qua bảng 3.5, nếu ta ước tính chi phí vận tải vào mức thấp nhất
30
khoảng 9,1% giá CIF, là mức trung bình của cước vận tải quốc tế, do điều kiện hàng hóa nhập khẩu của ta phần lớn từ các khu vực Châu Á; đồng thời mức bảo hiểm ước tính ở mức 0,4% giá CIF, là mức áp dụng khi nhập khẩu máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, từ đó ta có thể ước tính được khoản thất thu ngoại tệ khi nhập khẩu hàng hóa không sử dụng phương tiện vận tải và dịch vụ bảo hiểm trong nước.
Các số liệu ở bảng 3.5 cho ta thấy, liên tục từ năm 2011 đến nay, hàng năm các doanh nghiệp thành phố Cần Thơ đã chi khoảng trên dưới cả chục triệu USD để thuê và mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa nhập khẩu từ các công ty vận tải và bảo hiểm nước ngoài, tổng cộng tỉnh ta đã mất gần 150 triệu USD cho các dịch vụ này. Đáng nói, việc sử dụng dịch vụ vận tải và bảo hiểm nước ngoài như nói trên không những làm thiệt hại nguồn ngoại tệ hạn hẹp của đất nước mà còn gây ra tình trạng gia tăng lực lượng lao động thất nghiệp trong các ngành này, đồng thời không tạo điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ của đất nước, đặc biệt không phát triển được hệ thống cảng biển và các ngành dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu.
Bảng 3.6 Kim ngạch hai nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Cần Thơ so với cả nƣớc trong những năm gần đây
ĐVT: triệu USD Năm Mặt hàng 2011 2012 2013 6 tháng đầu 2014 Nguyên, nhiên, vật liệu Cần Thơ 495,21 327,29 368,56 225,92 Cả nƣớc 65758,00 64064,90 67000,00 39700,00 Tỷ trọng 0,75% 0,51% 0,55% 0,57% Máy móc, dụng cụ phụ tùng Cần Thơ 18,32 17,26 18,07 93,86 Cả nƣớc 30957,50 41989,25 45600,00 10500,00 Tỷ trọng 0,06% 0,04% 0,04% 0,89%
Nguồn: Sở Công thương Cần Thơ
Từ bảng 3.6 ta nhận thấy: Năm 2011 là năm Cần Thơ có tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu so với cả nước cao nhất trong các năm khảo sát của đề tài, với mức 0,75%. Cả năm 2012 tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu của Cần Thơ đóng góp cho cả nước giảm đáng kể với chênh lệch ( 0,24% so với cùng kì năm 2011; song nhìn chung từ năm 2012 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm nay tỷ trọng vẫn giữ ổn định từ 0,5% - 0,6%. Tương tự về mặt hàng máy móc, dụng cụ phụ tùng, năm 2012 so với cùng kì năm
31
trước tỷ trọng giảm đáng kể do Cần Thơ nhập khẩu ít lại (17,26 triệu USD) nhưng tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này của cả nước lại tăng lên (41989,25 triệu USD), giải thích hiện tượng tăng giảm tương tự trên công thức (3.2). Cả năm 2013 Cần Thơ nhập khẩu máy móc, phụ tùng với số lượng nhiều trở lại gần với mức giá trị năm 2011 (đạt 18,07 triệu USD năm 2013) và tăng (+) 0,81 triệu USD so với cả năm 2012, song giá trị kim ngạch nhập khẩu của cả nước năm này đạt 45,6 tỷ USD (chênh lệch (+) 3610,75 triệu USD) giữ mức tỷ trọng của năm này không thay đổi đáng kể so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch nhập khẩu của cả thành phố Cần Thơ và toàn Việt Nam đặc biệt tăng mạnh (Cần Thơ tăng gấp 5 lần so với 12 tháng năm liền kề trước đó) đồng thời cả nước chỉ nhập một lượng máy móc, thiết bị trị giá 10,5 tỷ USD kéo theo tỷ trọng lên đến 0,89%.
Bảng 3.7 Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Cần Thơ
ĐVT: triệu USD Mặt hàng
nhập khẩu
2011 2012 2013 6 tháng đầu
2014 Kim ngạch Kim ngạch Kim ngạch Kim ngạch Nguyên, nhiên, vật liệu 495,21 327,29 368,56 225,92 Máy móc, dụng cụ phụ tùng 18,32 17,26 18,07 93,86 Hàng tiêu dùng 0,33 0,47 0,39 - Hàng hóa khác - - - 0,09 Cộng 513,86 345,02 387,02 319,87
Nguồn: Niên giám thống kê 2013
Nhìn vào hai bảng 3.6 và 3.7, ta nhận thấy mỗi năm mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu từ năm 2011 trở lại đây giảm dần đi mặc dù chỉ ở mức độ nhỏ cùng với tổng kim ngạch nhập khẩu (đi liền với việc nối tiếp thành công trong xóa bỏ nhập siêu từ năm 2011 ở Cần Thơ), đó là tín hiệu tốt – đồng nghĩa với việc địa bàn thành phố Cần Thơ đang tiến dần đến hình thức tự cung, tự cấp; không phải phụ thuộc vào nguyên, nhiên vật liệu nước ngoài
32
thì giá thành không bị đội lên, tăng khả năng cạnh tranh. Mặt khác, ngoài sự biến động không đồng đều từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 về máy móc dụng cụ và hàng tiêu dùng, đặc biệt là vào năm 2014 số lượng nhập khẩu máy móc, dụng cụ tăng vọt (đạt mức 29% - hơn 25% so với cùng kỳ năm trước đó) trong khi về kim ngạch hàng tiêu dùng và hàng hóa khác chiếm số lượng cực nhỏ (chỉ dao động trong khoảng 0,1%) trong tổng giá trị tuyệt đối. Tuy vậy việc nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu này vẫn nắm giữ tỷ trọng lớn (95% từ năm 2011-2013 và 70% của 6 tháng đầu năm 2014) trong kim ngạch, chứng tỏ sự phụ thuộc của ta vào nguồn cung ứng từ nước ngoài khá quan trọng. Thực tế đã chứng minh: các doanh nghiệp sản xuất trong nước đôi khi phải chịu ép, chấp nhận các điều khoản hợp đồng không có lợi, các điểu kiện thương mại theo đó phải nhường quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho phía nước ngoài (cụ thể là CIF hoặc CFR) để giữ lấy khách hàng và nguồn cung ứng nguyên liệu đều đặn nhằm duy trì sản xuất được liên tục.
Tóm lại, quá trình hoạt động xuất nhập khẩu của Cần Thơ trong hơn 3 năm trở lại đây, ta nhận thấy mặc dù chủng loại hàng xuất khẩu chưa nhiều, chất lượng hàng chưa thật cao để có thể cạnh tranh với những bạn hàng mạnh, thị trường chưa mở rộng và chưa đa dạng hóa triệt để nhưng kim ngạch xuất khẩu luôn ổn định qua các năm. Đó là do Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương đúng đắn trong việc khuyến khích xuất khẩu. Để giữ tình trạng xuất siêu, các doanh nghiệp Cần Thơ cần nghiêm túc xem xét và có sự chuyển hướng tích cực thoát khỏi tình trạng hoạt động theo lối mòn như hiện nay là không sử dụng hoặc sử dụng rất ít các dịch vụ trong nước về vận tải và bảo hiểm vận chuyển hàng hóa ngoại thương, đồng thời cần nhận thức rằng việc sử dụng các dịch vụ vận tải và bảo hiểm của nước ngoài đối với phần lớn các thương vụ xuất nhập khẩu không những không có lợi về kinh tế mà còn gây ra không ít khó khăn cho chính hoạt động xuất nhập khẩu và cho cả những công tác dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu.