PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu khảo sát nhận thức về incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thành phố cần thơ (Trang 32)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

về tình hình, kim ngạch và tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các báo cáo từ tài liệu của công ty

kinh doanh theo mạ (website, tổng cục

của Sở Công Thương…).

Thu thập số liệu sơ cấp về tình hình nhận thức về Incoterms từ các công ty Xuất Nhập Khẩu ở thành phố Cần Thơ với 30 mẫu quan sát. Danh sách các công ty được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách các công ty đang có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng các phương pháp ứng với từng mục tiêu để phân tích số liệu.

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp so sánh (số tuyệt đối, số tương đối) để phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và áp dụng các điều kiện Incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Cần Thơ.

Kỹ thuật so sánh:

Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

(2.1)

Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc). Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích.

Y: Là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Dùng phương pháp so sánh số tương đối để tính tỷ lệ % kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc cũng như tỷ trọng các chỉ tiêu hoặc nói lên tốc độ tăng trưởng.

22

(2.2)

Trong đó:

Y0 : Chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc). Y1 : Chỉ tiêu kỳ phân tích.

Y : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Đồng thời kết hợp với biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.

Mục tiêu 2: Đánh giá hoạt động ngoại thương của thành phố Cần Thơ trong các năm điều tra qua các bảng tần số và biểu đồ cột, biểu đồ bánh nhằm thể hiện câu trả lời của các doanh nghiệp khảo sát, qua đó nắm được nhận thức của các doanh nghiệp này về Incoterms cũng như thực tiễn áp dụng chúng trong các thương vụ.

Mục tiêu 3: Dùng phương pháp phân tích tổng hợp và suy luận để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc nâng cao kiến thức về Incoterms cũng như áp dụng bộ điều kiện thương mại quốc tế này.

23

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INCOTERMS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 Vài nét về hoạt động xuất nhập khẩu ở thành phố Cần Thơ

3.1.1 Tình hình chung về hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố Cần Thơ Cần Thơ

Từ năm 2009 trở lại đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, các nước đều thực hiện chính sách tiết kiệm và xu hướng bảo hộ mậu dịch tại một số thị trường xuất khẩu chủ lực gia tăng làm ảnh hưởng đến hoạt động của thành phố. Tuy nhiên, ngành Công thương cùng với cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực vượt qua các khó khăn, giữ vững kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố. Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu của thành phố Cần Thơ ngày càng đa dạng, phong phú và đã có mặt trên các thị trường khu vực và thế giới, đặc biệt là mặt hàng gạo, nông sản và thủy sản. Trong đó, hàng thủy sản và thủy sản chế biến luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Cần Thơ, tiếp đến là hàng nông sản và nông sản chế biến. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng nhanh, năm 2003 đạt 251,2 triệu USD, đến năm 2011 đạt gần 1,3 tỷ USD, và ước thực hiện năm 2013 đạt 1,5 tỷ USD.

Bảng 3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Cần Thơ so với cả nƣớc từ năm 2011 đến nay

ĐVT: triệu USD

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 6 tháng đầu

2014 Kim ngạch Kim ngạch Kim ngạch Kim ngạch Nhập khẩu Cần Thơ 513,86 345,02 387,02 319,87 Cả nƣớc 106750,00 113792,00 132130,00 69600,00 Xuất khẩu Cần Thơ 1249,22 1292,00 1231,43 505,49 Cả nƣớc 96606,00 114529,00 132175,00 70880,00

Nguồn: Sở Công Thương Cần Thơ

Dựa vào các số liệu trên ta có thể thấy thành phố Cần Thơ chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với cả nước về hoạt động xuất khẩu và tuy kim ngạch của cả nước tăng dần qua các năm (từ 96,6 tỷ USD cả năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

24

đã đạt hơn 70,8 tỷ) và của Cần Thơ cũng tăng nhưng đi lên với một mức rất nhỏ (dao động trong mức tăng từ 1,15% - 1,18%). Điều này làm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Cần Thơ so với cả nước có xu hướng giảm nhẹ, năm 2011 đạt từ 1,29% giảm xuống đến mức 1,13% cùng kì năm liền kề sau đó và chỉ còn 0,93% năm 2013. Về nhập khẩu, mức kim ngạch nhập của Cần Thơ so với cả nước thậm chí còn nhỏ hơn một nửa so với kim ngạch xuất: năm 2011 chiếm 0,48%, giảm xuống còn 0,3% năm 2012 và liền kề năm sau đó giảm nhẹ xuống 0,29%. Theo báo cáo của Sở Công Thương vào 6 tháng đầu năm 2014 kim ngạch nhập khẩu của Cần Thơ đã đạt đến 319,87 triệu USD trên tổng giá trị 69,6 tỷ USD của cả nước (chiếm 0,46%).

3.1.2 Hoạt động xuất khẩu

3.1.2.1 Chi phí vận tải và bảo hiểm

Doanh số xuất khẩu của Cần Thơ đa phần được tính trên giá FOB và trên thực tế tùy vào từng ngành hàng xuất khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam từ 60% - 100% xuất khẩu theo giá FOB. Việc lựa chọn xuất khẩu theo giá FOB làm giảm doanh thu ngoại tệ của quốc gia; khả năng cân đối ngoại tệ của doanh nghiệp; mặc dù từ năm 2011 trở lại đây Cần Thơ đã thoát khỏi tình trạng nhập siêu nhưng chung quy ta vẫn bị thất thu một lượng ngoại tệ không nhỏ. Thật vậy, thử hình dung toàn bộ số kim ngạch xuất khẩu của Cần Thơ từ năm 2011 đến nay không phải thực hiện theo giá FOB mà theo giá CIF, trong đó phía các doanh nghiệp Cần Thơ luôn giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa ngoại thương tại các đơn vị vận tải và bảo hiểm trong nước, để nguồn ngoại tệ thu được về cho Việt Nam từ hoạt động xuất khẩu không chỉ dừng lại ở giá bán hàng hóa xuất khẩu và lãi gộp mà còn có cả ngoại tệ thu được từ dịch vụ vận tải và bảo hiểm. Như vậy, ta có thể thấy được một khoản ngoại tệ rất lớn các doanh nghiệp Cần Thơ nói riêng đã để thất thu, không đem về cho đất nước do không cố gắng bán hàng theo giá CIF. Các chi phí vận tải và bảo hiểm trên tổng giá trị hàng hóa được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2 Bảng tính toán giá vận tải và bảo hiểm trên kim ngạch xuất khẩu từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: triệu USD Chỉ tiêu Năm Kim ngạch xuất khẩu Chi phí dịch vụ

Vận tải 9,1% Bảo hiểm 0,33%

2011 1249,22 124,92 5,00

2012 1292,00 129,20 5,17

2013 1231,43 123,14 4,93

6 tháng đầu 2014 505,49 50,55 2,02

25

(*) Những số liệu tính toán trong bảng dựa trên giả thuyết của ông Hoàng Tuấn Việt, Tham tán Thương Mại Việt Nam cùng cơ sở sau:

Cước phí vận tải được tính ở mức tối thiểu là 10% giá trị hàng hóa xuất khẩu do tuyến đường vận chuyển phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thường đến các nước trong khu vực Châu Á như dầu thô xuất cho Singapore, thủy sản xuất đi Nhật Bản…

Tỷ lệ phí bảo hiểm được tính ở mức trung bình của thế giới là 0,33% giá CIF vì hàng hóa xuất khẩu của ta chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản tươi sống dễ hư hỏng. Từ đó ta có thể suy ra tỷ lệ phí bảo hiểm tính theo giá FOB chiếm khoảng 0,4%, do áp dụng công thức tính phí bảo hiểm theo giá FOB như sau:

I = (a + 1)R (3.1)

Trong đó:

I: mức phí bảo hiểm

C: giá hàng hóa tính theo điều kiện FOB F: cước vận tải hàng hóa

R: tỷ lệ phí bảo hiểm, ở đây là 0,33% theo giá CIF a: tỷ lệ lãi bình quân cho phép là 10% trị giá hàng hóa

Nhìn chung, chúng ta nhận thấy trong vòng hơn 3 năm trở lại đây, nếu xuất theo giá FOB, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam bị giảm khoảng 444,93 triệu USD. Trong đó, cứ mỗi năm kim ngạch xuất khẩu tăng, dẫn đến nguồn thu ngoại tệ mất đi từ việc không giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cũng tăng theo, khoảng 10% tổng kim ngạch. Theo Sở Công thương, dự kiến đến cuối năm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sẽ đạt 1,37 tỷ USD, phấn đấu tăng

100 triệu USD mỗi năm từ nay đến năm 2020, có thể thấy mỗi năm ta sẽ thất thu khoảng 10 triệu USD nếu cứ xuất theo giá FOB. Như vậy, các doanh nghiệp cần nghiêm túc nhìn nhận lại cách lựa chọn điều kiện thương mại khi buôn bán với nước ngoài, nếu không đất nước đã nghèo lại còn nghèo thêm.

3.1.2.2 Mặt hàng xuất khẩu

Gạo và thủy sản hiện là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố Cần Thơ, chiếm tỷ trọng hơn 70% trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của thành phố. Tuy nhiên, do giá sụt giảm và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn tại các thị

26

trường truyền thống nên kim ngạch xuất khẩu đạt thấp làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu chung trong những tháng đầu năm 2014.

Theo Sở Công thương thành phố Cần Thơ, 6 tháng đầu năm 2014, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ thực hiện gần 580,44 triệu USD, đạt 35,18% kế hoạch năm và giảm 14% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa hơn 505 triệu USD, đạt 32,61% kế hoạch năm và giảm 17% so với cùng kỳ. Xuất khẩu gạo trong 6 tháng đầu năm thực hiện được 316473 tấn (đạt 88,9% so với ước thực hiện 6 tháng), đạt chỉ 36,8% kế hoạch năm và giảm 18% so với cùng kỳ, với giá trị xấp xỉ 137 triệu USD, đạt 35,4% kế hoạch năm và giảm 15% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 27% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố. Xuất khẩu thủy sản thực hiện 47406 tấn, đạt 27,89% kế hoạch năm và giảm 18% so với cùng kỳ, với giá trị 202 triệu USD, đạt 34,4% kế hoạch năm và tăng 8% so với cùng kỳ (do giá tôm xuất khẩu tăng), chiếm tỷ trọng 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố.

Đầu năm 2014 đến nay, mặt hàng gạo xuất khẩu phải cạnh tranh gay gắt về giá với gạo xuất khẩu của Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar. Các hợp đồng xuất khẩu tập trung sang Philippines thực hiện giao hàng đến tháng 9 năm nay góp phần tiêu thụ lượng lúa gạo tạm trữ vụ đông xuân và hè thu 2014, giữ ổn định giá lúa gạo trong nước, nhưng giá xuất khẩu tương đối thấp.

Bảng 3.3 Tỷ trọng kim ngạch hai mặt hàng chủ lực của Cần Thơ so với cả nƣớc ĐVT: nghìn tấn Năm 2011 2012 2013 6 tháng đầu 2014 Gạo tấm Cần Thơ 862,94 1097,11 930,69 316,47 Cả nƣớc 7105,00 8016,10 6610,00 3261,36 Tỷ trọng 12,15% 13,69% 14,08% 9,70% Thủy hải sản Cần Thơ 150,48 124,41 166,53 47,41 Cả nƣớc 5200,00 5925,00 5938,00 2867,00 Tỷ trọng 2,89% 2,10% 2,80% 1,65%

Nguồn: Sở Công thương Cần Thơ

Lưu ý: Công thức tính tỷ trọng như sau:

27

Các số liệu ở bảng 3.3 cho thấy gạo tấm sản xuất từ thành phố Cần Thơ đóng vai trò không nhỏ và tỷ trọng tăng dần từ 12,15% năm 2011 đến 14,08% năm 2013. Lượng gạo xuất khẩu ở Cần Thơ vào năm 2012 (1097,11 nghìn tấn) tăng nhiều so với năm 2011 (862,94) nghìn tấn nên tỷ trọng chênh lệch đến (+) 1,54%; trong khi đó năm 2013 Cần Thơ xuất khẩu gạo tăng với chênh lệch là166,42 nghìn tấnnhưng lượng gạo xuất khẩu cả nước lại giảm đi 1406,10 nghìn tấn nên theo công thức (3.2), tỷ trọng kim ngạch gạo tấm xuất khẩu ở Cần Thơ so với cả nước tăng so với cùng kì năm liền kề trước (chiếm 13,69% năm 2012 và chiếm 14,08% năm 2013).

Mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Cần Thơ qua các năm khảo sát đóng góp vào kim ngạch cả nước một lượng dao động trong khoảng dưới 3% so với cả nước. Cũng theo công thức tính tỷ trọng phía dưới, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản ở Cần Thơ tăng ít hơn thặng dư kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước làm tỷ trọng giảm xuống mức 2,1% năm 2012 so với cùng kì trước đó; ngược lại, năm 2013, thặng dư kim ngạch thủy hải sản ở Cần Thơ lớn hơn lượng tăng lên của kim ngạch cùng mặt hàng ở cả nước nên tỷ trọng tăng lên đạt 2,8% so với cùng kì năm 2012. Đối với thủy sản, nhất là con cá tra, phải chịu nhiều rào cản thương mại, kỹ thuật từ các nước nhập khẩu và thuế chống bán phá giá từ thị trường Mỹ ngày càng tăng. Riêng mặt hàng tôm có thuận lợi hơn do giá xuất khẩu tăng và hiện thị trường Nhật Bản “nới lỏng” một số rào cản kỹ thuật đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Tóm lại, hoạt động xuất khẩu của thành phố Cần Thơ trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả, tính ổn định còn hạn chế do nhiều nguyên nhân: hàng hóa của ta chất lượng chưa cao, chưa thực sự đa dạng về chủng loại dù nhiều mặt hàng mới đã bắt đầu xuất hiện, nên các doanh nghiệp của ta không có lợi khi đàm phán ký kết hợp đồng cũng như không giành được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa, mà phải chấp nhận các điều kiện thương mại chưa thực sự có lợi như phần lớn các thương vụ xuất khẩu là theo giá FOB.

Nhìn vào bảng 3.4 dưới đây ta nhận thấy chủng loại hàng xuất khẩu của thành phố ta tuy đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là những sản phẩm sơ cấp (thô hoặc sơ chế) như gạo tấm; những thành phẩm có hàm lượng nguyên liệu và lao động cao như hàng may mặc gia công; những mặt hàng truyền thống từ nhiều năm nay như nông, thủy hải sản, hàng tiêu dùng thuộc các ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ, hàng thủ công mỹ nghệ.

28

Bảng 3.4 Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Cần Thơ trong những năm gần đây ĐVT: triệu USD Mặt hàng xuất khẩu 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014 Kim ngạch Kim ngạch Kim ngạch Kim ngạch

Gạo tấm 424,17 487,85 412,57 136,99 Thủy hải sản 488,87 403,40 449,51 201,90 Trứng vịt muối 3,48 1,89 1,87 0,87 Nông sản 6,23 8,93 7,68 0,73 Hàng dệt may 90,00 109,15 61,16 39,71 Giày, dép XK 2,55 1,66 0 0 Da các loại 6,82 8,84 14,18 6,46 Thức uống 4,33 7,59 5,76 4,56 Hàng mỹ nghệ 1,86 3,25 2,69 1,15 Lông vịt 25,43 26,86 40,74 26,58 Sắt thép, đinh 9,97 13,14 16,16 14,83 Xăng dầu 138,63 128,93 0 24,28 Khác 46,88 90,51 219,11 47,43 Tổng số 1249,22 1292,00 1231,43 505,49

Nguồn: Sở Công thương Cần Thơ

Việc xuất khẩu chủ yếu dựa vào nông, thủy hải sản và nguyên liệu khai thác từ tài nguyên thiên nhiên như vậy làm cho hoạt động xuất khẩu của ta tồn tại những nhược điểm:

Giá cả xuất khẩu các mặt hàng bấp bênh, lúc tăng, lúc giảm, tác động mạnh đến sản xuất và kinh doanh trong và ngoài nước.

Khó đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu vì việc sản xuất và xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đất đai, thời tiết, khí hậu, nguồn nước, dịch sâu bệnh…

29

Xuất khẩu nguyên liệu thô bán giá thấp lại không sử dụng được lao động, vốn dĩ là nguồn vốn dồi dào của đất nước, đồng thời cũng không phát triển được các ngành dịch vụ có liên quan.

Sản phẩm nông, thủy hải sản xuất khẩu khó bảo quản và vận chuyển so với hàng công nghiệp nên tỷ lệ hao hụt sản phẩm lớn, hiệu quả kinh doanh thấp.

Chính những nhược điểm đó làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu của thành phố Cần Thơ nói riêng không giành được lợi thế trên bàn đàm phán ký kết hợp đồng, ngược lại phải chịu ép, thậm chí phải nhượng bộ một số quyền lợi mới có thể bán được hàng.

3.1.3 Hoạt động nhập khẩu

3.1.3.1 Chi phí vận tải và bảo hiểm

Nhằm đảm bảo kịp thời, đầy đủ và đồng bộ nhu cầu về tư liệu sản xuất

Một phần của tài liệu khảo sát nhận thức về incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thành phố cần thơ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)