3.2.1 Đặc điểm chung
Về xuất khẩu:
Trong nhiều năm qua (trước năm 2011), khoảng hơn 90% các thương vụ thực hiện, các doanh nghiệp xuất khẩu Cần Thơ thường sử dụng điều kiện FOB; còn lại xuất khẩu theo điều kiện nhóm C; có một ít trường hợp xuất khẩu theo điều kiện FCA nhưng hầu như không có doanh nghiệp nào sử dụng nhóm E và D.
33
Về nhập khẩu:
Khoảng gần 92% các doanh nghiệp nhập khẩu Cần Thơ lựa chọn điều kiện thương mại nhóm C, ít trường hợp sử dụng nhóm F.
3.2.2 Những điểm bất lợi
Đứng trên góc độ hiệu quả kinh tế, việc lựa chọn sử dụng Incoterms như vậy có những hạn chế sau:
Thứ nhất, giảm khả năng tự cân đối ngoại tệ do xuất khẩu với giá rẻ, nhập khẩu vướng phải chi phí ngoại tệ nhiều (vì nếu thuê tàu trong nước doanh nghiệp có thể trả bằng nội tệ). Giả sử trong các năm nghiên cứu ta xuất khẩu toàn bộ hàng hóa bằng FOB và nhập toàn bộ bằng điều kiện CIF, đổi ngược lại nếu ta xuất khẩu CIF và nhập khẩu FOB thì dự đoán cán cân thanh toán sẽ thay đổi.
Thứ hai, doanh nghiệp bị động với phương tiện vận tải, thời gian vận tải phụ thuộc người vận tải và người bán hàng, hậu quả có thể phải trả thêm những chi phí phát sinh như chi phí lưu kho, trả lãi suất. Người bán là người chủ động nên có thể tăng giá vận tải vào đơn giá hàng và nếu có tranh chấp xảy ra giữa doanh nghiệp Cần Thơ nói riêng với các hãng tàu nước ngoài và hãng bảo hiểm nước ngoài ta sẽ gặp khó khăn về khiếu nại bồi thường.
Thứ ba, doanh nghiệp sẽ bị mất đi những khoản hoa hồng của các hãng vận tải và bảo hiểm trả cho người thuê dịch vụ của họ. Cụ thể, hằng năm gần 170 triệu tấn hàng xuất nhập qua hệ thống cảng biển của Việt Nam mang lại nguồn thu cho ngành vận tải biển vài tỷ USD nhưng gần 80% thị phần thuộc về các công ty vận tải biển nước ngoài. Theo thông lệ của các công ty bảo hiểm và hãng tàu, luôn luôn trích lại một tỷ lệ gọi là “tiền hoa hồng - commission” cho những người giao dịch trực tiếp với họ. Số tiền này không hề ảnh hưởng đến tiền hàng (cost) của doanh nghiệp. Thay vì phí bảo hiểm và cước tàu nước ngoài được hưởng, nếu các cán bộ nghiệp vụ trình Giám đốc phương án xuất khẩu theo điều kiện CIF, thì họ rất xứng đáng được nhận khoản hoa hồng trên, chúng ta không nên coi đó là tiền hối lộ, như lâu nay nhiều người thường quan niệm.
Phần đông cho rằng nguyên nhân của thực trạng này là do vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi cân nhắc về vấn đề lợi nhuận giữa việc mình là người giành được quyền vận tải và mua bảo hiểm với việc để cho đối tác làm việc này thì nhận thấy lợi nhuận thu được trong hai trường hợp trên là tương đương nhau, và điều này làm họ yên tâm hơn trong việc giữ thói quen mua bán như trước đây là xuất khẩu thì dùng điều kiện FOB, nhập
34
khẩu thì dùng điều kiện CIF. Mặt khác, ngoài nguyên nhân chính trên cũng cần phải kể đến một số nguyên nhân như sau:
Trước hết phải kể đến tâm lý cán bộ nghiệp vụ ngại chào hàng theo điều kiện CIF, vì phải tính toán điều lệ phí mua bảo hiểm và cước tàu (hoặc container), do đó các doanh nghiệp của chúng ta chỉ chào hàng theo điều kiện FOB, vì giao hàng lên tàu là hết trách nhiệm. Nếu nhập khẩu thường đề nghị khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện CIF hoặc CFR (giá hàng và cước phí).
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện giờ còn non trẻ so với các đối tác trên thế giới, do đó vị thế trên bàn đàm phán của nhà xuất khẩu còn thấp nên không giành được quyền thuê tàu. Hơn nữa, hoạt động của các công ty vận tải ở Việt Nam chưa phát triển mạnh nên một số tuyến đường quốc tế các công ty vận tải ở Việt Nam chưa thực hiện được. Ngoài ra chất lượng vận tải ở Việt Nam chưa làm cho nhà xuất khẩu an tâm (trọng tải, tuổi thọ phương tiện vận tải…). Cũng phải nói thêm chi phí vận tải, bảo hiểm ở Việt Nam còn cao hơn các nước nhập khẩu. Theo Cục Hàng hải Việ
ố ố
3%. Theo Điều 70 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển do các bên thỏa thuận. Ngoài ra, còn các loại phụ cước thường gặp trong vận tải biển là các khoản cước tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu hay của công hội nhằm bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó (như giá nhiên liệu thay đổi, chiến tranh…) nên khó xác định giá cước vận tải biển một cách chính xác.
Không thể không kể đến do năng lực của nhà xuất khẩu yếu nên chưa hiểu biết hết những lợi ích khi xuất khẩu theo điều kiện nhóm C, đặc biệt là các doanh nghiệp mới xuất khẩu, họ chưa biết làm thế nào để thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra do thói quen kinh doanh, trước đây, các nhà xuất nhập khẩu ở Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu với điều kiện FOB và nhập với điều kiện CIF. Điều kiện này cũng có nhiều ưu điểm riêng nên các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn thường xuyên áp dụng và trở thành thói quen nên rất khó để chuyển sang các điều kiện khác. Hiểu sai
35
về điều kiện FOB và CIF: Theo điều kiện FOB thì việc giao hàng tại cảng bốc hàng, còn theo điều kiện CIF thì việc giao hàng tận cảng đến cho người mua chính. Vì vậy nhiều doanh nghiệp cho rằng “xuất FOB an toàn và thanh toán nhanh hơn CIF và nhập CIF an toàn và được thanh toán nhanh hơn FOB”. Thực tế, theo Incoterms 2010, trong cả điều kiện FOB và CIF (kể cả CFR) người bán chỉ chịu rủi ro và các phí tổn phát sinh liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. Việc thanh toán tiền nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào quy định trong hợp đồng chứ không phụ thuộc vào điều kiện FOB hay CIF.
Thiếu thông tin về bảo hiểm hay giá cước tàu hoặc container, nhiều nhà kinh doanh xuất nhập khẩu Cần Thơ chưa nắm vững nghiệp vụ thuê tàu và bảo hiểm, họ cũng không có mối quan hệ với tất cả các hãng vận tải và các công ty bảo hiểm để lựa chọn người chuyên chở và có uy tín trên thị trường. Đặc biệt khi hàng hóa có số lượng lớn phải thuê tàu chuyên để chở, nghiệp vụ thuê tàu rất phức tạp, trình độ cán bộ của nhiều doanh nghiệp chưa thể đáp ứng được.
Ngoài ra còn có nguyên nhân là cả 3 điều kiện FOB, CFR, CIF đều áp dụng phương tiện vận tải, trong khi ở Việt Nam khoảng 90% lượng hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện vận tải thủy, nên các điều kiện khác của Incoterms ít sử dụng.
3.2.3 Lợi ích của việc lựa chọn Incoterms phù hợp
Khi xét về góc độ kinh tế vĩ mô cũng như vi mô thì việc xuất khẩu theo điều kiện nhóm C vẫn có lợi hơn so với nhóm F. Những lợi ích này bao gồm:
Thứ nhất, nguồn thu ngoại tệ gia tăng: Đối với điều kiện nhóm C, người bán chịu trách nhiệm về chi phí nhiều hơn nhóm F nên giá bán với điều kiện nhóm C bao giờ cũng cao hơn nhóm F nên nguồn thu ngoại tệ sẽ gia tăng. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu lựa chọn điều kiện nhóm C thay thế nhóm F sẽ góp phần bình ổn cán cân thanh toán và hạn chế tình trạng nhập siêu. Cụ thể:
Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)
Giá CIF = (Giá FOB + F)/(1-R) (Với R là tỷ lệ phí bảo hiểm được ấn định) Giá CPT = Giá CFR + F (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí
nhận hàng do người bán chỉ định)
Giá CIP = Giá CIF + (I+F) (Với F là cước phí vận chuyển và I là bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)
= Giá CPT + I (Với I là cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)
36
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản. Hơn nữa, nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF, khi khách nước ngoài giao hàng, sau 3 ngày họ đã điện đòi tiền. Nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB, khi hàng cập cảng doanh nghiệp nhập khẩu mới phải trả tiền cước tàu, doanh nghiệp không bị tồn vốn, hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước.
Thứ hai, tạo điều kiện cho các công ty vận tải ở Việt Nam phát triển: Trong thời gian qua, các công ty vận tải của Việt Nam phát triển chưa mạnh so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore… nguyên nhân chủ yếu là do “cầu” chưa tăng. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu chọn điều kiện nhóm C thay thế nhóm F thì sẽ “cầu” tất yếu sẽ gia tăng, vì đối với nhóm C, nhà xuất khẩu chịu chi phí vận tải chính nên chủ yếu sẽ thuê các công ty vận tải ở Việt Nam vận chuyển. Khi đó các công ty vận tải có cơ hội để phát triển mạng lưới vận tải quốc tế, góp phần khẳng định vị thế của công ty vận tải ở Việt Nam trên thị trường thế giới.
Thứ ba, tạo điều kiện để các công ty bảo hiểm ở Việt Nam phát triển: mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ở nước ta tăng liên tục nhưng hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu phát triển còn thấp. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu chọn điều kiện nhóm C (điều kiện CIP và CIF) thay nhóm F thay thì các công ty bảo hiểm ở Việt Nam có cơ hội để nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu.
Thứ tư, tạo thêm việc làm cho người lao động: như đã trình bày ở trên, đối với điều kiện nhóm C sẽ góp phần làm tăng nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện để các công ty vận tải, bảo hiểm... ở Việt Nam phát triển. Khi đó các công ty vận tải hoặc bảo hiểm sẽ thuê thêm lao động. Hơn nữa, để thực hiện điều kiện nhóm C, nhà xuất khẩu cần có thêm cán bộ giỏi về nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm. Do đó, việc lựa chọn điều kiện nhóm C, các nhà xuất khẩu Việt Nam góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển.
Thứ năm, nhà xuất khẩu chủ động trong việc giao hàng: đối với điều kiện nhóm C, nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải nên biết rõ thời gian nào các phương tiện vận tải sẵn sàng nhận hàng nên nhà xuất khẩu chủ động trong việc thu gom và tập kết hàng hóa. Trong khi đó nếu xuất
37
khẩu theo điều kiện nhóm F, nhà xuất khẩu bị lệ thuộc vào việc điều kiện phương tiện vận tải do người nhập khẩu chỉ định và đôi khi chậm trễ có thể làm hư hỏng hàng hóa đã tập kết tại cảng hoặc kho.
38
CHƢƠNG 4
KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ INCOTERMS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1 Mô tả mẫu
Để phục vụ cho việc thực hiện đề tài lần này trong việc đánh giá nhận thức về Incoterms cũng như tình hình áp dụng các điều kiện này trong hợp đồng ngoại thương của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, em đã thực hiện một cuộc điều tra thực tế bằng cách gửi bảng câu hỏi phỏng vấn cho 30 mẫu ngẫu nhiên các doanh nghiệp xuất và nhập khẩu trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014
Biểu đồ 4.1 Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát
Giải thích cho biểu đồ 4.1, trong 30 mẫu thu thập được, có 24 doanh nghiệp xuất khẩu, 2 doanh nghiêp nhập khẩu và 4 doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh là xuất nhập khẩu.
Về phương thức xuất (nhập) khẩu, biểu đồ 4.2 dưới đây diễn đạt kết quả thu thập: 9 doanh nghiệp buôn bán theo hình thức trực tiếp và 21 doanh nghiệp mua bán gián tiếp.
Xuất Khẩu 80% Nhập khẩu 6,67% Xuất Nhập khẩu 13,33% Xuất Khẩu Nhập khẩu Xuất Nhập khẩu
39
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014
Biểu đồ 4.2 Phƣơng thức kinh doanh của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát 4.1.1 Loại hình kinh doanh
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014
Biểu đồ 4.3 Loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp khảo sát đƣợc khảo sát
Xuất khẩu và Xuất Nhập Khẩu:
Biểu đồ 4.3 thống kê rằng có 6 doanh nghiệp là công ty cổ phần, 12 doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và có 10 doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Trực tiếp Gián tiếp 30% 70% 6 12 10 0 1 1 0 2 4 6 8 10 12 14
Công ty cổ phần Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Nhập Khẩu
Xuất Khẩu và Xuất Nhập Khẩu
40
Nhập khẩu:
Trong 2 doanh nghiệp nhập khẩu được điều tra, có 1 doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và doanh nghiệp còn lại là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.
4.1.2 Mặt hàng kinh doanh
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014
Biểu đồ 4.4 Mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát
Xuất khẩu:
Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp thể hiện qua biểu đồ 4.4, đa số mặt hàng xuất khẩu là hàng nông sản và nông sản thực phẩm chế biến: gạo tấm (74,07%) ; thủy, hải sản: tôm, cá đông lạnh (22,22%) và sản phẩm dược (3,70%).
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014
Biểu đồ 4.5 Mặt hàng nhập khẩu của các doanh nghiệpđƣợc khảo sát Phân bón 50% Thuốc bảo vệ thực vật 25% Sản phẩm dƣợc 25% Phân bón Thuốc bảo vệ thực vật Sản phẩm dược Gạo tấm 74,07% Thủy, hải sản 22, 22% Sản phẩm dƣợc 3,7% Gạo tấm Thủy, hải sản Sản phẩm dược
41
Nhập khẩu:
Biểu đồ 4.5 mô tả các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm máy móc trang thiết bị và hàng hóa phục vụ sản xuất: phân bón (1 doanh nghiệp), thuốc bảo vệ thực vật (1 doanh nghiệp) và sản phẩm dược (1 doanh nghiệp).
4.1.3 Thị trƣờng xuất nhập khẩu
Với kết quả thu thập và được thể hiện bởi biểu đồ cột ngang 4.6, các thị trường ASEAN, Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm chủ yếu đến trong các thương vụ (74,54% tổng các đáp án lựa chọn). Kế đến là các thị trường có nên công nghệ cao như EU, Châu Âu, Châu Mỹ chiếm 23,64% tổng các đáp án được chọn. Còn lại ở thị trường Trung Đông chỉ được chọn bởi 1 doanh nghiệp.
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014
Biểu đồ 4.6 Thị trƣờng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát 18 9 4 10 6 3 4 1 0 5 10 15 20 ASEAN Hong Kong Đài Loan Trung Quốc EU Châu Âu Châu Mỹ Trung Đông Thị trƣờng xuất khẩu
42
4.2 Thực trạng nhận thức về Incoterms 4.2.1 Kiến thức cơ bản về Incoterms 4.2.1 Kiến thức cơ bản về Incoterms
Trong 30 bảng trả lời hợp lệ thu về thì 100% số doanh nghiệp được khảo sát đều trả lời “Có” tìm hiểu về Incoterms, trong đó:
Hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn tìm hiểu thông qua sách vở, các tài liệu in ấn về Incoterms và Internet; khoảng 60% doanh nghiệp được học về Incoterms thông qua các lớp tập huấn về nghiệp vụ ngoại thương của công ty và hội thảo về Incoterms do các phòng ban ICC tổ chức. Tuy nhiên, không