0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Cơ sở đề xuất

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ INCOTERMS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 69 -69 )

5.1.1 Kết quả khảo sát hiểu biết của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp biết lý thuyết Incoterms nhưng chưa thực sự hiểu sâu, đều cho rằng xuất khẩu theo điều kiện FOB sẽ mau chuyển rủi ro cho người mua hơn xuất khẩu theo điều kiện nhóm C, họ cho rằng xuất FOB thì giao hàng tại bãi container là hoàn thành nghĩa vụ còn nhóm C thì phải chịu rủi ro từ khi hàng hóa trên đường vận chuyển cho đến khi giao hàng xong tại nơi đến.

Cũng có doanh nghiệp hiểu lầm rằng xuất khẩu theo điều kiện FCA là hàng hóa không được vận chuyển bằng tàu biển, mà là các phương tiện vận tải khác như đường bộ, đường sắt, đường hàng không… cho nên xuất khẩu theo điều kiện FOB mới có thể sử dụng phương tiện vận tải thủy, là phương tiện thích hợp với lợi thế về địa lý của Đồng bằng sông Cửu Long.

Các doanh nghiệp sử dụng điều kiện FOB khi xuất khẩu vì có thói quen đã hình thành rất lâu trong giao dịch hàng hóa ngoại thương, ít có doanh nghiệp muốn thay đổi vì lo sợ có thể gặp khó khăn do những rủi ro không lường trước được.

Có doanh nghiệp cho rằng nhập khẩu theo điều kiện nhóm C thì được nhận hàng an toàn tại nước mình, không phải chịu rủi ro khi hàng hóa còn đang trên đường vận chuyển. Đó là do các doanh nghiệp này không nhận thức được đầy đủ rằng sự phân chia rủi ro trong các điều kiện nhóm C cũng giống như nhóm F, đều tại nước xuất khẩu.

Nhiều doanh nghiệp thờ ơ với việc cập nhật thông tin về Incoterms, cho rằng việc xuất nhập khẩu lâu nay sử dụng các điều kiện như vậy đã ổn định, không cần thay đổi mới.

Nhân viên của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không có hoặc yếu về nghiệp vụ thuê tàu nên không muốn đảm nhận công tác này, e ngại rủi ro hoặc lo sợ tự thực hiện không có hiệu quả.

Các doanh nghiệp không am hiểu nghiệp vụ thuê tàu, nên e ngại phải đảm trách nhiệm vụ này, trong khi các đối tác nước ngoài lại mong muốn giành quyền thuê tàu do phía nước ngoài thường có quan hệ tốt với các hãng tàu nên việc thuê tàu đối với họ không có gì khó khăn, ngược lại giành được

59

quyền thuê tàu họ còn có thể chủ động trong việc nhận hàng khi tàu đến. Hơn nữa các hãng vận chuyển nước ngoài đều uy tín hơn nên các công ty Xuất Nhập Khẩu Cần Thơ không thắng thế trong việc lựa chọn hãng vận chuyển.

5.1.2 Kết quả khảo sát hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp

Như đã đề cập ở chương 4, tuy chất lượng của các cán bộ xuất nhập khẩu đều thuộc dạng tốt trở lên, tốt nghiệp Đại học – Cao đẳng với trình độ Anh văn khá cao nhưng các cấp lãnh đạo vẫn còn chưa thực sự chú tâm trong việc trợ giúp các cán bộ này phát triển năng lực của mình. Bằng chứng là vẫn còn một số doanh nghiệp nghĩ rằng không cần thiết lập một bộ phận Xuất Nhập Khẩu riêng để tập trung đào tạo cho những nhân viên nòng cốt của công ty giúp thay đổi cách sử dụng các điều khoản Incoterms, đem về lợi nhuận cao hơn. Hơn nữa, thậm chí một số doanh nghiệp còn không tổ chức hoạt động hỗ trợ đào tạo kiến thức và bổ trợ cho nhân viên mà để họ tự tìm hiểu và nếu hiểu sai thì cũng không có chuyên gia giải đáp. Mặt khác, một số doanh nghiệp có tổ chức nhiều lớp tập huấn và hội thảo hỗ trợ về Incoterms nhưng chưa thực sự được đầu tư nên việc thay đổi tư tưởng của các cán bộ còn chưa tác động nhiều.

5.2 Đề xuất một số giải pháp

5.2.1 Quan tâm, đào tạo chuyên ngành đối với các cán bộ phụ trách nghiệp vụ ngoại thƣơng nghiệp vụ ngoại thƣơng

Các lãnh đạo công ty nên thuê một hay nhiều chuyên gia giúp giải đáp thắc mắc cho những cán bộ hiểu sai hoặc chưa hiểu về định nghĩa cũng như tính chất của bộ điều kiện thương mại song song với những bài giảng kinh doanh quốc tế giúp cán bộ phân biệt giữa hợp đồng ngoại thương và Incoterms, không chỉ hiểu mà còn phải hiểu sâu và nắm rõ chuyên ngành; đồng thời có thể áp dụng kiểm tra định kì hằng năm giúp nắm bắt trình độ của cán bộ để chấn chỉnh kịp thời. Tăng năng lực của cán bộ tham gia đàm phán: hiểu biết về tập quán luật lệ buôn bán quốc tế, kinh nghiệm đàm phán, trình độ sinh ngữ …

Ngoài ra các doanh nghiệp cũng nên xây dựng chiến lược nhiều giá phù hợp với từng điều kiện thương mại để làm cơ sở đàm phán nhanh và giúp cho đối tác có nhiều phương án lựa chọn. Cơ sở xây dưng giá: ngoài giá bán tại xưởng (bao gồm giá thành và lợi nhuận định mức) thì còn bao gồm các chi phí khác.Đối với những điều kiện thương mại cho phép tiếp cận trực tiếp trên thị trường, muốn kinh doanh thành công, doanh nghiệp tối thiểu phải mở văn phòng đại diện hoặc lập chi nhánh kinh doanh tại nước sở tại.

60

5.2.2 Tăng cƣờng các hoạt động hỗ trợ cán bộ bổ sung kiến thức về Incoterms

Những đội ngũ quản lý của các công ty Xuất Nhập Khẩu cần nghiêm túc nhìn lại các biện pháp cụ thể nhằm bổ sung kiến thức về Incoterms cho nhân viên của mình. Ngoài nâng cao các lớp tập huấn và tổ chức hội thảo, bàn tròn thường xuyên, việc cung cấp sách vở, tài liệu in ấn kịp thời, đầy đủ và được cập nhật mới nhất các phiên bản hoàn thiện cho các cán bộ làm việc là hết sức quan trọng. Điều này giúp các doanh nghiệp tập trung vào những phiên bản đã được các chuyên gia của công ty lược thảo và chọn lọc.

5.3 Kiến nghị đối với Nhà Nƣớc

Sớm ban hành quy chế khuyến khích các doanh nghiệp nên lựa chọn điều kiện nhóm C hoặc D đối với hàng xuất khẩu, nhóm E và F đối với hoạt động nhập khẩu khi: thực hiện các hợp đồng xuất khẩu cho Chính phủ; xuất khẩu hàng hóa nhận tài trợ của Nhà nước như vay vốn không lãi suất, bán hàng trả chậm có sự bảo lãnh của Nhà nước, trợ giá xuất khẩu…; thực hiện xuất khẩu hàng viện trợ của Việt Nam đối với các nước; nhập khẩu hàng thực hiện các dự án sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước hay mặt hàng chiến lược quốc gia.

Sở Công Thương nên tổ chức thực hiện thi đua khen thưởng những doanh nghiệp đạt hiệu quả trong công tác hỗ trợ nhân viên tìm hiểuvà cập nhật kiến thức về Incoterms bằng hình thức kiểm tra trực tuyến hàng năm. Các lãnh đạo của từng công ty xuất nhập khẩu nói chung nênthường xuyên theo dõi VCCI để cập nhật những thông tin mới nhất của bộ điều kiện thương mại quốc tế này. Thúc đẩy đàm phán đa phương và song phương để các nước giành những ưu đãi đặc biệt: thuế quan, hạn ngạch, giấy phép và các biện pháp phi thuế quan khác…cho hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam. Từ kết quả khả quan của đàm phán làm cho thế của doanh nghiệp tăng lên. Xây dựng quy hoạch phát triển xuất khẩu tối ưu nhằm giúp cho các doanh nghiệp có định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả.

61

CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN

Vấn đề sử dụng Incoterms như thế nào, có hiệu quả hay không dựa vào sự ít chú ý quan tâm của các ngành, các cấp và ngay cả chính bản thân các cán bộ của doanh nghiệp, vì bề ngoài của hiện tượng kinh tế: việc lựa chọn sử dụng điều kiện thương mại nào của Incoterms không tác động nhiều đến thực hiện hợp đồng ngoại thương.

Ở thành phố Cần Thơ, qua nghiên cứu thực tế, em nhận thấy việc sử dụng các điều kiện thương mại Incoterms còn mang tính bảo thủ, thụ động, trong nhiều trường hợp sử dụng không đúng chẳng những ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của bản thân doanh nghiệp như chi phí kinh doanh tăng, lợi nhuận giảm mà còn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế quốc gia: góp phần làm tăng nhập siêu, giảm điều kiện phát triển các hoạt động dịch vụ: vận chuyển, bảo hiểm… Tóm lại, sau hơn 7 năm gia nhập WTO – bước ngoặt lớn đối với hoạt động ngoại thương của nước ta, tính hội nhập của việc sử dụng Incoterms gần như không thay đổi.

Nhiều nhân tố tác động đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Cần Thơ trong việc lựa chọn sử dụng điều kiện thương mại quốc tế, nhưng những nhân tố nội tại cơ bản nhất là: kiến thức mơ hồ và thiếu cập nhật về bộ điều kiện thương mại quốc tế; cũng có trường hợp doanh nghiệp tìm hiểu nhưng do hiểu sai hoặc do nhiều tình huống khách quan (quy định giá thuế, sức ép từ doanh nghiệp nước ngoài, do truyền thống lâu đời,…) mà các công ty xuất nhập khẩu của ta phải áp dụng những điều kiện Incoterms không phù hợp với phương thức mua bán; cũng phải nói đến khâu tổ chức hỗ trợ đào tạo kiến thức của các cấp, các ngành về Incoterms nói riêng và nghiệp vụ ngoại thương nói chung không hiệu quả.

Muốn cải thiện tình trạng này, cần phải có nhiều nỗ lực ở nhiều phía: Nhà nước hỗ trợ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm kích thích doanh nghiệp cố gắng để tăng thế và lực trong kinh doanh, nâng cao sự hiểu biết, kiến thức về kinh doanh quốc tế, trong đó có những kiến thức về Incoterms; còn các ngành dịch vụ vận tải, bảo hiểm, kho…phải có chiến lược phát triển nâng cao sức cạnh tranh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn các điều kiện thương mại mang tính chủ động và đa dạng.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) TS. Lê Trần Thiên Ý và TS. Quan Minh Nhựt. Giáo trình Nghiệp vụ Ngoại thương. Cần Thơ: Nhà xuất bản đại học Cần Thơ.

2) PGS-TS. Võ Thanh Thu và PGS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân, 2002.

Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Incoterms 2000. Nhà xuất bản Thống Kê.

3) Niên giám thống kê năm 2013 của Cục thống kê thành phố Cần Thơ. 4) Báo cáo kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu 2014 của Sở Công Thương thành phố Cần Thơ.

5) ThS. Trịnh Thái Quang và KTS. Nguyễn Thùy Dung. Khảo sát nhận thứccủa giới chuyên môn về tại Hà Nội về phát triển bền vững.

6) Hoàng Tuấn Việt - Tham tán TM VN tại Chile, 2007. Xuất khẩu giá CIF, nhập khẩu giá FOB: Góp phần giảm nhập siêu?

<http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Xuat-khau-gia-CIF-nhap-khau-gia-FOB-

Gop-phan-giam-nhap-sieu/20075/11704.vgp>. [Ngày truy cập: 10 tháng 10

năm 2014].

7) Danalogistics. Lợi ích khi xuất khẩu theo nhóm C thay cho nhóm F.

8) Wikipedia. Incoterm. <http://vi.wikipedia.org/wiki/Incoterm>. [Ngày truy cập: 19 tháng 10 năm 2014].

9) Trang thông tin thị trường hàng hóa Việt Nam <http://vinanet.com.vn/>. [Ngày truy cập: 4 tháng 11 năm 2014].

10) Danalogistics. Nhập CIF, xuất FOB và thị trường kinh doanh bảo hiểm. <http://danalogistics.vn/consulting/5/71/-nhap-cif-xuat-fob--thi-truong- kinh-doanh-bao-hiem/>. [Ngày truy cập: Ngày 10 tháng 11 năm 2014]. 11) Khuyết danh.“Thuyết trình Incoterms 2010”.

<http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/thuyet-trinh-incoterms-2010.659997.html>. [Ngày truy cập: 20 tháng 09 năm 2014].

12) Khuyết danh. Tình hình kinh tế xã hội năm 2012

63

PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VỀ INCOTERMS TRONG ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG

NGOẠI THƢƠNG

PHẦN QUẢN LÝ(không bắt buộc)

Tên doanh nghiệp: Tên phỏng vấn viên:

Số điện thoại: Ngày phỏng vấn:

Chức vụ: Kết luận:

Ngành hàng kinh doanh :

PHẦN GIỚI THIỆU Kính chào quý Ông/Bà !

Tôi tên: ..HÀ THANH XUÂN.., là sinh viên đại học ngành Kinh Doanh Quốc Tế, trường Đại học Cần Thơ khóa 37 (2011-2015). Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài :“Khảo sát nhận thức doanh nghiệp xuất nhập khẩu về Incoterms trong đàm phán Hợp Đồng Ngoại Thƣơng” cùng với sự giúp đỡ của SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ THÀNH PHỐ CẦN THƠ vì tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp Xuất (Nhập) khẩu, ý kiến của Ông/Bà đáp ứng những câu hỏi này được đánh giá rất cao. Xin Ông/Bà hãy vui lòng dành một vài phút để trả lời bảng câu hỏi dưới đây. Mọi thông tin mà Ông/Bà cung cấp chúng tôi xin cam đoan chỉ dùng để phục vụ cho cuộc khảo sát và hoàn toàn được bảo mật.

PHẦN THÔNG TIN

Chủ đề 1: Câu hỏi về sự hiểu biết Incoterms của các doanh nghiệp

Q1. Ông/Bà có tìm hiểu về Incoterms không?

1. Có

2. Không

Nếu đáp án là Có xin mời Ông/Bà tiếp tục trả lời từ câu Q2. Nếu đáp án là Không xin mời Ông/Bà chuyển sang câu Q18.

Q2. Ông/Bà biết đến Incoterms từ nguồn thông tin nào?(có thể lựa chọn nhiều đáp án)

64 2. Internet

3. Các lớp tập huấn về nghiêp vụ ngoại thương của công ty 4. Hội thảo về Incoterms

5. Khác:………

Q3. Theo Ông/Bà định nghĩa của Incoterms là: (có thể lựa chọn nhiều đáp án)

1. Luật quốc tế

2. Điều kiện thương mại quốc tế 3. Văn bản khuyến cáo nên dung 4. Tài liệu tham khảo

5. Khác:………

6. Không biết

Q4. Theo Ông/Bà, Incoterms do ai ban hành: (có thể lựa chon nhiều phương án)

1. Phòng Thương mại quốc tế (ICC)

2. Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI)

3. Khác:……….

4. Không biết

Q5. Theo Ông/Bà, mặt hàng có thể áp dụng Incoterms:

1. Hàng hóa hữu hình (gạo, thủy sản, máy móc, thiết bị điện tử,…)

2. Hàng hóa vô hình (bí quyết công nghệ, công thức chế tạo, thông tin qua mạng,…)

3. Cả hàng hóa vô hình và hàng hóa hữu hình 4. Không biết

Q6. Theo Ông/Bà, phạm vi áp dụng của Incoterms là:

1. Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các bên mua bán (VD: giao và nhận hàng, vận tải, chứng từ, thủ tục xuất/ nhập khẩu, chuyển rủi ro)

2. Nội dung giống một hợp đồng ngoại thương (VD: phẩm chất, khối lượng hàng, giá cả, thanh toán, khiếu nại, giải quyết tranh chấp)

3. Cả hai câu trên đều đúng 4. Không biết

Q7. Theo Ông/Bà Incoterms điều chỉnh những hoạt động nào sau đây: (có thể lựa chọn nhiều đáp án)

1. Giao nhận, vận tải hàng hóa 2. Mua bảo hiểm cho hàng hóa

65 3. Tín dụng, chứng từ thanh toán

4. Kiểm tra chất lượng, xuất xứ, bao bì, mẫu mã hàng hóa 5. Chuyển rủi ro giữa người bán và người mua

6. Thủ tục xuất (nhập) khẩu của bên bán (mua) hàng hóa 7. Giải quyết tranh chấp, kiện tụng

8. Khác: ………..

9. Không biết

Q8. Theo Ông/Bà, Incoterm có thể thay thế một hợp đồng ngoại thƣơng hay không?

1. Có

2. Không

Q9. Theo Ông/Bà, văn bản Incoterms có tính chất:(có thể lựa chọn nhiều đáp án)

1. Bắt buộc, cưỡng chế pháp lý

2. Khuyên nhủ, khuyến khích tự nguyện áp dụng

Q10. Theo Ông/Bà, về các phiên bản của Incoterms:

1. Văn bản ra đời sau không phủ định nội dung văn bản ban hành trước đó 2. Văn bản ra đời sau làm mới hoàn toàn và chỉ hiệu lực với phiên bản mới nhất

Q11. Theo Ông/Bà, khi áp dụng một điều khoản của Incoterms:

1. Những chi tiết của hợp đồng phải được quy định đúng theo những điều khoản trong nội dung của Incoterms

2. Những chi tiết của hợp đồng có thể dựa vào những điều khoản không quy định hoặc quy định trái với Incoterms (phải có sự thỏa thuận của hai bên mua bán)

Q12. Theo Ông/Bà, trọng tài xét xử (ghi rõ trong hợp đống) của Incoterms là: (có thể lựa chọn nhiều phương án)

1. Phòng thương mại quốc tế (ICC)

2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

3. Khác:………

4. Không biết

Q13. Ông/Bà biết đến những phiên bản nào của Incoterms?(Có thể lựa chọn nhiều đáp án)

1. 1936 5. 1980 2. 1953 6. 1990

66

3. 1967 7. 2000 4. 1976 8. 2010

Q14. Trong đó, phiên bản mới nhất là phiên bản: ………

Q15. Phiên bản Incoterms mới nhất có bao nhiêu nhóm? 1. 3 nhóm . Kể tên:……… 2. 4 nhóm. Kể tên:……… 3. 5 nhóm.Kể tên:……… 4. 6 nhóm. Kể tên:……… 5. Khác. Cụ thể:……….. 6. Không biết Q16. Trong phiên bản Incoterms mới nhất, Ông/Bà biết đến những điều kiện nào sau đây: (có thể lựa chọn nhiều đáp án) 1. Nhóm E: EXW 2. Nhóm F: (có thể lựa chọn nhiều đáp án) a) FOB b) FCA c) FAS 3. Nhóm C: (có thể lựa chọn nhiều đáp án) a) CFR b) CIF c) CPT d) CIP 4. Nhóm D: (có thể lựa chọn nhiều đáp án) a) DAF b) DES c) DEQ d) DDU

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ INCOTERMS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 69 -69 )

×