Kiến nghị đối với Nhà Nƣớc

Một phần của tài liệu khảo sát nhận thức về incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thành phố cần thơ (Trang 71 - 75)

Sớm ban hành quy chế khuyến khích các doanh nghiệp nên lựa chọn điều kiện nhóm C hoặc D đối với hàng xuất khẩu, nhóm E và F đối với hoạt động nhập khẩu khi: thực hiện các hợp đồng xuất khẩu cho Chính phủ; xuất khẩu hàng hóa nhận tài trợ của Nhà nước như vay vốn không lãi suất, bán hàng trả chậm có sự bảo lãnh của Nhà nước, trợ giá xuất khẩu…; thực hiện xuất khẩu hàng viện trợ của Việt Nam đối với các nước; nhập khẩu hàng thực hiện các dự án sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước hay mặt hàng chiến lược quốc gia.

Sở Công Thương nên tổ chức thực hiện thi đua khen thưởng những doanh nghiệp đạt hiệu quả trong công tác hỗ trợ nhân viên tìm hiểuvà cập nhật kiến thức về Incoterms bằng hình thức kiểm tra trực tuyến hàng năm. Các lãnh đạo của từng công ty xuất nhập khẩu nói chung nênthường xuyên theo dõi VCCI để cập nhật những thông tin mới nhất của bộ điều kiện thương mại quốc tế này. Thúc đẩy đàm phán đa phương và song phương để các nước giành những ưu đãi đặc biệt: thuế quan, hạn ngạch, giấy phép và các biện pháp phi thuế quan khác…cho hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam. Từ kết quả khả quan của đàm phán làm cho thế của doanh nghiệp tăng lên. Xây dựng quy hoạch phát triển xuất khẩu tối ưu nhằm giúp cho các doanh nghiệp có định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả.

61

CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN

Vấn đề sử dụng Incoterms như thế nào, có hiệu quả hay không dựa vào sự ít chú ý quan tâm của các ngành, các cấp và ngay cả chính bản thân các cán bộ của doanh nghiệp, vì bề ngoài của hiện tượng kinh tế: việc lựa chọn sử dụng điều kiện thương mại nào của Incoterms không tác động nhiều đến thực hiện hợp đồng ngoại thương.

Ở thành phố Cần Thơ, qua nghiên cứu thực tế, em nhận thấy việc sử dụng các điều kiện thương mại Incoterms còn mang tính bảo thủ, thụ động, trong nhiều trường hợp sử dụng không đúng chẳng những ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của bản thân doanh nghiệp như chi phí kinh doanh tăng, lợi nhuận giảm mà còn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế quốc gia: góp phần làm tăng nhập siêu, giảm điều kiện phát triển các hoạt động dịch vụ: vận chuyển, bảo hiểm… Tóm lại, sau hơn 7 năm gia nhập WTO – bước ngoặt lớn đối với hoạt động ngoại thương của nước ta, tính hội nhập của việc sử dụng Incoterms gần như không thay đổi.

Nhiều nhân tố tác động đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Cần Thơ trong việc lựa chọn sử dụng điều kiện thương mại quốc tế, nhưng những nhân tố nội tại cơ bản nhất là: kiến thức mơ hồ và thiếu cập nhật về bộ điều kiện thương mại quốc tế; cũng có trường hợp doanh nghiệp tìm hiểu nhưng do hiểu sai hoặc do nhiều tình huống khách quan (quy định giá thuế, sức ép từ doanh nghiệp nước ngoài, do truyền thống lâu đời,…) mà các công ty xuất nhập khẩu của ta phải áp dụng những điều kiện Incoterms không phù hợp với phương thức mua bán; cũng phải nói đến khâu tổ chức hỗ trợ đào tạo kiến thức của các cấp, các ngành về Incoterms nói riêng và nghiệp vụ ngoại thương nói chung không hiệu quả.

Muốn cải thiện tình trạng này, cần phải có nhiều nỗ lực ở nhiều phía: Nhà nước hỗ trợ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm kích thích doanh nghiệp cố gắng để tăng thế và lực trong kinh doanh, nâng cao sự hiểu biết, kiến thức về kinh doanh quốc tế, trong đó có những kiến thức về Incoterms; còn các ngành dịch vụ vận tải, bảo hiểm, kho…phải có chiến lược phát triển nâng cao sức cạnh tranh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn các điều kiện thương mại mang tính chủ động và đa dạng.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) TS. Lê Trần Thiên Ý và TS. Quan Minh Nhựt. Giáo trình Nghiệp vụ Ngoại thương. Cần Thơ: Nhà xuất bản đại học Cần Thơ.

2) PGS-TS. Võ Thanh Thu và PGS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân, 2002.

Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Incoterms 2000. Nhà xuất bản Thống Kê.

3) Niên giám thống kê năm 2013 của Cục thống kê thành phố Cần Thơ. 4) Báo cáo kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu 2014 của Sở Công Thương thành phố Cần Thơ.

5) ThS. Trịnh Thái Quang và KTS. Nguyễn Thùy Dung. Khảo sát nhận thứccủa giới chuyên môn về tại Hà Nội về phát triển bền vững.

6) Hoàng Tuấn Việt - Tham tán TM VN tại Chile, 2007. Xuất khẩu giá CIF, nhập khẩu giá FOB: Góp phần giảm nhập siêu?

<http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Xuat-khau-gia-CIF-nhap-khau-gia-FOB-

Gop-phan-giam-nhap-sieu/20075/11704.vgp>. [Ngày truy cập: 10 tháng 10

năm 2014].

7) Danalogistics. Lợi ích khi xuất khẩu theo nhóm C thay cho nhóm F.

8) Wikipedia. Incoterm. <http://vi.wikipedia.org/wiki/Incoterm>. [Ngày truy cập: 19 tháng 10 năm 2014].

9) Trang thông tin thị trường hàng hóa Việt Nam <http://vinanet.com.vn/>. [Ngày truy cập: 4 tháng 11 năm 2014].

10) Danalogistics. Nhập CIF, xuất FOB và thị trường kinh doanh bảo hiểm. <http://danalogistics.vn/consulting/5/71/-nhap-cif-xuat-fob--thi-truong- kinh-doanh-bao-hiem/>. [Ngày truy cập: Ngày 10 tháng 11 năm 2014]. 11) Khuyết danh.“Thuyết trình Incoterms 2010”.

<http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/thuyet-trinh-incoterms-2010.659997.html>. [Ngày truy cập: 20 tháng 09 năm 2014].

12) Khuyết danh. Tình hình kinh tế xã hội năm 2012

63

PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VỀ INCOTERMS TRONG ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG

NGOẠI THƢƠNG

PHẦN QUẢN LÝ(không bắt buộc)

Tên doanh nghiệp: Tên phỏng vấn viên:

Số điện thoại: Ngày phỏng vấn:

Chức vụ: Kết luận:

Ngành hàng kinh doanh :

PHẦN GIỚI THIỆU Kính chào quý Ông/Bà !

Tôi tên: ..HÀ THANH XUÂN.., là sinh viên đại học ngành Kinh Doanh Quốc Tế, trường Đại học Cần Thơ khóa 37 (2011-2015). Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài :“Khảo sát nhận thức doanh nghiệp xuất nhập khẩu về Incoterms trong đàm phán Hợp Đồng Ngoại Thƣơng” cùng với sự giúp đỡ của SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ THÀNH PHỐ CẦN THƠ vì tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp Xuất (Nhập) khẩu, ý kiến của Ông/Bà đáp ứng những câu hỏi này được đánh giá rất cao. Xin Ông/Bà hãy vui lòng dành một vài phút để trả lời bảng câu hỏi dưới đây. Mọi thông tin mà Ông/Bà cung cấp chúng tôi xin cam đoan chỉ dùng để phục vụ cho cuộc khảo sát và hoàn toàn được bảo mật.

PHẦN THÔNG TIN

Chủ đề 1: Câu hỏi về sự hiểu biết Incoterms của các doanh nghiệp

Q1. Ông/Bà có tìm hiểu về Incoterms không?

1. Có

2. Không

Nếu đáp án là Có xin mời Ông/Bà tiếp tục trả lời từ câu Q2. Nếu đáp án là Không xin mời Ông/Bà chuyển sang câu Q18.

Q2. Ông/Bà biết đến Incoterms từ nguồn thông tin nào?(có thể lựa chọn nhiều đáp án)

64 2. Internet

3. Các lớp tập huấn về nghiêp vụ ngoại thương của công ty 4. Hội thảo về Incoterms

5. Khác:………

Q3. Theo Ông/Bà định nghĩa của Incoterms là: (có thể lựa chọn nhiều đáp án)

1. Luật quốc tế

2. Điều kiện thương mại quốc tế 3. Văn bản khuyến cáo nên dung 4. Tài liệu tham khảo

5. Khác:………

Một phần của tài liệu khảo sát nhận thức về incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thành phố cần thơ (Trang 71 - 75)