Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014
Biểu đồ 4.11 Thực trạng sử dụng Incoterms của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát
Biểu đồ trên cho thấy trong 30 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn, chỉ có 5 doanh nghiệp không sử dụng. Họ trả lời rằng theo họ Incoterms không thực sự cần thiết vì đã có luật quốc tế khác áp dụng, một số khác lại thừa nhận sở dĩ họ không áp dụng Incoterms vì các cấp Nhà Nước chưa có cơ chế hỗ trợ sử dụng Incoterms hiệu quả và vị thế trong kinh
Có 83,33% Không 16,67% Có Không
49
doanh của ta còn yếu so với nước ngoài cho nên nếu có sử dụng cũng không có quyền lựa chọn Incoterms có lợi.
Trong 25 doanh nghiệp còn lại có áp dụng bộ điều kiện thương mại này nhưng cũng chỉ gói gọn trong nhóm F – FOB (100%), FCA (16%) và nhóm C – CFR (20%), CIF (56%) được mô tả qua biểu đồ 4.12:
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014
Biểu đồ 4.12 Điều kiện Incoterms thƣờng đƣợc sử dụng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
Có 50% tổng số doanh nghiệp điều tra giành quyền lựa chọn hãng tàu và 60% các doanh nghiệp giành quyền mua bảo hiểm khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, cho dù đã giành được quyền lựa chọn hãng tàu thì các công ty xuất nhập khẩu cũng bị sức ép từ phía doanh nghiệp nước ngoài hoặc do đội ngũ vận chuyển của Việt Nam còn thiếu chuyên nghiệp và chưa thực sự có uy tín trên thương trường, cuối cùng vẫn phải chọn hãng tàu hay các phương tiện vận chuyển của nước đối tác. Điều này gây thiệt hại một phần không nhỏ đến thu nhập và vấn đề giải quyết việc làm cho lao động của các hãng vận tải nước nhà cũng như Việt Nam, thể hiện qua bảng dưới đây:
2 25 4 4 12 2 1 1 0 0 1 2 0 0 0 5 10 15 20 25 30 EXW FOB FCA CFR CIF DDP DAP
Điều kiện Incoterms
Xuất khẩu và Xuất Nhập khẩu
50
Bảng 4.4 Lựa chọn hãng tàu và bảo hiểm của doanh nghiệp Cần Thơ
Lựa chọn Hãng vận chuyển Hãng bảo hiểm
Không chọn Nƣớc ngoài Việt Nam Không chọn Nƣớc ngoài Việt Nam Số doanh nghiệp 15 11 4 12 7 11 Tổng số 30 30
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014
Tình hình lựa chọn hãng bảo hiểm lạc quan hơn việc chọn hãng vận chuyển dựa vào bảng trên. Ta dễ dàng nhận thấy các doanh nghiệp Cần Thơ thành công trong việc đàm phán giành quyền sử dụng hãng bảo hiểm trong nước (chiếm hơn 60%); ngoại trừ lí do cả hai bên hãng bảo hiểm trong và ngoài nước đều uy tín và đã xây dựng được chỗ đứng trên trường thế giới, việc lựa chọn hãng bảo hiểm Việt Nam đem lại sự thuận lợi cho các doanh nghiệp Cần Thơ hơn bởi trụ sở chính của chúng ở Việt Nam, tiện lợi giao dịch và xử lý trách nhiệm bảo hiểm. Một lí do khác là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các công ty bảo hiểm nội địa đã làm việc quen thuộc với nhau nên có thể thỏa thuận chi phí hợp lí, đôi khi còn được nhận hoa hồng (commission) hoặc nhận chiết khấu ưu đãi. Đối với 24 doanh nghiệp (tất cả đều là công ty xuất khẩu) có sử dụng container khi vận chuyển hàng hóa, tình hình lựa chọn Incoterms trong hợp đồng ngoại thương cũng không mấy khác biệt, gói gọn cũng chỉ xung quanh FOB và CIF được chỉ rõ trong biểu đồ dưới đây:
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014
Biểu đồ 4.13 Lựa chọn Incoterms khi sử dụng container
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
EXW FOB FCA CIF CFR DDP DAP Không biết 0 18 4 10 2 0 0 1
51
Đối với hàng hóa vận chuyển bằng container thì lựa chọn phương án FCA là phù hợp và có lợi nhất nhưng thực chất kết quả nghiên cứu chỉ có 4 lượt chọn FCA trong tổng 35 các lựa chọn. Có lẽ do hầu hết các doanh nghiệp đều nghĩ rằng vận chuyển container qua đường biển thì nhất thiết phải sử dụng FOB chứ không hề biết rằng FCA có thể dùng cho mọi loại phương tiện, tương tự với CFR các cán bộ ngoại thương nghĩ rằng điều kiện này chỉ dành cho hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ. Điểm khác biệt giữa FOB và FCA trong sử dụng phương tiện vận tải thủy: Nếu hàng hóa chuyên chở bằng container sử dụng phương tiện vận tải thủy vẫn sử dụng điều kiện FOB thì rủi ro về hàng hóa từ bãi hoặc trạm container đến khi qua hẳn lan can tàu vẫn do người bán chịu (thay vì lựa chọn FCA, rủi ro được chuyển ngay sang cho người mua sau khi giao hàng cho bãi hoặc trạm container). Việc lấy các chứng từ có liên quan đến vận tải hàng hóa khi lựa chọn điều kiện FOB thường diễn ra muộn hơn so với sẽ ảnh hưởng đến tốc độ thanh toán tiền cho người xuất khẩu.
Tuy có 25 doanh nghiệp áp dụng Incoterms nhưng chỉ có 18 công ty có dẫn chiếu và dẫn chiếu gần chính xác nhất vào hợp đồng ngoại thương. Đây là một điểm đáng cảnh báo vì tuy doanh nghiệp sử dụng nhưng chỉ theo dạng “hợp đồng miệng” thì thực chất nó không còn giá trị pháp luật gì nữa, khi có tranh chấp phần thiệt sẽ vẫn thuộc về doanh nghiệp Cần Thơ vì không biết điều kiện, phiên bản, cảng đi, cảng đến, trọng tài nào để giải quyết.
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014
Biểu đồ 4.14 Tỷ lệ doanh nghiệp có dẫn chiếu Incoterms vào hợp đồng ngoại thƣơng
Có dẫn chiếu 72% Không dẫn chiếu
52
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014
Biểu đồ 4.15 Tỷ lệ về vị trí dẫn chiếu Incoterms
Bảng 4.5 chỉ ra rằng trong 18 doanh nghiệp có dẫn chiếu nhưng lại chỉ có 22,22% dẫn chiếu thật sự chính xác và đầy đủ: Điều kiện Incoterms, cảng đi, phiên bản Incoterms lựa chọn. Như vậy trong tổng số 30 doanh nghiệp, chỉ có 13,33% doanh nghiệp dẫn chiếu đúng và có hiệu lực điều kiện thương mại này vào hợp đồng ngoại thương.
Bảng 4.5 Cách thức dẫn chiếu Incoterms vào hợp đồng ngoại thƣơng Cách thức FOB FOB – Incoterm 2010 FOB/Vietnam FOB HCM city port, Incoterm 2010 Tổng số Số doanh nghiệp 4 7 3 4 18 Tỷ lệ (%) 22,22 38,89 16,67 22,22 100
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014
Nhìn chung, sau khi phỏng vấn các doanh nghiệp, tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Cần Thơ vẫn chưa khả quan lắm, thay đổi không đáng kể so với những năm trước. Trong 25 trên tổng số 30 doanh nghiệp áp dụng Incoterms thì hoàn toàn sử dụng FOB cho xuất khẩu và 72% chọn CIF khi nhập khẩu, các điều kiện còn lại tần suất được lựa chọn không nhiều: CFR (10% khi xuất khẩu và 6,67% khi nhập khẩu), FCA (13,33%), EXW (10%), DDP (6,67%) và DAP (3,33%). Tóm lại, việc áp dụng đa dạng và linh hoạt các nội dụng Incoterms sẽ giúp các bên thực hiện có hiệu quả hợp đồng ngoại thương phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thể của mình.
Ngay sau đơn giá 61,11% Sau tổng thành tiền 11,11% Viết tách riêng 27,78%
53