Thực trạng nhận thức về Incoterms

Một phần của tài liệu khảo sát nhận thức về incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thành phố cần thơ (Trang 53)

4.2.1 Kiến thức cơ bản về Incoterms

Trong 30 bảng trả lời hợp lệ thu về thì 100% số doanh nghiệp được khảo sát đều trả lời “Có” tìm hiểu về Incoterms, trong đó:

Hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn tìm hiểu thông qua sách vở, các tài liệu in ấn về Incoterms và Internet; khoảng 60% doanh nghiệp được học về Incoterms thông qua các lớp tập huấn về nghiệp vụ ngoại thương của công ty và hội thảo về Incoterms do các phòng ban ICC tổ chức. Tuy nhiên, không phải tất cả các đáp viên đều hiểu đúng về Incoterms, bằng chứng là khi được hỏi về định nghĩa của Incoterms, do ai ban hành cũng như mặt hàng có thể áp dụng, các doanh nghiệp trả lời như sau:

Bảng 4.1 Kiến thức cơ bản về Incoterms

Định nghĩa Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

Luật quốc tế 6 20

Điều kiện thương mại

quốc tế 24 80

Tổng số 30 100

Do ICC ban hành 23 76,67

Do VCCI ban hành 7 23,33

Tổng số 30 100

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014

Qua bảng trên, ta dễ dàng nhận thấy doanh nghiệp có nắm bắt được lý thuyết của Incoterms khi có đến 80% lựa chọn Incoterms là điều kiện thương mại quốc tế và gần 77% biết rằng ICC là tổ chức ban hành; tuy nhiên, vẫn còn một số ít doanh nghiệp mắc những sai lầm về định nghĩa và tổ chức ban hành Incoterms, quan trọng nhất là về định nghĩa bởi nếu hiểu sai định nghĩa sẽ dẫn tới hiểu sai về tính chất. Ví dụ nếu doanh nghiệp nghĩ Incoterms là luật quốc tế, việc này đồng nghĩa nó có tính chất bắt buộc khiến doanh nghiệp đắn đo vì sợ chọn sai sẽ không thể sửa đổi các điều khoản sao cho có lợi cho cả đôi bên. Vẫn còn 16,67% doanh nghiệp nghĩ sai rằng Incoterms áp dụng được cho cả hàng hóa vô hình (thể hiện qua biểu đồ 4.5), dẫn đến việc nếu doanh nghiệp muốn bán công thức chế tạo hay thông tin qua mạng, họ áp dụng Incoterms và

43

nghĩ mình sẽ được bảo vệ quyền lợi nhưng thực chất khi đem ra xét xử, phần thua thiệt chắc chắn sẽ nghiêng về phía công ty này. Thể hiện qua biểu đồ sau:

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014

Biểu đồ 4.7 Hiểu biết của doanh nghiệp về hàng hóa có thể áp dụng Incoterms

Việc chỉ tự tìm hiểu qua sách vở và Internet khiến nhiều cán bộ hiểu sai do có nhiều ấn bản khác nhau, thông tin sai lệch hay lạc hậu, không được giải đáp bởi những chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực này là nhân tố tác động lớn nhất đến nhận thức của doanh nghiệp về Incoterms. Hơn nữa, tình trạng này cũng phản ánh các lãnh đạo cấp cao chưa thực sự quan tâm trong khâu giúp nhân viên xuất nhập khẩu trau dồi kiến thức về bộ điều kiện thương mại này hay các hoạt động hỗ trợ vẫn chưa thực sự hiệu quả.

4.2.2 Phân biệt Incoterms và Hợp đồng Ngoại thƣơng

Kết quả khảo sát cho thấy đa số các đáp viên nhầm lẫn giữa Incoterms và hợp đồng ngoại thương, từ đó cũng hiểu sai những hoạt động được chỉnh sửa bởi Incoterms, trong đó có việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, bao bì, xuất xứ hàng hóa…Điều này khiến doanh nghiệp chuẩn bị những giấy tờ nói trên song lại không làm hợp đồng mà chỉ đưa ra cùng với thỏa thuận một điều khoản nào đó làm mọi thứ trở nên vô nghĩa, không có tính pháp lý khi tranh chấp, thể hiện qua hai biểu đồ 4.8 và 4.9 sau:

Hàng hóa hữu hình 83,33% Hàng hóa vô hình 6,67% Cả hàng hóa hữu hình và vô hình 10% Hàng hóa hữu hình Hàng hóa vô hình Cả hàng hóa hữu hình và vô hình

44

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014

Biểu đồ 4.8 Hiểu biết của doanh nghiệp phạm vi áp dụng của Incoterms

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014

Biểu đồ 4.9 Những hoạt động đƣợc điều chỉnh do Incoterms

30 30 11 14 30 17 16 0 5 10 15 20 25 30 35 Giao nhận, vận tải hàng hóa Mua bảo hiểm cho hàng hóa Tín dụng, chứng từ thanh toán Kiểm tra chất lượng, xuất xứ, bao bì, mẫu mã hàng hóa Chuyển rủi ro giữa người bán và người mua Thủ tục xuất (nhập) khẩu của bên bán (mua) hàng hóa Giải quyết tranh chấp, kiện tụng Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các bên mua bán 56,67%

Nội dung giống một hợp đồng ngoại thƣơng

3,33% Cả hai câu trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đều đúng 40%

Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các bên mua bán Nội dung giống một hợp đồng ngoại thương Cả hai câu trên đều đúng

45

Theo lý thuyết ngoại thương, Incoterms có nội dung không giống hợp đồng ngoại thương nên không thể thay thế nó được; đồng nghĩa với những hoạt động của một hợp đồng ngoại thương như kiểm tra chất lượng, xuất xứ, bao bì, mẫu mã hàng hóa cũng không do Incoterms điều chỉnh.

Tuy nhiên có đến gần 47% doanh nghiệp lại nghĩ rằng Incoterms có thể điều chỉnh hoạt động này. Khi được hỏi, 90% người trả lời đúng rằng Incoterms không thể thay thế một hợp đồng ngoại thương, chỉ có 10% trả lời Incoterms có thể thay thế nhưng khi được hỏi về phạm vi áp dụng của Incoterms thì đến 13 trong tổng số 30 (tương ứng 43,33%) doanh nghiệp trả lời Incoterms có nội dung giống một hợp đồng ngoại thương. Chứng tỏ kiến thức để phân biệt giữa Incoterms và một hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp còn khá mơ hồ, khi nhầm tưởng Incoterms là hợp đồng ngoại thương sẽ có những vấn đề phát sinh: Incoterms có đầy đủ chức năng và giá trị pháp lý của một hợp đồng ngoại thương; Incoterms là hợp đồng ngoại thương thì không được thay đổi các nội dung của các điều kiện này. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu linh hoạt trong việc sử dụng bộ điều kiện thương mại này.

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014

Biểu đồ 4.10 Hiểu biết của doanh nghiệp về trọng tài xét xử quy định trong hợp đồng

Ở biểu đồ 4.10 với câu hỏi nhiều đáp án lựa chọn này, ngoài tổng 31 lượt lựa chọn Phòng Thương mại quốc tế (ICC) và Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và 4 người thừa nhận không biết, có 10 doanh

0 5 10 15 20 25

ICC VCCI Khác Không biết

22

9 10

4

46

nghiệp được phỏng vấn cho rằng tùy theo thỏa thuận của hợp đồng, phòng thương mại của các bên mua bán hoặc trọng tài ở các nước xuất nhập khẩu sở tại hay nước thứ ba.

Tương tự, nhìn vào bảng 4.2, ta thấy các đáp viên khi trả lời câu hỏi về tính chất của Incoterms, có đến 7 trong tổng số 30 (chiếm 23,33%) doanh nghiệp cho rằng Incoterms mang tính bắt buộc, cưỡng chế pháp lý vì họ hiểu sai rằng Incoterms chính là Luật quốc tế; 23 doanh nghiệp còn lại biết rằng Incoterms chỉ là bộ điều kiện thương mại được khuyến cáo nên dùng nên chỉ mang tính chất khuyên nhủ, khuyến khích tự nguyện áp dụng.

Bảng 4.2 Tính chất của Incoterms Tính chất Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

Văn bản ra đời sau không phủ định văn bản trước 27 90

Văn bản ra đời sau làm mới hoàn toàn 3 10

Tổng số 30 100

Điều khoản áp dụng không được thay đổi 23 76,67

Điều khoản áp dụng được thay đổi 7 23,33

Tổng số 30 100

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014

4.2.3 Hiểu biết của doanh nghiệp về Incoterms 2010

Các đáp viên đều biết đến phiên bản 2000 và 2010 (100% câu trả lời chọn hai phương án này) cũng như chọn phiên bản 2010 là phiên bản mới nhất hiện nay, chỉ có 2 câu trả lời với phương án Incoterms 1990. Điều này khá dễ hiểu vì Incoterms 2000 và 2010 là hai phiên bản mới nhất, nội dung cũng được xem như là hoàn thiện nhất và có lợi nhất cho các doanh nghiệp nên các công ty Xuất Nhập Khẩu khi tổ chức các hoạt động giúp bổ sung kiến thức về Incoterms cũng chỉ đề cập đến hai phiên bản này, chỉ còn một vài bản in ấn hơn 10 năm trước là có đề cập đến các phiên bản Incoterms cũ hơn và chỉ có một vài doanh nghiệp tìm hiểu và sử dụng Incoterms từ khá lâu mới biết đến. Tương ứng với câu trả lời về phiên bản mới nhất, 50% tổng số đáp viên cho rằng Incoterms hiện nay có 4 nhóm gồm nhóm E, F, C và D (đúng); 30% trả lời có 3 nhóm, trong đó 22,22% trả lời sai gồm nhóm E, F và D và hơn 77% cho rằng đó là nhóm F, C và D. Số doanh nghiệp còn lại trả lời Incoterms hiện

47

hữu 2 nhóm: nhóm dành cho mọi loại phương tiện vận tải và nhóm dành cho phương tiện vận tải thủy, đây là cách định nghĩa mới nhất và đúng nhất về phiên bản 2010 của Incoterms. Tất cả đều được thể hiện qua bảng 4.3:

Bảng 4.3 Hiểu biết của doanh nghiệp về các điều kiện Incoterms 2010 ĐVT: Số doanh nghiệp Incoterms 2010 Tìm hiểu và biết đến Tỷ lệ (%) Ngƣời bán phải mua bảo hiểm Tỷ lệ (%) EXW 21 70 1 3,33 FOB 24 80 0 0 FCA 22 73,33 0 0 FAS 19 63,33 0 0 CFR 27 90 2 6,67 CIF 28 93,33 28 93,33 CPT 20 66,67 2 6,67 CIP 25 83,33 25 83,33 DDP 15 50 3 10 DAT 21 70 1 3,33 DAP 23 76,67 1 3,33

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lƣu ý: Số liệu trên được thu thập dựa vào câu hỏi nhiều phương án trả lời của doanh nghiệp về các điều kiện Incoterms được biết đến và điều kiện nào người bán phải mua bảo hiểm. Tỷ lệ được tính bằng công thức:

Tỷ lệ (%) = (4,1)

Nhìn vào bảng 4.3 và qua phỏng vấn trực tiếp, ta thấy không có doanh nghiệp nào biết hết mọi điều khoản của Incoterms 2010: Loại điều khoản được biết đến nhiều nhất là CIF (93,33%), kế tiếp là CFR (90%) có thể là do những loại điều khoản này phù hợp với loại hàng hóa sản xuất và giao dịch ở Cần Thơ, hoặc do truyền thống sử dụng nên hầu như các đáp viên đều biết đến. Ít được biết đến nhất là DDP (50%) và FAS (63,33%), có thể giải thích tương tự

48

như điều khoản được chọn nhiều nhất là các điều khoản này không phù hợp với các mặt hàng xuất nhập khẩu của Cần Thơ và hơn nữa đây cũng không phải loại Incoterms được sử dụng một cách phổ biến, nhất là DDP (chỉ dành riêng cho doanh nghiệp lớn mạnh). Các đáp án tổng hợp đều cho ra trách nhiệm mua bảo hiểm là người bán bắt buộc phải mua với trách nhiệm tối thiểu, bảo vệ hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua, tối đa là 110% giá trị hàng hóa. Tất cả các đáp viên đều trả lời chính xác về các điều kiện người bán phải mua bảo hiểm là CIF và CIP, tuy nhiên do đây là loại câu hỏi được chọn nhiều phương án trả lời nên còn khá nhiều doanh nghiệp chọn sai, điển hình nhất là DDP (20%) và CPT (10%).

Qua khảo sát nghiên cứu về mức độ hiểu biết Incoterms, có thể dễ dàng kết luận về lý thuyết, đa số doanh nghiệp nắm khá vững. Tuy nhiên, việc áp dụng bộ điều kiện thương mại quốc tế này còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Đó là lí do em đã làm một cuộc khảo sát nhỏ để tham khảo về mức độ sử dụng Incoterms của các doanh nghiệp đi kèm việc tìm hiểu nguyên nhân.

4.3 Thực trạng sử dụng Incoterms

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014

Biểu đồ 4.11 Thực trạng sử dụng Incoterms của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát

Biểu đồ trên cho thấy trong 30 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn, chỉ có 5 doanh nghiệp không sử dụng. Họ trả lời rằng theo họ Incoterms không thực sự cần thiết vì đã có luật quốc tế khác áp dụng, một số khác lại thừa nhận sở dĩ họ không áp dụng Incoterms vì các cấp Nhà Nước chưa có cơ chế hỗ trợ sử dụng Incoterms hiệu quả và vị thế trong kinh

83,33% Không 16,67% Có Không

49

doanh của ta còn yếu so với nước ngoài cho nên nếu có sử dụng cũng không có quyền lựa chọn Incoterms có lợi.

Trong 25 doanh nghiệp còn lại có áp dụng bộ điều kiện thương mại này nhưng cũng chỉ gói gọn trong nhóm F – FOB (100%), FCA (16%) và nhóm C – CFR (20%), CIF (56%) được mô tả qua biểu đồ 4.12:

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014

Biểu đồ 4.12 Điều kiện Incoterms thƣờng đƣợc sử dụng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Có 50% tổng số doanh nghiệp điều tra giành quyền lựa chọn hãng tàu và 60% các doanh nghiệp giành quyền mua bảo hiểm khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, cho dù đã giành được quyền lựa chọn hãng tàu thì các công ty xuất nhập khẩu cũng bị sức ép từ phía doanh nghiệp nước ngoài hoặc do đội ngũ vận chuyển của Việt Nam còn thiếu chuyên nghiệp và chưa thực sự có uy tín trên thương trường, cuối cùng vẫn phải chọn hãng tàu hay các phương tiện vận chuyển của nước đối tác. Điều này gây thiệt hại một phần không nhỏ đến thu nhập và vấn đề giải quyết việc làm cho lao động của các hãng vận tải nước nhà cũng như Việt Nam, thể hiện qua bảng dưới đây:

2 25 4 4 12 2 1 1 0 0 1 2 0 0 0 5 10 15 20 25 30 EXW FOB FCA CFR CIF DDP DAP

Điều kiện Incoterms

Xuất khẩu và Xuất Nhập khẩu

50

Bảng 4.4 Lựa chọn hãng tàu và bảo hiểm của doanh nghiệp Cần Thơ

Lựa chọn Hãng vận chuyển Hãng bảo hiểm

Không chọn Nƣớc ngoài Việt Nam Không chọn Nƣớc ngoài Việt Nam Số doanh nghiệp 15 11 4 12 7 11 Tổng số 30 30

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014

Tình hình lựa chọn hãng bảo hiểm lạc quan hơn việc chọn hãng vận chuyển dựa vào bảng trên. Ta dễ dàng nhận thấy các doanh nghiệp Cần Thơ thành công trong việc đàm phán giành quyền sử dụng hãng bảo hiểm trong nước (chiếm hơn 60%); ngoại trừ lí do cả hai bên hãng bảo hiểm trong và ngoài nước đều uy tín và đã xây dựng được chỗ đứng trên trường thế giới, việc lựa chọn hãng bảo hiểm Việt Nam đem lại sự thuận lợi cho các doanh nghiệp Cần Thơ hơn bởi trụ sở chính của chúng ở Việt Nam, tiện lợi giao dịch và xử lý trách nhiệm bảo hiểm. Một lí do khác là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các công ty bảo hiểm nội địa đã làm việc quen thuộc với nhau nên có thể thỏa thuận chi phí hợp lí, đôi khi còn được nhận hoa hồng (commission) hoặc nhận chiết khấu ưu đãi. Đối với 24 doanh nghiệp (tất cả đều là công ty xuất khẩu) có sử dụng container khi vận chuyển hàng hóa, tình hình lựa chọn Incoterms trong hợp đồng ngoại thương cũng không mấy khác biệt, gói gọn cũng chỉ xung quanh FOB và CIF được chỉ rõ trong biểu đồ dưới đây:

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014

Biểu đồ 4.13 Lựa chọn Incoterms khi sử dụng container

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

EXW FOB FCA CIF CFR DDP DAP Không biết 0 18 4 10 2 0 0 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

51

Đối với hàng hóa vận chuyển bằng container thì lựa chọn phương án FCA là phù hợp và có lợi nhất nhưng thực chất kết quả nghiên cứu chỉ có 4 lượt chọn FCA trong tổng 35 các lựa chọn. Có lẽ do hầu hết các doanh nghiệp đều nghĩ rằng vận chuyển container qua đường biển thì nhất thiết phải sử dụng FOB chứ không hề biết rằng FCA có thể dùng cho mọi loại phương tiện, tương tự với CFR các cán bộ ngoại thương nghĩ rằng điều kiện này chỉ dành cho hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ. Điểm khác biệt giữa FOB và FCA trong sử dụng phương tiện vận tải thủy: Nếu hàng hóa chuyên chở bằng container sử dụng phương tiện vận tải thủy vẫn sử dụng điều kiện FOB thì rủi ro về hàng hóa từ bãi hoặc trạm container đến khi qua hẳn lan can tàu vẫn do người bán chịu (thay vì lựa chọn FCA, rủi ro được chuyển ngay sang cho người mua sau khi giao hàng cho bãi hoặc trạm container). Việc lấy các chứng

Một phần của tài liệu khảo sát nhận thức về incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thành phố cần thơ (Trang 53)