MỘT SỐ LƢ UÝ KHI SỬ DỤNG INCOTERMS

Một phần của tài liệu khảo sát nhận thức về incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thành phố cần thơ (Trang 30)

Incoterms không phải là văn bản luật mà chỉ là những tập quán thương mại được tập hợp trình bày có khoa học và hệ thống; là văn bản có tính khuyên nhủ, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng. Tính khuyên nhủ của Incoterms thể hiện:

Sự tự nguyện áp dụng của hai bên mua và bán khi dẫn chiếu một điều kiện cụ thể nào đó của Incoterms vào trong hợp đồng mua bán.

Incoterms từ khi ra đời vào năm 1936 đến nay đã qua 7 lần sửa đổi vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000 và 2010. Văn bản ra đời sau không phủ định nội dung các văn bản Incoterms được ban hành trước đó. Tùy vào tập quán buôn bán của các nhà xuất nhập khẩu mà có thể tùy ý áp dụng bất kỳ văn bản Incoterms nào trong số 8 văn bản đã ban hành. Nhưng khi có sự thỏa thuận nhất trí áp dụng Incoterms nào thì phải dẫn chiếu điều ấy trong hợp đồng ngoại thương. Việc dẫn chiếu này sẽ làm cho Incoterms trở thành cơ sở pháp lý buộc các bên mua bán phải thực hiện như các nghĩa vụ khác của hợp đồng ngoại thương và cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Ngay trong trường hợp các bên thỏa thuận áp dụng theo Incoterms nào đó, nhưng những chi tiết của hợp đồng có thể dựa vào những điều khoản không được quy định hoặc quy định trái với nội dung của Incoterms, ví dụ theo Incoterms, với điều kiện FOB người bán không có nghĩa vụ thuê và ký hợp đồng vận tải, nhưng có hợp đồng mua bán quốc tế theo điều kiện FOB đã thỏa thuận: nhà xuất khẩu giúp người mua thuê tàu, ký hợp đồng vận tải, cước phí sẽ được người mua trả riêng; hoặc theo điều kiện EXW của Incoterms 2000, người xuất khẩu không có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu, nhưng có thể các bên thỏa thuận dẫn chiếu thêm trong hợp đồng: người bán phải làm thủ tục xuất khẩu với chi phí của người mua, nếu người xuất khẩu không làm được thủ tục xuất khẩu, người mua sẽ không nhận hàng và trả tiền.

Mặc dù Incoterms do Phòng thương mại quốc tế (ICC) phát hành và hai bên tự nguyện áp dụng và dẫn chiếu rõ trong hợp đồng ngoại thương, nhưng không có nghĩa là ICC mặc nhiên làm trọng tài phân xử tranh chấp, nếu không ghi rõ điều này trong hợp đồng ngoại thương.

2.2.2 Lƣu ý về sử dụng các tập quán thƣơng mại

Nên hạn chế áp dụng các tập quán, thói quen thương mại hình thành tự phát trong hoạt động buôn bán được nhiều doanh nghiệp thừa nhận và áp dụng vì mỗi nơi hiểu một cách, không có định nghĩa rõ ràng nhất quán, cho nên nếu

20

có tranh chấp xảy ra sẽ rất khó cho quá trình phân xử. Trường hợp này không thể dẫn chiếu trong hợp đồng sử dụng Incoterms vì bản thân Incoterms không chứa đựng các tập quán thương mại riêng rẽ này. Vì vậy, khuyến cáo các doanh nghiệp nên áp dụng Incoterms và quy định rõ những thỏa thuận thêm trong hợp đồng ngoại thương về chi phí bốc, dỡ, san, xếp hàng, thuê tàu, địa điểm chuyển rủi ro nếu muốn áp dụng khác đi so với quy định của Incoterms.

2.2.3 Lƣu ý về phạm vi áp dụng của Incoterms

Incoterms chỉ áp dụng đối với giao dịch mua bán hàng hóa hữu hình, không áp dụng khi mua bán hàng hóa vô hình như công nghệ phần mềm; bí quyết công nghệ; công thức chế tạo; thông tin qua mạng Internet…

Các điều kiện thương mại của Incoterms chỉ đề cập đến những nghĩa vụ chủ yếu có liên quan đến mua bán hàng hóa như: giao nhận hàng; nghĩa vụ về vận tải hàng hóa, về chuyển và nhận các chứng từ; thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu; chuyển rủi ro về hàng hóa…Cho nên, Incoterms không thể thay thế cho hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng xuất nhập khẩu cần chứa đựng những điều khoản quan trọng khác như: phẩm chất, khối lượng hàng giao dịch; giá cả; thanh toán; khiếu nại; giải quyết tranh chấp… mới trở thành cơ sở pháp lý làm nền tảng thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp giữa các bên nếu có xảy ra.

Khi sử dụng Incoterms, đặc biệt là Incoterms 2000 và 2010, trong trường hợp hàng hóa được đóng trong các container và chuyên chở bằng phương tiện vận tải thủy, không lấy lan can tàu (ship’s rail) làm địa điểm chuyển rủi ro, thì nên thay điều kiện FOB bằng điều kiện FCA; điều kiện CFR bằng điều kiện CPT; điều kiện CIF bằng CIP. Việc thay đổi như thế có những lợi ích sau đây:

Ích lợi đối với ngƣời xuất khẩu:

 Sớm chuyển rủi ro về hàng hóa.

 Sớm lấy được vận đơn để lập các chứng từ thanh toán.

 Không phải chịu thêm các chi phí và nghĩa vụ sau khi hàng hóa đã giao xong cho người chuyên chở (CY hoặc CFS).

Ích lợi của ngƣời nhập khẩu:

Nếu người mua đã mua bảo hiểm kể từ khi hàng hóa thuộc quyền quản lý của các đơn vị vận tải thì công ty bảo hiểm sẽ bảo hiểm cả giai đoạn hàng hóa từ bãi hoặc trạm container cho đến khi hàng hóa đã giao lên tàu (thay vì chỉ bảo hiểm hàng hóa trong quá trình xếp hàng và vận chuyển hàng hóa). Lưu ý việc giải quyết tranh chấp về rủi ro, tổn thất hàng hóa (nếu có) xảy ra trên bãi

21

thu gom container đến khi hàng vượt qua lan can tàu giữa người bán, người vận tải và quyền lợi của người mua là những tranh chấp khó giải quyết.

2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

về tình hình, kim ngạch và tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các báo cáo từ tài liệu của công ty

kinh doanh theo mạ (website, tổng cục

của Sở Công Thương…).

Thu thập số liệu sơ cấp về tình hình nhận thức về Incoterms từ các công ty Xuất Nhập Khẩu ở thành phố Cần Thơ với 30 mẫu quan sát. Danh sách các công ty được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách các công ty đang có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng các phương pháp ứng với từng mục tiêu để phân tích số liệu.

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp so sánh (số tuyệt đối, số tương đối) để phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và áp dụng các điều kiện Incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Cần Thơ.

Kỹ thuật so sánh:

Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

(2.1)

Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc). Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích.

Y: Là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Dùng phương pháp so sánh số tương đối để tính tỷ lệ % kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc cũng như tỷ trọng các chỉ tiêu hoặc nói lên tốc độ tăng trưởng.

22

(2.2)

Trong đó:

Y0 : Chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc). Y1 : Chỉ tiêu kỳ phân tích.

Y : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Đồng thời kết hợp với biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.

Mục tiêu 2: Đánh giá hoạt động ngoại thương của thành phố Cần Thơ trong các năm điều tra qua các bảng tần số và biểu đồ cột, biểu đồ bánh nhằm thể hiện câu trả lời của các doanh nghiệp khảo sát, qua đó nắm được nhận thức của các doanh nghiệp này về Incoterms cũng như thực tiễn áp dụng chúng trong các thương vụ.

Mục tiêu 3: Dùng phương pháp phân tích tổng hợp và suy luận để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc nâng cao kiến thức về Incoterms cũng như áp dụng bộ điều kiện thương mại quốc tế này.

23

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INCOTERMS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 Vài nét về hoạt động xuất nhập khẩu ở thành phố Cần Thơ

3.1.1 Tình hình chung về hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố Cần Thơ Cần Thơ

Từ năm 2009 trở lại đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, các nước đều thực hiện chính sách tiết kiệm và xu hướng bảo hộ mậu dịch tại một số thị trường xuất khẩu chủ lực gia tăng làm ảnh hưởng đến hoạt động của thành phố. Tuy nhiên, ngành Công thương cùng với cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực vượt qua các khó khăn, giữ vững kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố. Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu của thành phố Cần Thơ ngày càng đa dạng, phong phú và đã có mặt trên các thị trường khu vực và thế giới, đặc biệt là mặt hàng gạo, nông sản và thủy sản. Trong đó, hàng thủy sản và thủy sản chế biến luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Cần Thơ, tiếp đến là hàng nông sản và nông sản chế biến. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng nhanh, năm 2003 đạt 251,2 triệu USD, đến năm 2011 đạt gần 1,3 tỷ USD, và ước thực hiện năm 2013 đạt 1,5 tỷ USD.

Bảng 3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Cần Thơ so với cả nƣớc từ năm 2011 đến nay

ĐVT: triệu USD

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 6 tháng đầu

2014 Kim ngạch Kim ngạch Kim ngạch Kim ngạch Nhập khẩu Cần Thơ 513,86 345,02 387,02 319,87 Cả nƣớc 106750,00 113792,00 132130,00 69600,00 Xuất khẩu Cần Thơ 1249,22 1292,00 1231,43 505,49 Cả nƣớc 96606,00 114529,00 132175,00 70880,00

Nguồn: Sở Công Thương Cần Thơ

Dựa vào các số liệu trên ta có thể thấy thành phố Cần Thơ chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với cả nước về hoạt động xuất khẩu và tuy kim ngạch của cả nước tăng dần qua các năm (từ 96,6 tỷ USD cả năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

24

đã đạt hơn 70,8 tỷ) và của Cần Thơ cũng tăng nhưng đi lên với một mức rất nhỏ (dao động trong mức tăng từ 1,15% - 1,18%). Điều này làm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Cần Thơ so với cả nước có xu hướng giảm nhẹ, năm 2011 đạt từ 1,29% giảm xuống đến mức 1,13% cùng kì năm liền kề sau đó và chỉ còn 0,93% năm 2013. Về nhập khẩu, mức kim ngạch nhập của Cần Thơ so với cả nước thậm chí còn nhỏ hơn một nửa so với kim ngạch xuất: năm 2011 chiếm 0,48%, giảm xuống còn 0,3% năm 2012 và liền kề năm sau đó giảm nhẹ xuống 0,29%. Theo báo cáo của Sở Công Thương vào 6 tháng đầu năm 2014 kim ngạch nhập khẩu của Cần Thơ đã đạt đến 319,87 triệu USD trên tổng giá trị 69,6 tỷ USD của cả nước (chiếm 0,46%).

3.1.2 Hoạt động xuất khẩu

3.1.2.1 Chi phí vận tải và bảo hiểm

Doanh số xuất khẩu của Cần Thơ đa phần được tính trên giá FOB và trên thực tế tùy vào từng ngành hàng xuất khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam từ 60% - 100% xuất khẩu theo giá FOB. Việc lựa chọn xuất khẩu theo giá FOB làm giảm doanh thu ngoại tệ của quốc gia; khả năng cân đối ngoại tệ của doanh nghiệp; mặc dù từ năm 2011 trở lại đây Cần Thơ đã thoát khỏi tình trạng nhập siêu nhưng chung quy ta vẫn bị thất thu một lượng ngoại tệ không nhỏ. Thật vậy, thử hình dung toàn bộ số kim ngạch xuất khẩu của Cần Thơ từ năm 2011 đến nay không phải thực hiện theo giá FOB mà theo giá CIF, trong đó phía các doanh nghiệp Cần Thơ luôn giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa ngoại thương tại các đơn vị vận tải và bảo hiểm trong nước, để nguồn ngoại tệ thu được về cho Việt Nam từ hoạt động xuất khẩu không chỉ dừng lại ở giá bán hàng hóa xuất khẩu và lãi gộp mà còn có cả ngoại tệ thu được từ dịch vụ vận tải và bảo hiểm. Như vậy, ta có thể thấy được một khoản ngoại tệ rất lớn các doanh nghiệp Cần Thơ nói riêng đã để thất thu, không đem về cho đất nước do không cố gắng bán hàng theo giá CIF. Các chi phí vận tải và bảo hiểm trên tổng giá trị hàng hóa được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2 Bảng tính toán giá vận tải và bảo hiểm trên kim ngạch xuất khẩu từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: triệu USD Chỉ tiêu Năm Kim ngạch xuất khẩu Chi phí dịch vụ

Vận tải 9,1% Bảo hiểm 0,33%

2011 1249,22 124,92 5,00

2012 1292,00 129,20 5,17

2013 1231,43 123,14 4,93

6 tháng đầu 2014 505,49 50,55 2,02

25

(*) Những số liệu tính toán trong bảng dựa trên giả thuyết của ông Hoàng Tuấn Việt, Tham tán Thương Mại Việt Nam cùng cơ sở sau:

Cước phí vận tải được tính ở mức tối thiểu là 10% giá trị hàng hóa xuất khẩu do tuyến đường vận chuyển phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thường đến các nước trong khu vực Châu Á như dầu thô xuất cho Singapore, thủy sản xuất đi Nhật Bản…

Tỷ lệ phí bảo hiểm được tính ở mức trung bình của thế giới là 0,33% giá CIF vì hàng hóa xuất khẩu của ta chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản tươi sống dễ hư hỏng. Từ đó ta có thể suy ra tỷ lệ phí bảo hiểm tính theo giá FOB chiếm khoảng 0,4%, do áp dụng công thức tính phí bảo hiểm theo giá FOB như sau:

I = (a + 1)R (3.1)

Trong đó:

I: mức phí bảo hiểm

C: giá hàng hóa tính theo điều kiện FOB F: cước vận tải hàng hóa

R: tỷ lệ phí bảo hiểm, ở đây là 0,33% theo giá CIF a: tỷ lệ lãi bình quân cho phép là 10% trị giá hàng hóa

Nhìn chung, chúng ta nhận thấy trong vòng hơn 3 năm trở lại đây, nếu xuất theo giá FOB, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam bị giảm khoảng 444,93 triệu USD. Trong đó, cứ mỗi năm kim ngạch xuất khẩu tăng, dẫn đến nguồn thu ngoại tệ mất đi từ việc không giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cũng tăng theo, khoảng 10% tổng kim ngạch. Theo Sở Công thương, dự kiến đến cuối năm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sẽ đạt 1,37 tỷ USD, phấn đấu tăng

100 triệu USD mỗi năm từ nay đến năm 2020, có thể thấy mỗi năm ta sẽ thất thu khoảng 10 triệu USD nếu cứ xuất theo giá FOB. Như vậy, các doanh nghiệp cần nghiêm túc nhìn nhận lại cách lựa chọn điều kiện thương mại khi buôn bán với nước ngoài, nếu không đất nước đã nghèo lại còn nghèo thêm.

3.1.2.2 Mặt hàng xuất khẩu

Gạo và thủy sản hiện là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố Cần Thơ, chiếm tỷ trọng hơn 70% trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của thành phố. Tuy nhiên, do giá sụt giảm và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn tại các thị

26

trường truyền thống nên kim ngạch xuất khẩu đạt thấp làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu chung trong những tháng đầu năm 2014.

Theo Sở Công thương thành phố Cần Thơ, 6 tháng đầu năm 2014, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ thực hiện gần 580,44 triệu USD, đạt 35,18% kế hoạch năm và giảm 14% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa hơn 505 triệu USD, đạt 32,61% kế hoạch năm và giảm 17% so với cùng kỳ. Xuất khẩu gạo trong 6 tháng đầu năm thực hiện được 316473 tấn (đạt 88,9% so với ước thực hiện 6 tháng), đạt chỉ 36,8% kế hoạch năm và giảm 18% so với cùng kỳ, với giá trị xấp xỉ 137 triệu USD, đạt 35,4% kế hoạch năm và giảm 15% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 27% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố. Xuất khẩu thủy sản thực hiện 47406 tấn, đạt 27,89% kế hoạch năm và giảm 18% so với cùng kỳ, với giá trị 202 triệu USD, đạt 34,4% kế hoạch năm và tăng 8% so với cùng kỳ (do giá tôm xuất khẩu tăng), chiếm tỷ trọng 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố.

Đầu năm 2014 đến nay, mặt hàng gạo xuất khẩu phải cạnh tranh gay gắt về giá với gạo xuất khẩu của Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar. Các hợp đồng xuất khẩu tập trung sang Philippines thực hiện giao hàng đến tháng 9 năm nay góp

Một phần của tài liệu khảo sát nhận thức về incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thành phố cần thơ (Trang 30)