Hiểu biết của doanh nghiệp về Incoterms 2010

Một phần của tài liệu khảo sát nhận thức về incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thành phố cần thơ (Trang 57 - 59)

Các đáp viên đều biết đến phiên bản 2000 và 2010 (100% câu trả lời chọn hai phương án này) cũng như chọn phiên bản 2010 là phiên bản mới nhất hiện nay, chỉ có 2 câu trả lời với phương án Incoterms 1990. Điều này khá dễ hiểu vì Incoterms 2000 và 2010 là hai phiên bản mới nhất, nội dung cũng được xem như là hoàn thiện nhất và có lợi nhất cho các doanh nghiệp nên các công ty Xuất Nhập Khẩu khi tổ chức các hoạt động giúp bổ sung kiến thức về Incoterms cũng chỉ đề cập đến hai phiên bản này, chỉ còn một vài bản in ấn hơn 10 năm trước là có đề cập đến các phiên bản Incoterms cũ hơn và chỉ có một vài doanh nghiệp tìm hiểu và sử dụng Incoterms từ khá lâu mới biết đến. Tương ứng với câu trả lời về phiên bản mới nhất, 50% tổng số đáp viên cho rằng Incoterms hiện nay có 4 nhóm gồm nhóm E, F, C và D (đúng); 30% trả lời có 3 nhóm, trong đó 22,22% trả lời sai gồm nhóm E, F và D và hơn 77% cho rằng đó là nhóm F, C và D. Số doanh nghiệp còn lại trả lời Incoterms hiện

47

hữu 2 nhóm: nhóm dành cho mọi loại phương tiện vận tải và nhóm dành cho phương tiện vận tải thủy, đây là cách định nghĩa mới nhất và đúng nhất về phiên bản 2010 của Incoterms. Tất cả đều được thể hiện qua bảng 4.3:

Bảng 4.3 Hiểu biết của doanh nghiệp về các điều kiện Incoterms 2010 ĐVT: Số doanh nghiệp Incoterms 2010 Tìm hiểu và biết đến Tỷ lệ (%) Ngƣời bán phải mua bảo hiểm Tỷ lệ (%) EXW 21 70 1 3,33 FOB 24 80 0 0 FCA 22 73,33 0 0 FAS 19 63,33 0 0 CFR 27 90 2 6,67 CIF 28 93,33 28 93,33 CPT 20 66,67 2 6,67 CIP 25 83,33 25 83,33 DDP 15 50 3 10 DAT 21 70 1 3,33 DAP 23 76,67 1 3,33

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014

Lƣu ý: Số liệu trên được thu thập dựa vào câu hỏi nhiều phương án trả lời của doanh nghiệp về các điều kiện Incoterms được biết đến và điều kiện nào người bán phải mua bảo hiểm. Tỷ lệ được tính bằng công thức:

Tỷ lệ (%) = (4,1)

Nhìn vào bảng 4.3 và qua phỏng vấn trực tiếp, ta thấy không có doanh nghiệp nào biết hết mọi điều khoản của Incoterms 2010: Loại điều khoản được biết đến nhiều nhất là CIF (93,33%), kế tiếp là CFR (90%) có thể là do những loại điều khoản này phù hợp với loại hàng hóa sản xuất và giao dịch ở Cần Thơ, hoặc do truyền thống sử dụng nên hầu như các đáp viên đều biết đến. Ít được biết đến nhất là DDP (50%) và FAS (63,33%), có thể giải thích tương tự

48

như điều khoản được chọn nhiều nhất là các điều khoản này không phù hợp với các mặt hàng xuất nhập khẩu của Cần Thơ và hơn nữa đây cũng không phải loại Incoterms được sử dụng một cách phổ biến, nhất là DDP (chỉ dành riêng cho doanh nghiệp lớn mạnh). Các đáp án tổng hợp đều cho ra trách nhiệm mua bảo hiểm là người bán bắt buộc phải mua với trách nhiệm tối thiểu, bảo vệ hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua, tối đa là 110% giá trị hàng hóa. Tất cả các đáp viên đều trả lời chính xác về các điều kiện người bán phải mua bảo hiểm là CIF và CIP, tuy nhiên do đây là loại câu hỏi được chọn nhiều phương án trả lời nên còn khá nhiều doanh nghiệp chọn sai, điển hình nhất là DDP (20%) và CPT (10%).

Qua khảo sát nghiên cứu về mức độ hiểu biết Incoterms, có thể dễ dàng kết luận về lý thuyết, đa số doanh nghiệp nắm khá vững. Tuy nhiên, việc áp dụng bộ điều kiện thương mại quốc tế này còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Đó là lí do em đã làm một cuộc khảo sát nhỏ để tham khảo về mức độ sử dụng Incoterms của các doanh nghiệp đi kèm việc tìm hiểu nguyên nhân.

Một phần của tài liệu khảo sát nhận thức về incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thành phố cần thơ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)