Trình độ của các cán bộ phụ trách xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu khảo sát nhận thức về incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thành phố cần thơ (Trang 64 - 66)

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014

Biểu đồ 4.16 Tỷ lệ doanh nghiệp có bộ phận xuất nhập khẩu riêng

Là một công ty xuất nhâp khẩu, đia vị của công ty cũng tương đương với một chuyên gia trong lĩnh vực này. Thế nhưng qua biểu đồ 4.16, vẫn có thiểu số các doanh nghiệp cho rằng việc lập riêng một bộ phận xuất nhập khẩu là không cần thiết, có 6 doanh nghiệp cho rằng chỉ cần tuyển dụng những cán bộ có trình độ thực hiện các nghiệp vụ ngoại thương là đủ, không cần phải xếp riêng một bộ phận mà có thể đặt chung cùng những phòng ban khác trong công ty. Điều này có hai mặt: tích cực – các nhân viên “đa dạng”, có thể đảm nhiệm nhiều công việc và chức vụ, miễn có kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương thì có thể xử lý các công việc xuất nhập khẩu, tiết kiệm chi phí thuê nhiều nhân lực; tiêu cực – các cán bộ “ai cũng như ai” nên khi muốn đào tạo thêm trình độ xuất nhập khẩu khá phức tạp vì tất cả các nhân viên đều phải đi tập huấn, thêm nữa việc đảm nhận nhiều trọng trách cùng một lúc khiến công việc lan man, khó hiệu quả. Vả lại tuy nói là có trình độ về kinh doanh quốc tế nhưng kiến thức của họ lại không phải chuyên môn, ảnh hưởng rất nhiều đến việc lựa chọn Incoterms có lợi cho doanh nghiệp.

Biểu đồ 4.17 dưới đây cho thấy các cán bộ phụ trách nghiệp vụ ngoại thương đa số cũng chỉ biết kiến thức cơ bản và lý thuyết cũ của Incoterms qua đào tạo không chuyên, còn đã được đào tạo chuyên môn thì chỉ có khoảng dưới 60% tổng số người trong bộ phận này.

20%

Không 80%

54

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014

Biểu đồ 4.17 Trình độ chuyên ngành của các cán bộ ngoại thƣơng tại các doanh nghiệp đƣợc khảo sát

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014

Biểu đồ 4.18 Trình độ ngoại ngữ của các doanh nghiệp

Thể hiện bởi biểu đồ 4.18 trên đây và biểu đồ 4.19 bên dưới, các cán bộ phụ trách nghiệp vụ ngoại thương đa số đều tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng (90%) với trình độ ngoại ngữ chủ yếu bằng C (50%). Đây là một thuận lợi lớn vì họ đã có nền tảng kiến thức khá vững chắc nên việc tiếp thu lượng kiến thức mới khi có chương trình hỗ trợ, tập huấn nâng cao kỹ năng diễn ra sẽ dễ dàng

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất nhập khẩu 58,33 0 25 41,67 100 75

Không đào tạo chuyên ngành

Có đào tạo chuyên ngành

2 6 15 6 1 0 5 10 15 20 Bằng A Bằng B Bằng C Đại học Khác Số doanh nghiệp

55

hơn so với việc đào tạo những nhân viên chỉ có bằng cấp dưới đại học hay trình độ anh văn ở mức trung bình tới thấp.

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu tháng 9-2014

Biểu đồ 4.19 Trình độ học vấn của các doanh nghiệp

Tóm lại, nhân viên phụ trách xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp được khảo sát có trình độ học vấn và sinh ngữ ở mức khá cao, thuận lợi cho việc thực hiện tốt hoạt động giao dịch ngoại thương. Tuy nhiên, đa số họ vẫn chưa được đào tạo chuyên ngành nên chỉ hiểu biết cơ bản chứ chưa thực sự sử dụng có hiệu quả Incoterms và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế còn hạn chế, năng lực đàm phán yếu thế so với nước ngoài.

Một phần của tài liệu khảo sát nhận thức về incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thành phố cần thơ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)