XXIV Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về cải tạo không giam giữ
Để việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ có ý nghĩa trên thực tiễn, đảm bảo chính sách hình sự, đạt được mục tiêu đem lại công bằng xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm, chúng ta cần phải hoàn thiện các quy phạm pháp luật về cải tạo không giam giữ.
Quy trình hoàn thiện này phải tuân thủ nguyên tắc: khi ban hành những quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ cũng không được trái với những nguyên tắc hiến định trong Hiến pháp. Ngoài ra nó cũng không được
trái với các văn bản pháp luật khác. Cụ thể: đối với hình phạt cải tạo không giam giữ là một chế định của Luật hình sự, trước tiên nó phải phù hợp với ngành luật gần với Luật hình sự nhất đó là Luật tố tụng hình sự. Bất cứ sự sửa đổi, bổ sung nào cũng đi liền với việc rà soát các văn bản pháp luật có liên quan đặc biệt là Bộ luật Tố tụng hình sự để có những quy định phù hợp, có tính khả thi cao. Ngoài ra việc sửa đổi, bổ sung còn cần phải đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc, tiếp thu khái niệm lập pháp hình sự của các nước trên thế giới nói chung, các quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ đã được quy định trong các Bộ luật Hình sự trước nói riêng.
- Bộ luật Hình sự cần phải có các chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức và gia đình trong công tác thi hành án cải tạo không giam giữ khi các chủ thể này không thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Ngoài ra cần phải có chế tài xử lý đối với người bị kết án trong trường hợp họ không thực hiện nghĩa vụ của mình ví dụ như nghĩa vụ khai báo thu nhập, khấu trừ thu nhập, làm bản tự kiểm điểm...
Những quy định về quyền của người bị kết án tại Điều 1 Nghị định 60 nêu trên cần được ghi nhận cụ thể trong Bộ luật Hình sự để khẳng định lại chính sách hình sự nhân đạo của nhà nước ta "Khi người bị kết án đã chấp hành được một phần ba thời hạn cải tạo không giam giữ và có nhiều tiến bộ hoặc lập công, mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể được Tòa án xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại các điều 58, 59, và 76
Bộ luật này".
Ngoài ra, các văn bản luật hình sự nên quy định rõ thế nào là trường hợp "xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội" tránh trường hợp áp dụng tùy nghi như thực tiễn hiện nay ở một số Tòa án.
Theo chúng tôi, hình phạt cải tạo không giam giữ quy định tại Điều 31 Bộ luật Hình sự nên ghi nhận lại như sau:
1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định, nơi thường trú rõ ràng nếu, xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.
2. Tòa án giao người bị kết án cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.