XXIV Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và
3.1.2. Những bất cập vướng mắc
Như đã phân tích ở trên, cải tạo không giam giữ là một hình phạt chính, sau hình phạt tù và trước cảnh cáo, phạt tiền, nhưng việc áp dụng nó trong thực tế xét xử còn chưa nhiều. Hầu như các án phạt hiện nay vẫn xoay quanh các hình phạt tù, cải tạo không giam giữ chiếm một tỉ lệ quá nhỏ, không tới 2% tổng số người bị kết án hằng năm. Tỉ lệ áp dụng án phạt này thực sự thấp ở tòa án cấp tỉnh, mặc dù hiện nay, hình phạt này được quy định cho các tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng và thậm chí:
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của
việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án [10, Điều 47].
Thứ nhất, những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bất cập này bao gồm:
- Sự nhận thức đánh giá về ý nghĩa, vai trò và vị trí của hình phạt cải tạo không giam giữ trong các nhà luật học, những người tiến hành tố tụng và cá nhân công dân còn hạn chế.
Xem xét các quy định tại Bộ luật Hình sự 1999, chúng ta nhận thấy, mặc dù đã có nhiều chỉnh lý so với Bộ luật Hình sự 1985 nhưng các nhà làm luật hoàn toàn không quy định cải tạo không giam giữ ở dạng bắt buộc áp dụng tại bất cứ điều luật nào. Là một hình phạt chính nhưng luôn luôn trong
các điều khoản, hình phạt này được thể hiện ở dạng lựa chọn áp dụng cùng với các hình phạt khác như tù có thời hạn, phạt tiền hay cảnh cáo;
- Các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan được giao thẩm quyền kiểm tra, giám sát, giáo dục người chấp hành án cải tạo không giam giữ cũng chưa thực hiện đúng các nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Cùng với lịch sử phát triển của luật hình sự, trong thời gian qua, công tác triển khai, tổ chức thực hiện Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ bước đầu có hiệu quả. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức, đoàn thể ở cơ sở theo dõi, giám sát, giáo dục người bị kết án, tạo điều kiện cho họ làm ăn sinh sống trong môi trường xã hội bình thường, trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Tuy nhiên, công tác này còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, việc phân công bố trí cán bộ theo dõi, quản lý chưa đồng bộ, thống nhất; năng lực và đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch chưa đáp ứng yêu cầu; việc chỉ đạo, hướng dẫn chưa thường xuyên, kịp thời; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân cấp xã chưa thấy được trách nhiệm của mình trong việc thực thi pháp luật. Qua kiểm tra thực tế một số đơn vị cơ sở, việc chấp hành quy định về thi hành án cải tạo không giam giữ chưa được nghiêm túc, công tác quản lý của chính quyền cấp cơ sở còn lúng túng, lỏng lẻo, chưa đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ, chưa huy động sự tham gia tích cực của các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân để xác lập trật tự kỷ cương trong hoạt động thực thi pháp luật nói chung và lĩnh vực thi hành án hình phạt cải tạo không giam giữ nói riêng. Trách nhiệm cơ quan tổ chức chưa được quy định rõ ràng, có trường hợp bỏ mặc cho người phạm tội hoặc cho gia đình, thậm chí có tổ chức, cá nhân được giao giám sát giáo dục người phạm tội còn né tránh không muốn nhận trách nhiệm, làm cho người phạm tội mặc cảm, xa
lánh cộng đồng, có trường hợp dẫn đến tái phạm tội. Công tác giám sát, kiểm tra chưa được thực hiện, dẫn đến tình trạng tùy tiện nửa vời hoặc buông lỏng quản lý việc thực hiện công việc này ở cơ sở.
Thực tiễn thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ cho thấy Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thường không mấy quan tâm đến người bị kết án. Sau khi người bị kết án được trở về địa phương, hàng tháng hàng quý đến trụ sở Ủy ban để trình diện, thậm chí có trình diện hay không cũng không được quan tâm. Về bản kiểm điểm mà người bị kết án tự lập thì được xem xét một cách qua loa. Trong trường hợp người bị kết án vắng mặt khỏi nơi cư trú quá nhiều ngày thì người trực tiếp giám sát, giáo dục báo cáo lại còn thông thường người bị kết án được tự do làm mọi việc không phải xin phép. Có những trường hợp người bị kết án bỏ đi làm ăn xa nhưng chính quyền địa phương vẫn không biết. Nói chung ở những địa phương như thế này không có cơ chế giám sát nào được thực hiện cả. Một số địa phương bản thân chính quyền không hề muốn tiếp nhận những phần tử đã từng có hành vi phạm tội. Theo thống kê công tác thi hành án cải tạo không giam giữ của Viện kiếm sát thì chưa có một trường hợp nào Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đề nghị Tòa án xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho người bị kết án. Thậm chí trong một số trường hợp người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt được 6 tháng, 1 năm mà Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn vấn không biết và không cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn cải tạo không giam giữ cho người bị kết án. Thực tế này xảy ra ở rất nhiều địa phương. Tóm lại, quy định của pháp luật thì rất chặt chẽ song trên thực tế các quy định ấy không được áp dụng.
Cũng vì các cơ quan liên quan không chú tâm đến các án cải tạo không giam giữ nên số lượng bản án Tòa án các cấp chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi, quản lý, giáo dục thiếu chặt chẽ, một số trường hợp tiếp tục tái phạm trong thời gian chấp hành án.
Thứ hai, những điều kiện để áp dụng án cải tạo không giam giữ mặc
dù đã được luật định và được các văn bản hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ghi nhận và làm rõ nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự rõ ràng, thậm chí có những trường hợp lại tương đối khắt khe. Các vướng mắc này chính là nguyên nhân dẫn đến việc người tiến hành tố tụng đắn đo, cân nhắc và ngại áp dụng hình phạt này trong khi tuyên án, hoặc áp dụng với mục đích không minh bạch như đã phân tích ở các phần trên.
Sự không minh bạch đó có thể bắt nguồn từ việc một số cán bộ Tòa án tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống khiến họ xử lý vụ án không theo quy định của pháp luật bị các bị cáo, người nhà bị cáo dùng tiền và các lợi ích vật chất mua chuộc, các Thẩm phán quyết định áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ trong khi bị cáo không đủ điều kiện để áp dụng hình phạt này. Hoặc có trường hợp là sự non yếu năng lực chuyên môn của Thẩm phán dẫn đến việc xử lý không chính xác, áp dụng chế định cải tạo không giam giữ không tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo. Thực tiễn này không tránh khỏi xét xử oan sai, bỏ lọt tội phạm.
Thứ ba, một thực tế phổ biến khác, do những ảnh hưởng từ nền tư pháp cũ, thông qua các văn bản pháp luật, những tiền lệ án, thậm chí là cách giảng dậy, đào tạo hoặc nếp nghĩ, nếp làm của những nhà luật học cũ, cho đến nay, các nhà làm luật và áp dụng pháp luật vẫn có tư tưởng coi trọng án phạt tù hơn những hình phạt không phải hình phạt tù khác. Vì vậy, trong công tác tư pháp, ít nhiều họ cũng ngại ra các bản án không phải là án phạt tù. Một lựa chọn mà họ thường hướng tới đó là sử dụng biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện đó là án treo. Như chúng ta đã phân tích từ chương I, án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện áp dụng gần giống như cải tạo không giam giữ nhưng phạm vi áp dụng lại rộng hơn cải tạo rất nhiều. Bản thân nó lại giúp cho người tiến hành tố tụng duy trì tư tưởng cũ: coi trọng án phạt tù trong mọi trường hợp.
Thứ tư, trong thực tế thi hành án cải tạo không giam giữ hiện nay,
chúng ta cũng thấy rằng bản án thường tuyên không rõ ràng. Tòa án thường chỉ tuyên thời hạn phải chấp hành hình phạt mà không tuyên rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc của việc chấp hành hình phạt này. Mặc dù vậy việc thi hành loại hình hành ít được quan tâm trong thực tiễn thi hành án. Chỉ khi có liên quan đến vấn đề tổng hợp hình phạt thì mới nảy sinh vấn đề xác định thời gian chấp hành loại hình phạt này như thế nào cho đúng.
Có hai ý kiến khác nhau về việc tổng hợp hình phạt này như sau: Ý kiến thứ nhất cho rằng: việc thi hành bản án cải tạo không giam giữ có hiệu lực pháp luật, chỉ sau khi có quyết định thi hành án của tòa án, người bị kết án mới thực sự được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nơi họ cư trú hoặc làm việc để các cơ quan, tổ chức này giám sát, giáo dục người bị kết án. Và bắt đầu từ đây, người bị kết án phạt cải tạo không giam giữ mới có nghĩa vụ tham gia lao động, học tập, sinh hoạt theo sự giám sát, giáo dục của người trực tiếp phụ trách việc giáo dục người bị kết án. Như vậy, thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ phải được chính tòa án ra quyết định thi hành án và thời gian này phải được tính từ ngày ban hành quyết định thi hành án. Cả bản án và quyết định thi hành án của tòa án đều phải ghi rõ điều này. Đây là một yêu cầu để có thể xác định rõ ràng về thời gian chấp hành hình phạt, tạo điều kiện rõ ràng cho việc tổng hợp hình phạt.
Ý kiến thứ hai cho rằng: Do cải tạo không giam giữ là một hình phạt có nội dung và điều kiện áp dụng tương đối giống biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù là án treo. Vì vậy cách tính thời gian thi hành bản án cũng nên tuân theo án treo. Tức là, thời gian thi hành án cải tạo không giam giữ phải
được tính từ ngày tuyên bản án cải tạo không giam giữ
Hiện nay, ngoài Bộ luật Hình sự 1999 và Nghị định 60/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của chính phủ quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ, chúng
ta chưa có văn bản chính thức nào hướng dẫn về việc tính thời gian chấp hành hình phạt này từ thời điểm nào. Quan điểm chúng tôi cho rằng, vì cải tạo không giam giữ là một hình phạt chính, nên cách tính thời gian bắt đầu thi hành hình phạt phải tuân theo các quy định chung về thi hành bản án nói chung.
Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn rõ ràng, nên vướng mắc này vẫn đang là một trở ngại trong việc tổng hợp hình phạt