Nghĩa chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu Hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 26 - 27)

Về mặt chính trị xã hội, việc mở rộng áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ sẽ tạo điều kiện cho nhân dân lao động tham gia vào hoạt động phòng và chống tội phạm. Thông qua các tổ chức xã hội hoặc chính quyền địa phương, nhân dân có thể giám sát các hoạt động tố tụng nói chung, hoạt động của tòa án nói riêng để từ đó khẳng định được khả năng xét xử và thi hành

bản án của cơ quan có thẩm quyền đã đủ công tâm hay chưa. Mặt khác, cũng bằng khả năng giám sát và quản lý đó, nhân dân có các đóng góp cụ thể về phương pháp quản lý, cải tạo người phạm tội nói chung.

Với những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hại cho xã hội, hiệu quả của hình phạt này giúp họ nhìn nhận được tính nguy hiểm của hành vi mình đã, đang và chuẩn bị thực hiện, chấm dứt hành vi đó và/hoặc tự thú với cơ quan có thẩm quyền. Bản thân người phạm tội cũng sẽ có khả năng tự giáo dục và cải tạo khi được thi hành án phạt tù trong sự theo dõi, giám sát và giúp đỡ của gia đình, tổ chức, chính quyền địa phương. Với điều kiện được hòa nhập xã hội, họ sẽ nhanh chóng hoàn lương và dần dần xóa bỏ được mặc cảm tội lỗi của mình.

Áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ làm giảm chi phí của Nhà nước trong việc thi hành án; giảm khó khăn kinh tế cũng như tâm lý gia đình người phạm tội. Đồng thời là điều kiện tốt để người phạm tội có thể làm việc tạo ra cơ sở vật chất cũng như lợi ích xã hội khác.

Một phần của tài liệu Hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)