THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 42 - 51)

Cuộc pháp điển hóa luật hình sự lần thứ nhất với sự ra đời của Bộ luật Hình sự 1985 là một bước ngoặt lớn trong lịch sử pháp luật hình sự nước ta. Lần đầu tiên hệ thống hình phạt được quy định một cách cụ thể, rõ ràng. Hình phạt hiện diện với tính cách là hình thức thực hiện chính sách hình sự của nhà nước.

Tại Bộ luật này, hình phạt cải tạo không giam giữ đã được ghi nhận là hình phạt chính nằm giữa hình phạt tù và phạt tiền. Hầu hết các nhà luật học đều cho rằng: sự ra đời của cải tạo không giam giữ ở giai đoạn này đã thay thế vai trò, vị trí của hình phạt quản chế - hình phạt vốn dĩ không còn thích hợp ở vị trí hình phạt chính trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm nữa. Đất nước thống nhất, với mười năm phấn đấu bảo vệ an ninh trật tự và phát triển kinh tế xã hội, nhà nước công nông ngày càng vững mạnh. Việc duy trì hình phạt quản chế để phòng ngừa những đối tượng gián điệp, các đảng phái phản động, những kẻ làm tay sai cho địch... với các hành vi phạm tội nhẹ, chưa đáng áp dụng hình phạt tù, cũng không thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền là không hợp lý. Mất vai trò là một hình phạt chính, quản chế được quy định thành hình phạt bổ sung. Để khoảng cách giữa hình phạt tù và các hình phạt không phải hình phạt tù ngắn lại, cải tạo không giam giữ được ghi nhận. Đây là một bước tiến đáng kể của khoa học luật hình sự, góp phần đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ và nhân đạo của luật hình sự, phù hợp chung với xu thế phát triển của luật hình sự trên thế giới.

Hình phạt cải tạo không giam giữ giai đoạn này được đề cập đến gồm hai phần tách biệt: cải tạo không giam giữ và cải tạo ở các đơn vị kỷ luật của quân đội với quân nhân phạm tội.

1- Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến hai năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giam thì thời gian tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.

2- Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát, giáo dục.

3- Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và có thể bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để xung quỹ Nhà nước.

4- Đối với người phạm tội là quân nhân tại ngũ, trong trường hợp Điều luật quy định hình phạt cải tạo không giam giữ thì áp dụng hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội quy định ở

Điều 70 [7].

Tại Bộ luật Hình sự 1985, trong phần các tội phạm cụ thể, thống kê cho thấy có tất cả 89 điều luật quy định về cải tạo không giam giữ và 20 điều luật quy định cải tạo ở đơn vị kỷ luật quân đội, tương ứng với 120 cấu thành chiếm tỉ lệ khoảng 50.7% số điều luật quy định tội danh và khoảng 66.7% số cấu thành tội phạm ít nghiêm trọng. Sự phân bổ cụ thể như sau:

Chương I có 2 điều luật với 2 cấu thành Chương II có 10 điều luật với 12 cấu thành Chương III có 9 điều luật với 13 cấu thành Chương IV có 4 điều luật với 4 cấu thành Chương V có 4 điều luật với 4 cấu thành Chương VI có 4 điều luật với 4 cấu thành

Chương VII có 12 điều luật với 12 cấu thành Chương VIII có 25 điều luật với 30 cấu thành Chương IX có 3 điều luật với 3 cấu thành Chương X có 16 điều luật với 16 cấu thành Chương XI có 20 điều luật với 20 cấu thành

Theo Bộ luật Hình sự 1985, có thể có một số nhận định về hình phạt cải tạo không giam giữ như sau:

- Về phạm vi áp dụng:

Để làm rõ các quy định tại Điều 24 Bộ luật Hình sự 1985, tại điểm 1 và điểm 2 của Nghị quyết 02/HĐTP ngày 05/01/1986, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao quy định hình phạt này được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng và những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định phạt giam nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nên được chuyển sang loại hình phạt nhẹ hơn. Hình phạt cải tạo không giam giữ không áp dụng đối với những tội phạm nghiêm trọng, kể cả trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

- Về thời hạn áp dụng, hình phạt cải tạo không giam giữ có thời hạn từ sáu tháng đến hai năm. Như vậy mức tối thiểu của hình phạt cải tạo không giam giữ bắt buộc là 6 tháng. Mọi trường hợp áp dụng luật đều phải tuân thủ một cách tuyệt đối về quy định này, dù tội phạm xảy ra thuộc trường hợp ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Bên cạnh đó, luật còn quy định nếu người bị kết án đã bị tạm giam thì thời hạn tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.

- Về điều kiện áp dụng: Bộ luật quy định chỉ áp dụng cải tạo không giam giữ với người phạm tội ít nghiêm trọng. Đây được khẳng định là điều

kiện duy nhất do Luật định. Tuy nhiên, trên thực tế xét xử, với tính chất là một hình phạt không tước tự do, ngoài điều kiện phạm tội ít nghiêm trọng, Tòa án còn cần phải cân nhắc quyết định hình phạt này nếu thấy không cần cách ly người bị kết án ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo, giáo dục được ngoài điều kiện luật định. Nghị quyết 02 ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một cách chi tiết các điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ như sau:

+ Có nhiều tình tiết giảm nhẹ hình phạt;

+ Bị cáo không phải là người tái phạm về tội cố ý: + Bị cáo có căn cước, lý lịch rõ ràng, có nơi thường trú

- Người bị kết án được Tòa án giao cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát, giáo dục.

- Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ về cải tạo không giam giữ.

Người lao động có thể bị khấu trừ từ 5% đến 20% thu nhập để sung quỹ nhà nước và phải thực hiện một số nghĩa vụ khác. Nghĩa vụ khấu trừ thu nhập không phải là nghĩa vụ bắt buộc. Tòa án được linh hoạt quyết định áp dụng yêu cầu thực hiện nghĩa vụ này đối với người bị kết án.

Ngoài ra, Điều 5 quy chế về cải tạo không giam giữ được ban hành kèm theo Nghị định số 95/HĐBT ngày 25/07/1989 đã quy định: người bị kết án cải tạo không giam giữ phải chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia lao động học tập và sinh hoạt tập thể, không vi phạm kỷ luật. Ba tháng một lần người bị kết án phải báo cáo kiểm điểm việc cải tạo của mình trước cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục. Nếu người dó chuyển chỗ ở hoặc nơi làm việc thì phải báo cáo với tòa án nơi thi hành án.

Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính, cho nên Tòa án còn có thể quyết định thêm hình phạt bổ sung mà luật có quy định đối với tội đó.

Điều 70 - Cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội.

1- Cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội là hình phạt chính được áp dụng từ sáu tháng đến hai năm đối với quân nhân tại ngũ phạm tội ít nghiêm trọng.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giam thì thời gian tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, cứ một ngày tạm giam bằng ba ngày cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội.

2- Đối với người phạm tội không phải là quân nhân tại ngũ, trong trường hợp điều luật quy định hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, thì áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ quy

định ở Điều 24 [7].

Mang tính chất của hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội được áp dụng đối với quân nhân phạm tội. Mục đích của hình phạt này là không để người phạm tội ở lại đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc liên quan đến bí mật quân sự, an ninh quốc gia

Đối với người phạm tội là quân nhân tại ngũ, trong trường hợp điều luật quy định hình phạt cải tạo không giam giữ, thì áp dụng hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội quy định ở Điều 70 Bộ luật Hình sự. Người bị kết án cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ về cải tạo không giam giữ. Đối với người thường dân phạm tội gây thiệt hại cho quân đội, bị Tòa án quân sự xét xử thì áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ quy định ở Điều 24.

Phân tích nội dung hình phạt này cho ta thấy nó có nhiều điểm giống hình phạt cải tạo không giam giữ về tính chất pháp lý, điều kiện áp dụng và

nội dung nghĩa vụ hình phạt mang lại. Tuy nhiên, việc quy định hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội riêng đối với quân nhân phạm tội có một số điểm bất hợp lý:

- Về bản chất, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đã đi ngược lại với cải tạo không giam giữ. Thay vì việc người bị cải tạo, giáo dục không phải cách ly khỏi điều kiện môi trường sống bình thường thì quân nhân phạm tội lại bị đẩy vào một trại tập trung tương tự như trại tạm giam của quân khu, quân đoàn - nơi có mặt của nhiều quân nhân phạm tội khác. Đây là một môi trường không bình thường, được tổ chức kết hợp chặt chẽ theo quyết định của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 01/09/1990. Hệ quả tất yếu dẫn tới việc cùng bị kết án cải tạo không giam giữ nhưng các quân nhân phạm tội hoàn toàn bất bình đẳng với những người khác.

- Những quân nhân phạm tội dù phải chấp hành hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội nhưng không bị tước hay giáng cấp quân hàm, bị cách chức. Điều này cũng tạo ra sự bất hợp lý trong việc đối xử và duy trì quan hệ chỉ huy phục tùng trên cơ sở cấp bậc, chức vụ của quân nhân.

Ngoài ra, trong thực tế áp dụng hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, nếu người phạm tội không phải là quân nhân đang tại ngũ thì dù điều luật có quy định áp dụng cải tạo ở đơn vị kỷ luật quân đội cũng vẫn không áp dụng hình phạt này mà áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. Điều này cho thấy sự vênh nhau giữa quy định pháp luật và thực tế áp dụng.

Tóm lại, sự tồn tại của hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội trong giai đoạn có hiệu lực của Bộ luật Hình sự năm 1985 đã bộc lộ các yếu điểm và hạn chế rõ ràng thể hiện sự bất bình đẳng trong áp dụng hình phạt giữa quân nhân và các công dân khác. Đây chính là lý giải cho thấy sự xuất hiện của rất nhiều quan điểm của các Luật gia yêu cầu bỏ hình phạt này, chỉ sử dụng hình phạt cải tạo không giam giữ.

2.3. THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999

Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Hình sự 1999 tiếp tục khẳng định vì trí của hình phạt cải tạo không giam giữ trong hệ thống hình phạt. Cải tạo không giam giữ được khẳng định là hình phạt chính, nằm giữa hình phạt tù và hình phạt phạt tiền và cảnh cáo. Điều 31 Bộ luật Hình sự ghi nhận những thay đổi về nội dung của hình phạt này.

1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.

2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi

rõ lý do trong bản án [10].

Cụ thể:

So với Bộ luật Hình sự 1985, Bộ luật Hình sự 1999 mở rộng phạm vi áp dụng của hình phạt cải tạo một cách đáng kể. Theo quy định của Điều 31 Bộ luật Hình sự, cải tạo không giam giữ không chỉ được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng mà còn được áp dụng cả với người phạm tội nghiêm trọng. Tất nhiên, sự mở rộng này được cân nhắc cụ thể trên cơ sở những quy định mới của pháp luật về tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng.

Nếu như trong Bộ luật Hình sự 1985, tại Điều 8 quy định: "Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên năm năm tù, tù chung thân hoặc tử

hình.Những tội phạm khác là tội phạm ít nghiêm trọng" [7].

Thì trong Bộ luật Hình sự 1999, khoản 2, 3 Điều 8 khẳng định:

2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy

là đến bảy năm tù [10].

Như vậy, về mặt câu chữ, mặc dù hình phạt cải tạo không giam giữ theo luật hình sự hiện hành được áp dụng với cả tội nghiêm trọng và tội ít nghiêm trọng, nhưng về mặt thực tế lập pháp và áp dụng pháp luật, hình phạt này theo Bộ luật 1985 được áp dụng với người phạm tội mà mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy tối đa là 5 năm tù, theo Bộ luật Hình sự 1999 được áp dụng với người phạm tội mà mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy là 7 năm tù.

Sự thay đổi này cho thấy các nhà làm luật rất chú trọng đến mục đích

Một phần của tài liệu Hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)