- Các nhà làm luật cần ghi nhận một cách cụ thể hơn trong các văn bản pháp quy những quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan có
3.2.3. Các biện pháp tăng cường hiệu quả áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ
thống nhất được nhận thức về việc áp dụng hình phạt này. Cụ thể là:
- Nhận thức đúng đắn vai trò của hình phạt cải tạo không giam giữ trong hệ thống hình phạt nước ta. Hình phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt chính có khả năng đạt được mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội mà không cần cách ly, không cần nhà tù, người phạm tội vẫn đóng góp lao động, tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội; không làm phát sinh hậu quả xã hội tiêu cực của việc áp dụng hình phạt. Để từ đó mạnh dạn áp dụng hình phạt này trên thực tế.
- Nhận thức thống nhất các điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. Các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có văn bản hướng dẫn thế nào là không cần cách ly ra khỏi xã hội, các tình tiết nhân thân thế nào để có thể áp dụng hình phạt này; phân biệt trường hợp nào là áp dụng án treo, trường hợp nào là áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ … để các Tòa án dễ dàng hơn trong thực tế xét xử;
- Cũng cần có hướng dẫn, nhận thức thống nhất về tổng hợp hình phạt cải tạo không giam giữ với hình phạt khác, cách tính thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ v.v.
3.2.3.Các biện pháp tăng cường hiệu quả áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ tạo không giam giữ
Một là, để tăng cường hiệu quả áp dụng hình phạt cải tạo không giam
giám sát, giáo dục và cải tạo người bị kết án phải kiện toàn tổ chức và hoạt động của mình. Cụ thể như sau:
- Các cơ quan có thẩm quyền bao gồm: cơ quan công an cấp tỉnh, huyện, xã cần có kế hoạch kiện toàn, củng cố, bổ sung lực lượng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của của ngành trong việc tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác theo dõi, quản lý, giáo dục người thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ; xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý các đối tượng này; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo, kiện toàn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã và đội ngũ cán bộ Công an cấp xã trong lĩnh vực công tác này.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp tổ chức, chỉ đạo công tác thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ đồng thời chỉ đạo Công an các cấp tương đương kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy vai trò của Công an cơ sở, huy động lực lượng các cơ quan hữu quan của chính quyền, phối hợp các đoàn thể ở địa phương dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng để tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phân công cơ quan Công an có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân lập hồ sơ theo dõi việc thử thách của người đang thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ đồng thời đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ đúng quy định; kịp thời biểu dương khi người bị kết án có nhiều tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc lập công.
- Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp quản lý người thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi việc thử thách của người bị kết án đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định.
- Tòa án nhân dân các cấp cần đảm bảo nguyên tắc xét xử độc lập, xét xử theo pháp luật, cán bộ Tòa án phải là những người am hiểu pháp luật chuyên sâu, phải vô tư, khách quan khi nhân danh Nhà nước giải quyết vụ việc. Tòa án cấp tỉnh chỉ đạo Tòa án nhân dân các huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo dõi hướng dẫn kiểm tra việc giám sát giáo dục người thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.
Hai là, về tổ chức nhân sự của Tòa án: cần đảm bảo hơn nữa tính độc
lập bằng việc tăng nhiệm kỳ cho các Thẩm phán không dừng lại ở nhiệm kỳ 5 năm như hiện nay. Nếu tăng nhiệm kỳ lên hoặc thực hiện chính sách bổ nhiệm suốt đời như một số nước phương tây thì Thẩm phán sẽ yên tâm công tác, và lúc đó không còn bị chi phối bởi các yếu tố khác dẫn đến sự không vô tư khách quan trong quả trình xét xử.
Cần nâng cao trình độ chuyên môn của Thẩm phán. Công tác xét xử đòi hỏi người xét xử phải không chỉ là những người có kiến thức pháp luật chuyên sâu mà cần phải có nhiều kinh nghiệm xét xử cũng như kinh nghiệm sống.
Đối với Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân tham gia phiên tòa với tư cách là đại diện của nhân dân hoặc quân nhân trong việc xét xử của Tòa án. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 Hội thẩm luôn chiếm số lượng nhiều hơn Thẩm phán. Cụ thể phiên tòa sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm, trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm; đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm (Điều 185). Trong phiên tòa Phúc thẩm, Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể thêm hai Hội thẩm (Điều 244). Trong khi trình độ hiểu biết pháp luật của Hội thẩm lại hầu hết đều rất hạn chế. Vì vậy nên chăng để họ tham gia phiên tòa với tư cách xét xử như hiện
nay? Theo chúng tôi, hội thẩm chỉ nên đóng vai trò là người tham dự và được quyền phát biểu quan điểm của mình trên suy nghĩ, quan điểm của một người dân trước hành vi mà bị cáo đã thực hiện.
Ba là, nâng cao chất lượng kiểm sát của Viện kiểm sát, tăng cường
nhận thức về sử dụng quyền kiểm sát và quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong thi hành án hình sự là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay, đặc biệt trong công tác thi hành án cải tạo không giam giữ.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm sát việc quản lý, giáo dục người đang thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ của Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để kịp thời kiến nghị khắc phục vi phạm, hạn chế thiếu sót, đảm bảo trật tự kỷ cương trong hoạt động thực thi pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm sử dụng quyền kháng nghị để tác động tới chủ thể có trách nhiệm trong xét xử và thi hành án khi các chủ thể này có vi phạm pháp luật, nhằm khắc phục vi phạm, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. Do vậy, để thực hiện được nhiệm vụ, quyền hạn Viện kiểm sát nhân dân các cấp yêu cầu các cán bộ làm công tác kiểm sát thi hành án phải nắm vững các quy định của pháp luật và sử dụng quyền kiểm sát việc áp dụng hình phạt, ra quyết định thi hành án cải tạo không giam giữ của Tòa án cấp sơ thẩm, việc giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục… Quyền kiểm sát thi hành án cải tạo không giam giữ phải được Kiểm sát viên nhận thức đầy đủ, đúng đắn. Nếu cán bộ kiểm sát viên nhận thức không đầy đủ, không đúng đắn quyền kháng nghị và mục đích kháng nghị dẫn đến có tình trạng vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc áp dụng hình phạt và thi hành án mà kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân không báo cáo lãnh đạo để xem xét kháng nghị, hạn chế thực hiện quyền và hiệu quả của công tác kiểm sát áp dụng hình phạt và thi hành án. Điều này đòi hỏi cán bộ làm công tác
kiểm sát phải có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng sử dụng các quyền, biện pháp pháp lý mà pháp luật quy định.
Bốn là, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành
viên chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể có sự phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác theo dõi, giám sát người đang thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị xã hội, nhân dân tham gia tích cực vào công tác theo dõi, giám sát người bị kết án tạo điều kiện giúp họ làm ăn sinh sống trong môi trường xã hội bình thường.
Nói tóm lại, là một hình phạt chính, áp dụng cho các tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trong, có thể áp dụng đối với tội rất nghiêm trọng trong những trường hợp đặc biệt, vô hình chung, cải tạo không giam giữ là một hình phạt đặc biệt quan trọng. Nó có giá trị rất lớn trong công tác phòng ngừa và chống tội phạm, đảm bảo được chính sách nhân đạo của nhà nước ta.
Để nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, chúng ta cần đảm bảo việc thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ Tòa án và các cán bộ tư pháp thông qua các buổi tập huấn chuyên đề hoặc các hình thức học tập khác.
Ngoài ra, bằng nhiều hình thức, đặc biệt qua phổ biến giáo dục pháp luật chúng ta phải đảm bảo việc không ngừng tăng cường công tác giáo dục ý thứ tôn trọng, tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật đối với những người đã và đang chấp hành hình phạt cũng như các thành viên khác trong xã hội. Có thể nói, công tác giáo dục và mục tiêu cải tạo giáo dục, phòng ngừa tội phạm đặc biệt cần được chú ý giai đoạn này.
KẾT LUẬN
Thực hiện đề tài: "Hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình
sự Việt Nam" tác giả đưa ra những nghiên cứu về cơ sở lý luận của hình phạt
cải tạo không giam giữ và thực tiễn áp dụng công tác này trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật; đánh giá thực trạng công tác áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ trong những năm qua ở nước ta, nêu ra những bất cập, tồn tại; trên cơ sở đó đưa ra được những đề xuất, những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hệ thống hình phạt nói chung và hình phạt cải tạo không giam giữ nói riêng. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở một số điểm sau đây:
Thứ nhất: Hình phạt cải tạo không giam giữ là một hình phạt chính
nằm trong hệ thống hình phạt quy định trong Bộ luật Hình sự, "được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly
người phạm tội khỏi xã hội" (Điều 31 Bộ luật Hình sự 1999). Là một hình
phạt không phải hình phạt tù, cải tạo không giam giữ mang tính nhân đạo sâu sắc, hướng tới mục tiêu cải tạo, giáo dục người phạm tội ngay tại môi trường sinh sống bình thường của họ, mở rộng khả năng và con đường hoàn lương cho những người lầm lỗi.
Thứ hai: Với hình phạt cải tạo không giam giữ, một đặc điểm riêng
biệt được khẳng định, đó là, cơ quan thi hành án được mở rộng. Bên cạnh Tòa án, Viện kiểm sát, Đội thi hành án, các cơ quan tổ chức hữu quan khác cũng có vai trò nhất định trong công tác thi hành án, phối hợp với các cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình người bị kết án để quản lý, kiểm tra, giám sát người bị kết án, có cơ chế giúp họ sớm trở thành người có ích cho xã hội.
Tính chất xã hội hóa được mở rộng, khả năng giáo dục và phòng ngừa tội phạm nâng cao.
Thứ ba: Qua phân tích về quyền và nghĩa vụ của người bị kết án,
trách nhiệm và quyền của các cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, gia đình người bị kết án trong công tác thi hành án cũng như những điểm bất hợp lý của các quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ bộc lộ khi áp dụng trên thực tế, chúng tôi xác định các nguyên nhân, đưa ra các giải pháp để hoàn thiện các quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ giải pháp thống nhất nhận thức và các giải pháp khác với mong muốn giúp cho việc áp dụng và thi hành hình phạt này trên thực tế mang lại hiệu quả.
Chúng tôi hy vọng rằng, với những kiến nghị cả về mặt lập pháp và thực tiễn áp dụng pháp lý mà chúng tôi đưa ra trong luận văn này sẽ được các nhà làm luật và những cán bộ làm công tác thực tiễn quan tâm trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật.