TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 40 - 42)

Hình phạt cải tạo không giam giữ được đề cập đến lần đầu tiên trong Luật nghĩa vụ quân sự được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1981. Khoản 1 Điều 69 Luật này quy định:

Người nào đang ở lứa tuổi làm nghĩa vụ quân sự mà không chấp hành đúng những quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện thì tùy mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính, bị phạt cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm,

hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm [6].

Tiếp theo đó, ngày 30/06/1982, tại Pháp lệnh Trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, một lần nữa hình phạt cải tạo không giam giữ lại được đề cập tới:

Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép, trốn thuế, không niêm yết giá, nâng giá cao hơn giá niêm yết, không đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan Nhà nước và người tiêu dùng thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến

hai năm, và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp [13].

Ngoài các quy định nói trên, trong giai đoạn này, chúng tôi không tìm được thêm văn bản pháp quy nào khác đề cập tới hình phạt cải tạo không

giam giữ. Điều đó cho thấy mặc dù các nhà làm luật đã bắt đầu có những quan tâm đến hình phạt này nhưng vai trò của cải tạo không giam giữ chưa cao. Thậm chí, trong các văn bản pháp lý và các sách khảo cứu pháp lý khái niệm về hình phạt này cũng chưa xuất hiện.

Qua các văn bản quy phạm đã nêu ở trên, chúng ta nhận thấy một số đặc điểm cơ bản về hình phạt cải tạo không giam giữ được đề cập tới trước Bộ luật Hình sự 1985 như sau:

- Phạm vi áp dụng của hình phạt rất hẹp, chỉ gồm những trường hợp thuộc các tội cụ thể: Người ở lứa tuổi làm nghĩa vụ quân sự mà không chấp hành đúng những quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện; Người tiến hành kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép, trốn thuế, không niêm yết giá, nâng giá cao hơn giá niêm yết, không đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan nhà nước và người tiêu dùng.

- Thời gian thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ là ba tháng đến hai năm.

Như vậy, nhìn chung quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ giai đoạn trước năm 1985 rất đơn giản. Hình phạt này được đề cập đến rất ít, hầu như chỉ thể hiện hướng xây dựng luật đã chịu các ảnh hưởng mang tính thời sự và kinh tế, xã hội, chính trị giai đoạn đất nước vừa lập lại hòa bình, bắt đầu công tác bảo vệ an ninh và phát triển. Tại thời điểm này, tâm lý thời chiến còn khá nặng nề trong nhân dân cùng với sự tồn tại quá lâu của những sắc lệnh ban hành trước đó với tính trừng trị nghiêm khắc cao đã gây ảnh hưởng khá lớn đến thực trạng hoạt động lập pháp trong thời kỳ này. Các văn bản luật thời kỳ này được ban hành với các chế tài chủ yếu là hình phạt tù. Tính hình sự hóa được nâng cao rõ rệt. Sự xuất hiện loáng thoáng của các hình phạt không phải hình phạt tù và đặc biệt là sự ra đời của hình phạt cải tạo không

giam giữ bước đầu đã đánh dấu hướng nhìn nhận mới của các nhà làm luật về mục đích của hình phạt, tạo đà cho luật hình sự phát triển và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)