Khi người bị kết án đã chấp hành được một phần ba thời hạn cải tạo không giam giữ và có nhiều tiến bộ hoặc lập công, mắc bệnh hiểm

Một phần của tài liệu Hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 73 - 75)

XXIV Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và

5. Khi người bị kết án đã chấp hành được một phần ba thời hạn cải tạo không giam giữ và có nhiều tiến bộ hoặc lập công, mắc bệnh hiểm

tạo không giam giữ và có nhiều tiến bộ hoặc lập công, mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể được Tòa án xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại các điều 58, 59, và 76 của Bộ luật này.

- Như đã phân tích rất cụ thể tại chương 1 của luận văn phần so sánh hình phạt cải tạo không giam giữ với các biện pháp pháp lý khác, chúng tôi đã chỉ ra tính bất cập của việc tồn tại song song hình phạt cải tạo không giam giữ

và biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù là án treo. Án treo mặc dù được áp dụng khá phổ biến và có lịch sử áp dụng khá dài nhưng việc tiếp tục duy trì nó trong thực tiễn thi hành án sẽ dẫn tới sự bất bình đẳng giữa những cá nhân bị phạt tù, bất bình đằng giữa những người bị phạt tù được hưởng án treo và những người chịu cải tạo không giam giữ. Việc tồn tại án treo, trên thực tế xét xử, còn là một trong những khả năng dễ dẫn tới tiêu cực, khi người tiến hành tố tụng không nghiêm minh. Án treo là biện pháp dễ bị làm dụng trên thực tiễn. Chính vì tính bất cập đó nên về cơ bản, chúng tôi cho rằng cần hủy bỏ án treo, giữ lại hình phạt cải tạo không giam giữ và hoàn thiện, phát triển nó thành công cụ pháp lý hữu ích hơn.

Mặt khác, việc duy trì cải tạo không giam giữ sẽ xóa đi khoảng cách rất lớn giữa hình phạt tù và các hình phạt không tước tự do, tăng tính đa dạng của hệ thống hình phạt - một vấn đề mà chúng ta đang cố gắng đạt được.

- Là hình phạt chính, cải tạo không giam giữ cũng phải thể hiện đầy đủ tính nghiêm khắc trong việc trừng trị, cải tạo và giáo dục người phạm tội. Do đó, giống như hình phạt tử hình, phạt tù và các hình phạt chính khác, cải tạo không giam giữ cần có một vị trí rõ ràng và cụ thể hơn trong các điều luật. Cụ thể, các nhà làm luật nên đưa ra những điều luật với chế tài bắt buộc phải sử dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. Việc duy trì hình phạt này dưới dạng lựa chọn áp dụng hay không áp dụng cùng với một hoặc một số hình phạt, biện pháp tư pháp khác (chủ yếu là hình phạt tủ và án treo) không còn hợp lý, làm giảm vai trò của cải tạo không giam giữ.

- Mặc dù các quy định của Bộ luật 1999 hiện nay đã ghi nhận khá rõ ràng và cụ thể về các điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, nhưng các nhà làm luật nên ghi nhận rõ hơn về điều kiện Chỉ áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly

người đó ra khỏi xã hội. Những tình tiết nào sẽ giúp cho Tòa án xác định không

như gia đình, học vấn, độ tuổi; những tình tiết liên quan đến tội phạm người đó thực hiện v.v... Ngoài ra, một số điều kiện khác cần phải được nhấn mạnh và bổ sung thêm như: người chấp hành hình phạt không được tự ý thay đổi nơi cư trú và nơi làm việc, việc thay đổi phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền giám sát, giáo dục, cải tạo; thời gian thi hành án không được tính vào thâm niên công tác; các trường hợp đang thi hành cải tạo không giam giữ lại tiếp tục tái phạm nguy hiểm hoặc tái phạm cố ý cần được xử lý cụ thể.

Thực tế cho thấy, các quy định về điều kiện càng rõ ràng và cụ thể bao nhiêu, người tiến hành tố tụng càng dễ áp dụng bấy nhiêu, gạt bỏ đựợc tính chủ quan trong quyết định hình phạt.

- Về thời hạn thi hành bản án, để việc tổng hợp hình phạt trong các trường hợp cụ thể không gặp vướng mắc, các nhà làm luật cũng nên bổ sung thêm các quy định để có thể xác định rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc việc chấp hảnh hình phạt cải tạo này. Cũng như đã trình bày ở phần trước, cá nhân tôi cho rằng, các nhà làm luật nên quy định trong điều luật quan điểm cần tính thời điểm bắt đầu thi hành hình phạt tính từ ngày ban hành quyết định thi hành án.

Một phần của tài liệu Hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)