So sánh với biện pháp pháp lý hình sự khác án treo

Một phần của tài liệu Hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 30 - 33)

Điều 60 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về biện pháp pháp lý hình sự Án treo - đây là một biện pháp pháp lý hình sự tương đồng với hình phạt cải tạo không giam giữ:

1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ

quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án

mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này [10].

Hiện nay, nhiều nhà luật học cho rằng cần hủy bỏ án treo, giữ lại hình phạt cải tạo không giam giữ và hoàn thiện, phát triển nó thành công cụ pháp lý hữu ích hơn. Sở dĩ ý kiến trên được đề cập và ủng hộ vì mặc dù bản chất pháp lý khác nhau (cải tạo không giam giữ là hình phạt, còn án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện), nhưng về nội dung, cả án treo và cải tạo không giam giữ đều hướng tới trừng trị, giáo dục và cải tạo người phạm tội nhưng không cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội. Với bản chất chì hạn chế tự do chứ không tước tự do của người bị kết án, các quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ và biện pháp pháp lý án treo đều xác định cơ quan có thẩm quyền quản lý và giám sát người bị kết án là cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú. Về điều kiện áp dụng, hai trường hợp này cũng được quy định tương đối tương đồng. Nhìn chung, các điều kiện áp dụng còn nhiều điểm khá chung

chung, phần nhiều tạo điều kiện cho tòa án tự xem xét và giải quyết. Bên cạnh đó, khác với cải tạo không giam giữ, pháp luật quy định trong án treo, người bị kết án được ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm. Trong thời gian thử thách mà người bị kết án phạm tội mới thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.

Về phạm vi áp dụng, hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng cho các tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Trong khi đó, án treo lại được áp dụng cho những người bị tòa án phạt tù không quá ba năm, không kể tội đã phạm là tội gì. Ngay cả trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà hình phạt chung không vượt quá 3 năm tù thì cũng thuộc diện được xem xét cho hưởng án treo. Đây là một mâu thuẫn đã và đang tiếp tục tồn tại trong pháp luật hình sự.

Tuy có cùng nội dung và điều kiện áp dụng với hình phạt cải tạo không giam giữ nhưng án treo, ở vị trí pháp lý của mình, tự nó đã bộc lộ các điểm bất cập, cần phải thay đổi. Án treo được coi là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Như vậy, xét về mặt tố tụng, ngay khi buộc người phạm tội phải chịu án phạt tù dưới ba năm, thủ tục tố tụng tại tòa án đã kết thúc. Việc tuyên bố miễn chấp hành hình phạt (cho người bị kết án hưởng án treo) lúc này là hành vi thi hành án thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án. Vì vậy, pháp luật hình sự quy định tòa án có quyền tuyên bố cho người bị kết án hưởng án treo phải chăng là một bất cập trong thủ tục tố tụng hình sự?

Thực tế cho thấy có những người bị kết án tù vài tháng nhưng phải thi hành án trong trại giam, chịu quản chế, mất tự do hoàn toàn thì có người bị kết án tù hai hoặc hơn hai năm được hưởng án treo lại được lao động cải tạo trong môi trường tự do. Điều này chỉ ra sự bất bình đẳng ngay giữa những người phạm tội. Đây cũng là một trong những kẽ hở dễ dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong hoạt động tố tụng. Khi xét thấy hành vi phạm tội của người

phạm tội không thể áp dụng bằng hình phạt cải tạo không giam giữ, người phạm tội hoặc/và Tòa án (vì các lý do cá nhân mang tính lợi ích riêng tư) có thể tận dụng tối đa các điều kiện hưởng án treo hoặc thậm chí làm sai lệch hồ sơ hình sự để được thay thế hình phạt tù bằng án treo. Một ưu thế hơn hẳn mà án treo dành cho người phạm tội đó là: "Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể

nghịt định rút ngắn thời gian thử thách" (khoản 4 điều 60 Bộ luật Hình sự 1999).

Điều này một lần nữa có thể đem đến khả năng tiêu cực trong sử dụng án treo. Nếu việc áp dụng biện pháp pháp lý này không công minh sẽ dẫn tới người phạm tội tích cực chạy án, chạy tội để được tận dụng tối đa các nguyên tắc nhân đạo mà án treo mang lại. Sự bất bình đẳng vô lý này sẽ dẫn tới nhiều trường hợp Tòa án cho người phạt tù được hưởng án treo không đúng, gây bất bình trong nhân dân.

Tóm lại, trong hệ thống hình phạt nói chung cũng như so sánh với các biện pháp pháp lý khác nhau, cải tạo không giam giữ được coi là một hình phạt phát huy được hiệu quả giáo dục cải tạo người bị kết án cao, đem đến sự linh hoạt trong xử lý hình sự cho các cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể là Tòa án. Hình phạt cải tạo không giam giữ đã tạo sự kết nối phù hợp giữa hình phạt tù và các hình phạt không phải hình phạt tù khác, làm đa dạng hóa tính chất của hình phạt, làm cho hiệu quả của hình phạt được phát huy.

Một phần của tài liệu Hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 30 - 33)