0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Chủ thể của hợp đồng thế chấp QSDĐ 1 Chủ thể thế chấp.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG - THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT (Trang 38 -41 )

2.2.1.1. Chủ thể thế chấp.

Theo quy định của LĐĐ 2003 thì các chủ thể sau đây có quyền thế chấp QSDĐ để vay vốn trong các TCTD hoạt động tại Việt Nam.

Thứ nhất, đối với tổ chức:

- Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất được thế chấp QSDĐ theo quy định tại điểm d, Điều 110 LĐĐ 2003:

+ Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì tổ chức đó được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì tổ chức đó chỉ được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất chỉ được thế chấp QSDĐ và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại TCTD được phép hoạt

39

động tại Việt Nam để vay vốn theo quy định của pháp luật (khoản 3, Điều 109 LĐĐ 2003).

- Tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (điểm b, khoản 1 Điều 111 LĐĐ 2003).

- Trong trường hợp thuê lại đất trong khu công nghiệp thì tổ chức kinh tế được thế chấp QSDĐ theo quy định của LĐĐ.

- Đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, áp dụng Điều 122 LĐĐ 2003 được xác định qua hai trường hợp:

+ Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng QSDĐ, chuyển mục đích sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì tổ chức đó được thế chấp QSDĐ và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng QSDĐ, chuyển mục đích sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì tổ chức đó chỉ được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, đối với hộ gia đình, cá nhân:

- Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê được quyền thế chấp QSDĐ tại TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam, tại các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh (khoản 7, Điều 113 LĐĐ 2003).

40

+ Hộ gia đình, cá nhân được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam, tại các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh.

+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trước ngày luật này có hiệu lực mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả còn lại ít nhất 05 năm thì được quyền thế chấp QSDĐ tại các TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam, tại các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh.

+ Hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp thì chỉ được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam, tại các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh.

- Hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuộc đất có QSDĐ tùy thuộc vào hình thức trả tiền sử dụng đất.

Thứ ba, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài (áp dụng các quy định tại Điều 119, 120, 121 LĐĐ 2003):

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất được thế chấp QSDĐ tại TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được thế chấp QSDĐ và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam.

41

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được nhận chuyển nhượng QSDĐ trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thế chấp QSDĐ, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế trả tiền thuê đất hàng năm được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê, đất thuê lại tại các TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam.

Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì được thế chấp nhà ở gắn liền với QSDĐ ở tại các TCTD hoạt động tại Việt Nam.

Thứ tư, đối với tổ chức cá nhân nước ngoài (áp dụng các quy định tại Điều 119, 120 LĐĐ 2003):

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được thế chấp QSDĐ và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất trả hàng năm được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế trả tiền thuê đất hàng năm được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê, đất thuê tại các TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG - THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT (Trang 38 -41 )

×