Về phạm vi thế chấp QSDĐ có hai vấn đề chính:
Thứ nhất, QSDĐ có thể được thế chấp một phần hoặc toàn bộ;
Thứ hai, khi thế chấp QSDĐ, người sử dụng đất có thế chấp nhà, công trình xây dựng
khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác gắn liền với đất hay không.
Theo quy định tại Điều 48 LĐĐ 2003 thì: “Trường hợp có tài sản gắn liền với QSDĐ
thì tài sản đó được ghi nhận trên GCNQSDĐ; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản”. Tuy nhiên, theo
46
hướng dẫn tại điểm 5.1 khoản 5 mục III Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 thì tài sản gắn liền với đất không được ghi nhận trên GCNQSDĐ trong các trường hợp sau:
- Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm;
- Đất mà chưa hình thành tài sản trên đất tại thời điểm cấp GCNQSDĐ. - Người sử dụng đất không có nhu cầu ghi nhận tài sản gắn liền với QSDĐ.
Theo quy định của pháp luật đất đai thì chỉ người sử dụng đất hợp pháp mới có quyền thế chấp tài sản gắn liền với QSDĐ. Trong trường hợp xử lý tài sản gắn liền với đất đã thế chấp mà người sử dụng đất hợp pháp không được chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp QSDĐ thì Nhà nước đảm bảo việc giao đất hoặc tiếp tục cho thuê đất đối với người nhận tài sản gắn liền với đất đó. Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà đất đó không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất, thì không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Về phạm vi thế chấp QSDĐ, Điều 716 BLDS 2005 quy định: QSDĐ có thể được thế chấp một phần hoặc toàn bộ; Trường hợp người sử dụng đất thế chấp QSDĐ thì nhà, công trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận.