Một số lý do tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa huyện Thoại Sơn và

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 46 - 48)

Sơn và Châu Phú tỉnh An Giang

Theo quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ về việc triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại tỉnh An Giang. Đây là chính sách mới của nhà nƣớc đƣợc triển khai thí điểm nên có một số bất cập. Tuy nhiên, vẫn có nhiều hộ trồng lúa quan tâm tham gia vì những ƣu điểm bƣớc đầu mà bảo hiểm cây lúa mang lại.

Bảng 4.3 Thống kê lý do hộ trồng lúa tham gia bảo hiểm cây lúa tại huyện Thoại Sơn và Châu Phú tỉnh An Giang

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

1. Lý do tham gia bảo hiểm cây lúa

- - Giảm thiểu thiệt hai, ổn định thu nhập 43 71,66 - Khuyến cáo của địa phƣơng 33 55,00 - Đƣợc hỗ trợ mức phí tham gia 11 18,33 2. Thông tin bảo hiểm cây lúa

- Từ chính quyền địa phƣơng 55 91,67 - Từ ngƣời thân bạn bè, ngƣời thân 20 33,33 - Từ các công ty bảo hiểm 28 46,67 - Từ tivi, báo đài, tạp chí 10 16,67 3. Xu hƣớng phát triển rộng rãi bảo hiểm cây lúa 43 71,67

Bảng 4.3 trình bày lý do tham gia của hộ trồng lúa. Kết quả cho thấy 71,66% hộ trồng lúa tham gia bảo hiểm cây lúa cho rằng tham gia bảo hiểm vì nó góp phần giảm thiểu thiệt hại và ổn định thu nhập. Số hộ đồng ý với lý do này đa phần là những hộ tham gia bảo hiểm cây lúa tự nguyện. Đây là những hộ tiên phong và là những hộ nắm bắt thông tin tích cực của các địa phƣơng. Nhận thấy đƣợc lợi ích khi tham gia với một mức phí tƣơng đối có thể cấp nhân đƣợc, nên việc tạo cho bản thân một kênh phòng ngừa rủi ro là cần thiết. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật của phòng nông nghiệp, các công ty thƣờng xuyên xuống tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật cho ngƣời dân, cũng hạn chế đƣợc phần nào rủi ro cũng nhƣ cách thức phát hiện, phòng trị kịp thời dịch bệnh. Đối với những hộ nghèo và hộ cận nghèo thì hầu hết thiếu đất sản xuất nhƣ đã nêu ở chƣơng 3 và dƣờng nhƣ chƣa nắm bắt đƣợc thông tin nên số lƣợng tham gia là rất kém, những hộ này khi tham gia cũng có nhiều bất lợi do không đƣợc quan tâm sâu xát, có những trƣờng hợp khi phát sinh thiệt hai không đƣợc các ngành chức năng đến bồi thƣờng hay hỗ trợ do diện tích quá nhỏ, xét trên tổng thể thì hầu nhƣ không có thiệt hại.

Qua khảo sát thực tế những hộ tham gia bảo hiểm cây lúa tại hai địa phƣơng nghiên cứu cho rằng những hộ tham gia bảo hiểm cây lúa do khuyến cáo của địa phƣơng chiếm tỷ lệ tƣơng đối 55%. Bảo hiểm cây lúa mới thực hiện triển khai thí điểm, hộ trồng lúa chƣa hiểu rõ về những quy định trong bảo hiểm cũng nhƣ chƣa hiểu rõ những lợi ích của bảo hiểm cây lúa, đây là trách nhiệm chính của địa phƣơng trong quá trình thí điểm. Nhƣng nhận thức của ngƣời dân cũng rất quan trọng giải thích vì sao có đến 71,66% cho rằng hộ tham gia là do giảm thiểu thiệt hại ổn định thu nhập. Tuy vậy, việc cung cấp thông tin, tuyên truyền của chính quyền địa phƣơng là một yếu tố quan trọng bật nhất không thể thiếu là yếu tố cơ bản dẫn đến các nguyên nhân khác khi ngƣời dân chọn tham gia bảo hiểm vì chỉ khi hiểu rõ vấn đề thì ngƣời dân mới an tâm và quyết định tham gia.

Đƣợc hỗ trợ mức phí tham gia bảo hiểm cây lúa tuy chỉ chiếm 18,33% nhƣng đây là lý do không kém phần quan trọng. Hiện nay, các loại chi phí sản xuất lúa ngày càng tăng cao nhất là chi phí phân bón, chi phí thuốc nông dƣợc ngày càng tăng. Trong khi giá lúa thị trƣờng luôn biến động theo hƣớng không có lợi cho các hộ trồng lúa nên những hộ này rất khó để chi thêm một khoản chi phí kha khá nào vì sẽ góp phần làm giảm lợi nhuận của hộ. Ngoài ra, những hộ trồng lúa thuộc đối tƣợng hộ nghèo và cận nghèo nếu không hỗ trợ mức phí tham gia gần nhƣ hoàn toàn thì những hộ này sẽ không tham gia, bởi vì chi phí chi tiêu dùng và chi phí sản xuất lúa đã là vấn đề khó khăn đối với hộ.

Theo số liệu thống kê thực tế có đến 91,67% hộ trồng lúa cho rằng nguồn thông tin tiếp cận bảo hiểm từ chính quyền địa phƣơng, vì đây là bộ phận đƣợc Nhà nƣớc giao nhiệm vụ triển khai thí điểm bảo hiểm đến ngƣời hộ trồng lúa. Nguồn thông tin chiếm tỉ trọng cao thứ hai là từ công ty bảo hiểm, do tại địa bàn nguyên cứu có sự kết hợp tuyên truyền thông tin song song từ hai đơn vị, thông tin quy định, mức hỗ trợ của nhà nƣớc từ địa phƣơng và cách thức, hợp đồng, quyền lợi khi tham gia bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Bạn bè, ngƣời thân là một kênh thông tin hữu hiệu, đây là nguồn thông tin phổ biến và quan trọng chỉ sau nguồn thông tin từ chính quyền địa phƣơng và không thua kém gì công ty bảo hiểm. Bởi vì bạn bè và ngƣời thân cung cấp thông tin về bảo hiểm cây lúa thì hộ sẽ cảm thấy đáng tin cậy hơn, đặc biệt là thông tin của những hộ đã tham gia và theo thói quen sản xuất nông nghiệp, đa số hộ trồng lúa thƣờng tham gia theo bạn bè, ngƣời thân và theo tâm lý số đông. Ngoài ra, những hộ trồng lúa còn đƣợc tiếp cận thông tin bảo hiểm thông qua thông tin từ báo, đài truyền hình thời sự địa phƣơng. Tuy nguồn thông tin tiếp cận này chiếm tỷ lệ thấp hơn và không thƣờng xuyên bằng nguồn thông tin từ bạn bè và chính quyền địa phƣơng, công ty bảo hiểm nhƣng đây là nguồn thông tin quan trọng và cung cấp chính xác về nội dung cũng nhƣ kết quả triển khai thí điểm bảo hiểm qua từng vụ đến toàn bộ hộ trồng lúa.

Kết quả cho thấy những hộ trồng lúa có tham gia bảo hiểm tại địa bàn nghiên cứu có 71,67% hộ cho rằng nên phát triển rộng rãi bảo hiểm cây lúa trong tƣơng lai, cho thấy những hộ trồng lúa đã nhận thức đƣợc phần nào tầm quan trọng và lợi ích khi tham gia bảo hiểm.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 46 - 48)