Thông tin chung về nông hộ

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 45 - 46)

Thông qua kết quả phỏng vấn trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu cho thông tin về các nông hộ nhƣ sau:

Bảng 4.2 Bảng thông tin chung về nông hộ Thông Tin Đvt Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn (Sd) Số thành viên Ngƣời 2,00 4,88 14,00 1,54 Năng suất Tấn/ha 4,43 6,73 8,73 0,56 Tổng diện tích đất

canh tác

1000m2 0,20 3,10 23,00 3,28 Thu nhập của hộ Triệu

đồng/ha

(4,2) 10,9 21,8 4,3

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả

Số thành viên: là tổng số ngƣời trong gia đình, không tính ngƣời làm thuê. Những hộ có quy mô càng lớn thì khả năng tham gia chƣơng trình bảo hiểm cây lúa thấp hơn, do nhiều ngƣời thì có thể sẽ chăm sóc lúa tốt hơn, nhiều thời gian thăm đồng hơn và mỗi ngƣời có thể làm nhiều ngành nghề khác nhau, từ đó có khả năng phân tán rủi ro tốt hơn các hộ khác. Qua bảng thống kê trên thì số thành viên hộ trung bình là 4,88 ngƣời, hộ có nhiều nhân khẩu nhất là 14 ngƣời và thấp nhất là 2 ngƣời. Nhìn chung số thành viên trong gia đình vẫn còn cao so với chính sách “kế hoạch hóa gia đình” của nhà nƣớc. Những hộ có số thành viên khoảng 14 ngƣời thƣờng có 3 thế hệ sống chung một gia đình.

Năng suất: là sản lƣợng đạt đƣợc trên một đơn vị diện tích ở đây là tấn/ha. Năng suất trung bình vào mức 6,73tấn/ha, tƣơng đối cao. Năng suất càng lớn thì khả năng tham gia chƣơng trình bảo hiểm cây lúa càng thấp. Năng suất đạt số lớn có nghĩa là sản xuất đạt, trúng mùa, ít các rủi ro nông nghiệp xảy ra. Nên việc họ không tham gia bảo hiểm phòng ngừa rủi ro là điều dễ hiểu.

Tổng diện tích đất: là toàn bộ diện tích đất mà hộ sở hữu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là tài sản và tƣ liệu sản xuất của hộ, nó thể hiện sự giàu có hay nghèo nàn của hộ. Theo thống kê thì trung bình hộ có 3.10 (1000m2

). Hộ có tổng diện tích đất lớn nhất là 23 (1000m2

) và có hộ chỉ có 0,2(1000m2

). Những hộ có nhiều đất để canh tác ngoài tạo ra thu nhập, thì có thể dùng nó làm vật thế chấp vay vốn để mở

rộng đầu tƣ sản xuất, mở rộng diện tích đất canh tác, ngày càng giàu có và có khoảng dƣ để tham gia bảo hiểm. Ngƣợc lại, những hộ thiếu đất canh tác thì chỉ làm mƣớn sống qua ngày, nên khoảng chi phí cho bảo hiểm cần cân nhắc rất nhiều. Do đó, những hộ này có khả năng tham gia thấp so với hộ khác.

Thu nhập của hộ: Theo kết quả điều tra 120 hộ có vay vốn thì thu nhập trung bình là 10,9 triệu đồng/ha, và có những hộ sản xuất bị lỗ là 4,2 triệu đồng/ha, mức thu nhập cao nhất là 21,8 triệu đồng/ha, thƣờng là những hộ trúng mùa và đƣợc giá. Đây là mức thu nhập sau khi đã trừ chi phí sản xuất và các chi phí khác, nhƣng chƣa trừ các chi phí sinh hoạt hàng ngày trong gia đình. Do ngƣời dân nông thôn có thể tính và nhớ các chi phí sản xuất nhƣng không nhớ các chi phí sinh hoạt trong gia đình, do đó các chi phí này là rất khó thu thập đƣợc chính xác. Bên cạnh đó do đặc điểm đời sống tại vùng nông thôn là tự cung và tự cấp, nên việc xác định các chi phí là không khả thi vì một đại bộ phận dân số tại vùng nông thôn có thể không mua thức ăn hằng ngày mà họ có thể tự túc về khâu này.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 45 - 46)