Những khó khăn thƣờng gặp của hộ trồng lúa trong mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 48 - 50)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong sản xuất của các hộ khảo sát, nguyên nhân gần nhất và cũng chiếm tỉ trọng cao nhất dó chính là do giá bán không ổn định. Đây là một vấn đề nang giải đã đƣợc nêu trong nhiều năm qua nhƣng vẫn chƣa giải quyết đƣợc vấn đề giá bán bấp bên này. Bảng 4.4 trình bày những khó khăn thƣờng gặp của hộ. Kết quả cho thấy có đến 85% trong mẫu điều tra cho rằng giá bán là một vấn đề khó khăn cho họ, vì do không có cơ sở hay công ty nào bao mua sản phẩm nên ngƣời dân sản xuất lúa chỉ biết bán cho một mối duy nhất đó là thƣơng lái và vấn đề bị ép giá cứ diễn ra vụ này sang vụ khác, nên tăng năng suất hầu nhƣ là giải pháp duy nhất. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận ngƣời dân đƣợc các công ty để mắt đến và đƣợc thu mua và bao tiêu sản phẩm, góp phần ổn định giá bán, nhƣng thƣờng là những hộ có diện tích đất khá lớn và chiếm tỉ lệ rất nhỏ

Theo thống kê thì khó khăn mà hộ thƣờng gặp và không thể tránh khỏi là sâu bệnh hoành hành chiếm 55% tƣơng ứng 66 hộ trong tổng số 120 hộ khảo sát. Đồng hành cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật là vấn đề môi trường càng thêm gay gắt, nên thƣờng dẫn đến thiên tai thƣờng xuyên xảy ra gây ảnh hƣởng không tốt đến kinh tế của ngƣời dân. Trong thời điểm nghiên cứu, 52,50% hộ ở địa bàn gặp khó khăn về thời tiết và giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao. Ba yếu tố này có thể nói là không thể thiếu trong vấn đề góp mặt làm giảm thu nhập của ngƣời dân vì sản xuất nông nghiệp là sản xuất theo chu kỳ, mất một thời gian nhất định để mua vật tƣ sản xuất và bán sản phẩm. Nên sự biến động của thời tiết, giá các phân bón, nông dƣợc ảnh hƣởng không nhỏ đến kinh tế của hộ, hộ sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và đầu tƣ sản xuất.

Kế đến là khó khăn do thiếu vốn đầu tư sản xuất chiếm 19,17% tƣơng ứng 23 hộ trong tổng 120 mẫu khảo sát. Những hộ thiếu vốn theo điều tra của tác giả là do có nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất và lƣợng vốn vay không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của hộ.

Từ khi chƣơng trình bảo hiểm nông nghiệp xuất hiện thì thêm một vấn đề ngƣời dân quan tâm và phần nào góp phần khó khăn cho ngƣời nông dân đó là chính sách bảo hiểm nông nghiệp còn nhiều bất cập, theo nhƣ thông tin thu thập đƣợc, thì các chính sách hay cách thức triển khai bảo hiểm nông nghiệp chƣa phù hợp và sát với thực tế, khi có phát sinh xảy ra ngƣời dân chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng.

Trong quá trình sản xuất thì nông hộ khó tránh khỏi các rủi ro và sau đây là một số rủi ro thƣờng gặp của các hộ trong mẫu điều tra:

Bảng 4.4 Khó khăn thƣờng gặp của hộ trong mẫu khảo sát

Khó khăn Tần số Tỷ lệ (%) Thiếu vốn đầu tƣ sản xuất 23 19,17 Giá (con) giống cao 13 10,83 Giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao 63 52,50 Điều kiện môi trƣờng ngày càng khắc nghiệt 63 52,50 Thiếu thông tin về kỹ thuật trồng, chăm sóc,

thu hoạch

7 5,83

Sâu, bệnh hoành hành 66 55,00

Thiếu lao động 10 8,33

Chính sách bảo hiểm nông nghiệp còn nhiều bất cập

Giá bán không ổn định 102 85,00

Khác 5 4,17

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả

Ngoài ra còn các nguyên nhân khác chiếm tỷ trọng tƣơng đối nhỏ là giá con giống cao, thiếu thông tin kỹ thuật hay thiếu lao động, gặp phải các nguyên nhân này là do vị trí sống thuộc vùng sâu vùng xa, chƣa tiếp cận nhanh chóng với các phƣơng tiên thông tin, lịch tập huấn kỹ thuật cũng nhƣ thiếu giống sản xuất; thiếu lao dộng là do ngƣời dân chuyển cƣ lên các khu công nghiệp để sinh sống nên vào các vụ cần khối lƣợng lao động lớn thì sẽ có phần nào thiếu hụt. Tiếp theo các vấn đề trên còn có thiếu nước sản xuấtvỡ đê ở một số địa phƣơng, cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình sản xuất của hộ, nhƣng con số này chiếm tỉ trọng không đáng kể.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 48 - 50)