Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp còn chứa đựng nhiều rủi ro, do diễn biến thời tiết phức tạp, khó lƣờng; dịch bệnh, sâu bệnh luôn rình rập, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc biệt là cây lúa chƣa ổn định, mặc dù là nƣớc xuất khẩu về lúa gạo hàng đầu nhƣng vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào giá cả thế giới,…Thêm vào đó công tác nghiên cứu, dự báo liên quan đến lĩnh vực này còn yếu nên đã gây ra hậu quả nghiệm trọng cho sản xuất một khi có rủi ro phát sinh.
Các hộ nghèo, cận nghèo tại địa phƣơng chịu thiệt thòi do sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông không thuận tiện, vận chuyển sản phẩm đến chợ thì chi phí cao, bán tại đồng thì bị thƣơng lái ép giá, giá nhu yếu phẩm lại cao, điện, đƣờng, trƣờng, trạm thƣa và thiếu, thủy lợi, tƣới tiêu thấp kém. Bên cạnh đó, phần lớn ngƣời dân ở vùng nông thôn, đặc biệt là ở cùng sâu, vùng xa, dân trí không đồng đều; chƣa tiếp cận đƣợc tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nếu nhƣ không có một sự đảm bảo, tƣ vấn về việc làm kinh tế, phát triển sản xuất
Quy trình cung cấp và thực hiện bảo hiểm còn phức tạp, chƣa phù hợp với trình độ của ngƣời dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến kỹ thuật, quy trình canh tác đạt chuẩn hay giải quyết bồi thƣờng khi có phát sinh. Các tổ chức cung cấp bảo hiểm cây lúa thƣờng chƣa có một hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết nên khi phát sinh thiệt
hại có nhiều hƣớng giải quyết bất cập, chƣa hợp lí. Thủ tục phiền hà và quy định rắc rối là một cản trở lớn đối với ngƣời dân có có nhu cầu tham gia.
4.4.2 Một số giải pháp
Với nền kinh tế hội nhập nhƣ hiện nay, xu hƣớng công nghiệp hóa các ngành sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp là một điều tất yếu để đảm bảo cho sự phát triển bền vững nền kinh tế nông thôn của Việt Nam. Tuy nhiên, việc triển khai quá trình công nghiệp hóa nông thôn không chỉ đƣợc nhìn trên những quyết sách của Nhà nƣớc mà còn đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn của tất cả các ban ngành tổ chức liên quan và yếu tố tiên quyết là chính bản thân ngƣời nông dân
Ngƣời nông dân cần phải thƣờng xuyên cập nhật tin tức về chƣơng trình bảo hiểm cây lúa. Thông qua những kênh nhƣ ngƣời quen, bà con bạn bè, truyền thông đại chúng,…Thƣờng xuyên tham gia các cuộc họp dân ở địa phƣơng để không bỏ lở cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn hay gói bảo hiểm ƣu đãi của doanh nghiệp bảo hiểm, Nhà nƣớc và những buổi hội thảo về phát triển nông nghiệp nông thôn. Thông qua kênh này ngƣời dân có thể biết đƣợc nhiều vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất mà trong kinh nghiệm truyền thống không có cũng nhƣ phần nào am hiểu hơn về chính sách bảo hiểm cây lúa mà Nhà nƣớc đề ra.
Ngƣời dân tích cực phản hồi và đóng góp vào việc xây dựng quy định cũng nhƣ hợp đồng bảo hiểm để hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng, dịch vụ bảo hiểm, đáp ứng mong muốn của ngƣời dân, đồng thời tạo đƣợc sự tin tƣởng và hài lòng giữa ngƣời dân và công ty bảo hiểm, bởi bản chất của bảo hiểm cũng xuất phát từ lòng tin.
Để việc tuyên truyền, vận động tốt và thấm sâu trong nông dân thì không ai khác các bác, các chú nông dân là ngƣời đóng vai trò chủ chốt vận động tuyên truyền, các mặt tốt của chƣơng trình cũng nhƣ trình bày giải đáp các thắc mắc còn hạn chế, để những hộ chƣa tham gia hay đã từng tham gia dễ tiếp thu và hiểu rõ hơn vì những ngƣời thân với nhau sẽ dễ tiếp xúc, dễ dàng ngồi lắng nghe và chia sẻ với nhau hơn.
Ngoài ra, ngƣời dân cần kết hợp cùng chính quyền địa phƣơng thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, có tinh thần phấn đấu, nỗ lực cố gắng nhƣ: tìm kiếm thêm việc làm phù hợp với khả năng của bản thân ngoài các chính sách hỗ trợ việc làm của địa phƣơng và nhà nƣớc; có tinh thần cố gắng sống vƣơn lên vƣợt qua khó khăn nghèo đói của bản thân và gia đình giúp cho chất lƣợng cuộc sống đƣợc đảm bảo
cũng nhƣ tƣơng lai con em của họ. Bởi nếu không cố gắng vƣơn lên, cải thiện cuộc sống của chính bản thân họ, không có tinh thần vƣợt khó thì nghèo vẫn mãi hoàn nghèo, cho dù các chính sách của nhà nƣớc của địa phƣơng của tổ chức có tốt cũng không thể giúp ích cho họ. Thêm vào đó cần có tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một bƣớc góp phần ổn định thu nhập của họ.
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đánh giá tác động của chƣơng trình bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của các hộ gia đình nông thôn sử dụng số liệu điều tra thời điểm thu thập trong ba vụ gần nhất của hộ. Kết quả sử dụng phƣơng pháp phân tích điểm xu hƣớng cho thấy các chƣơng trình bảo hiểm cây lúa không có tác động đến thu nhập của hộ. Cả ba phƣơng pháp so sánh hạt nhân, cá thể và radius cung cấp bằng chứng tƣơng tự về tác động thu nhập của chƣơng trình bảo hiểm.
Phân tích kết quả sản xuất lúa cho thấy những hộ tham gia bảo hiểm cây lúa có tổng chi phí bỏ ra để đầu tƣ cho một ha đất canh tác cao hơn 320,93 nghìn đồng/ha so với những hộ trồng lúa không tham gia bảo hiểm cây lúa, trong khi chi phí bình quân cho bảo hiểm đã là 279,55 nghìn đồng/ha, cho thấy không có sự chênh lệch chi phí lớn giữa hai nhóm hộ này. Những hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa có năng suất cao hơn 0,18 tấn/ha so với những hộ tham gia bảo hiểm, kết quả này là do theo số liệu thu đƣợc hầu hết các hộ không tham gia bảo hiểm có kinh nghiệm sản xuất lâu năm, nên am hiểu các hoạt động sản xuất cũng nhƣ biết cách khai thác đƣợc năng suất cao nhất. Giá bán trung bình giữa hai nhóm đối tƣợng nghiên cứu không có chênh lệch, trung bình ở mức 4.750 đồng; thƣờng hộ tham gia bảo hiểm hay không tham gia bảo hiểm đa số đều bán lúa cho thƣơng lái và cùng một địa bàn thì giá bán không có sự khác biệt lớn, từ hai yếu tố năng suất và giá bán tạo nên doanh thu của nhóm hộ không tham gia bảo hiểm cao hơn nhóm hộ tham gia bảo hiểm là 850,29 nghìn đồng/ha. Đây là một trong những nguyên nhân mà hộ trồng lúa không tham gia bảo hiểm cây lúa.
Khi so sánh thu nhập giữa hộ tham gia bảo hiểm cây lúa và nhóm hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa. Kết quả cho thấy do chênh lệch theo hƣớng tăng doanh thu và giảm chi phí của nhóm hộ không tham gia cao hơn nhóm hộ tham gia nên dẫn đến có sự khác biệt tƣơng đối về thu nhập giữa hai nhóm hộ này 14,37 %, nhƣng qua bƣớc kiểm định sự khác biệt giữa hai trung bình thu nhập cho thấy không có sự khác biệt thu nhập giữa hộ tham gia bảo hiểm cây lúa và hộ không tham gia.
Tuy nhiên, trên thực tế chƣơng trình thí điểm bảo hiểm cây lúa giúp cho hộ trồng lúa khắc phục đƣợc rủi ro và bù đắp đƣợc phần thiệt hại cho hộ khi xảy ra
thiên tai, dịch bệnh, góp phần ổn định thu nhập cho hộ trồng lúa. Bảo hiểm cây lúa là mô hình mới nên trong quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót nhƣ công tác bồi thƣờng chậm, giá trị bồi thƣờng còn thấp, nhiều loại bệnh, thiên tai không đƣợc quy định trong bảo hiểm, số hộ tham gia bảo hiểm tự nguyện còn thấp dẫn đến nhiều trƣờng hợp rủi ro nhƣng bảo hiểm không có điều kiện tác động. Ngoài ra, những hộ trồng lúa tham gia bảo hiểm cây lúa chƣa phát sinh thiệt hại làm sụt giảm năng suất nên bảo hiểm cây lúa chƣa tác động đến thu nhập.
Để nâng cao sự đóng góp của chƣơng trình bảo hiểm cây lúa đối với việc ổn định thu nhập cho hộ trồng lúa thì các sở ban ngành Nhà nƣớc, công ty bảo hiểm Bảo Minh và hộ trồng lúa cần phối hợp để khắc phục những thiếu sót, khó khăn. Chính sách bảo hiểm cần xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế nhƣ quy định về bồi thƣờng và bổ sung những dịch bệnh, thiên tai thƣờng xảy ra đối với từng vùng. Cán bộ địa phƣơng và cán bộ công ty bảo hiểm tăng cƣờng công tác tuyên truyền cho hộ trồng lúa hiểu rõ hơn về bảo hiểm, đồng thời không ngừng nâng cao kiến thức, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa trong quá trình triển khai thực hiện. Đối với hộ trồng lúa cần thực hiện đúng quy trình canh tác đƣợc cán bộ triển khai và tự nguyện tham gia bảo hiểm và tránh hiện tƣợng trục lợi bảo hiểm cây lúa.
5.2 KIẾN NGHỊ
Để triển khai thành công và đạt hiệu quả bảo hiểm nông nghiệp đối với cây lúa tốt hơn:
5.2.1 Đối với Nhà nƣớc và các Sở, Ban ngành
Bảo hiểm cây lúa là mô hình mới, cơ quan chính quyền địa phƣơng, cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động để hộ trồng lúa hiểu rõ chƣơng trình. Bên cạnh đó, Sở NN & và PTNT tăng cƣờng phối hợp với cơ quan truyền thanh, báo chí tổ chức tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, qua đó làm hộ trồng lúa hiểu rõ hơn về những lợi ích của chƣơng trình bảo hiểm mang lại.
Sở NN & PTNNT cần tăng cƣờng hỗ trợ trong quá trình tập huấn, tổ chức tọa đàm, thành lập tổ tƣ vấn tại địa phƣơng để hỗ trợ hộ trồng lúa và liên lạc nhanh chóng, thuận tiện khi cần thiết. Bên cạnh đó, hƣớng dẫn các địa phƣơng rà soát, hoàn chỉnh quy trình sản xuất canh tác lúa phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng.
Nhà nƣớc cần tăng cƣờng hỗ trợ kinh phí cho các thành phần tham gia trong bảo hiểm cây lúa bao gồm: hỗ trợ hộ trồng lúa, hỗ trợ doanh nghiệp, trợ giúp của các công ty tổ chức kí hợp đồng bao tiêu với các hộ trồng lúa, nhà nƣớc nhận tái bảo
hiểm cho doanh nghiệp kinh doanh BHNN. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung thƣờng xuyên các mức độ rủi ro cho từng vùng, từng khu vực để có chính sách phát triển bảo hiểm cây lúa phù hợp với thực tế.
5.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng
Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa về trách nhiệm và quyền lợi của ngƣời tham gia bảo hiểm (báo chí, truyền thanh, tờ bƣớm), tuyên truyền phải đi vào chiều sâu về quyền lợi của nông dân và ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Ban chỉ đạo các Tỉnh cần tổ chức gặp gỡ nông dân thông qua trực tiếp trên truyền hình, gián tiếp qua đài phát thanh các huyện, đài truyền thanh An Giang để tuyên truyền vận động và giải đáp những thắc mắc của nông dân tham gia bảo hiểm cây lúa.
Ủy ban nhân dân các xã – Thị trấn tích cực lập danh sách diện tích hộ nghèo, cận nghèo tham gia bảo hiểm nông nghiệp.
Ủy ban nhân dân các xã – Thị trấn đóng vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công cho việc triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa. Nên cần phải tập trung vận động, tuyên truyền, thuyết phục nông dân tham gia bảo hiểm và xem đó là nhiệm vụ chính trị thƣờng xuyên liên tục.
Đề nghị Ban Chỉ Đạo các Tỉnh triển khai công tác vận động, tuyên truyền thí điểm bảo hiểm nông nghiệp từ đầu vụ.
5.2.2 Đối với đơn vị cung cấp bảo hiểm cây lúa
Công ty Bảo Minh An Giang cần tăng cƣờng phối hợp với chính quyền địa phƣơng trong công tác tập huấn, hƣớng dẫn quy tắc, điều khoản, thủ tục và sớm ban hành biểu phí bảo hiểm cho vụ sản xuất kế tiếp. Đồng thời, cán bộ công ty cần kết hợp tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm cây lúa đến từng chính quyền xã,và triển khai đến từng hộ trồng lúa.
Cán bộ công ty bảo hiểm cần thể hiện tinh thần trách nhiệm hơn nữa trong quá trình tuyên truyền, thực hiện hợp đồng bảo hiểm với hộ trồng lúa, đặc biệt thƣờng xuyên thăm đồng phát hiện rủi ro và kịp thời tiến hành công tác bồi thƣờng nhằm khắc phục khó khăn về tài chính cho hộ trồng lúa.Tiến hành xác nhận tổn thất cũng nhƣ bồi thƣờng đúng tiến độ nhƣ trong hợp đồng, để tạo niềm tin tốt cho ngƣời dân vào chƣơng trình bảo hiểm cây lúa.
Công ty bảo hiểm cần thông tin với các cơ quan tuyên truyền về điều lệ, điều khoản mới phát sinh khi có thay đổi trong hợp đồng bảo hiểm để đồng loạt về thông tin xuống nông dân, tránh tình trạng sai lệch về thông tin.
Công ty bảo hiểm phải quan tâm, chú trọng hơn nữa trong công tác triển khai thực hiện, tuyên truyền, giải quyết bồi thƣờng để thúc đẩy chƣơng trình bảo hiểm phát triển. Tuy đây là một lĩnh vực phi lợi nhuận, nhƣng về lâu dài sẽ là cơ hội cho các công ty bảo hiểm phát triển các loại công cụ tài chính vi mô, cơ hội để các công ty mở rộng thị trƣờng, phát triển đƣa vào thị trƣờng các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp khác. Trong quá trình triển khai thực hiện công ty bảo hiểm gặp khó khăn thì cần báo lên Bộ tài chính hoặc Bộ NN & PTNN để giải quyết những khó khăn, nhằm đem lại lợi ích cho cả hai bên hộ trồng lúa và công ty bảo hiểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Hồ Cao Việt, 2009. Động thái kinh tế-xã hội hộ nông dân trồng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời kì đổi mới. Luận án Tiến Sĩ. Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
2. Mai Văn Nam và cộng sự, 2006. Kinh Tế Lượng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
3. Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Giải pháp phát triển thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp. Tạp chí tài chính doanh nghiệp, 3: 26-27
4. Nguyễn Quốc Nghi, 2013. Nhu cầu tham gia bảo hiểm sản lƣợng của hộ nuôi tôm sú ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ 5. Nguyễn Quốc Nghi và cộng tác viên, 2011. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí khoa học, 5: 30 - 36.
6. Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, 2012. Báo cáo kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại tỉnh An Giang năm 2012 và phương hướng thực hiện năm 2013. An Giang, tháng 12 năm 2012
7. Phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Thoại Sơn, 2013. Báo cáo kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp vụ Đông xuân 2013 và Kế hoạch vụ Hè Thu năm 2013. An Giang, tháng 05 năm 2013
8. Phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Châu Phú, 2013. Báo cáo kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp vụ Đông xuân 2013 và Kế hoạch vụ Hè Thu năm 2013. An Giang, tháng 05 năm 2013
9. Tổng cục thống kê, 2012. Niên giáp thống kê 2012. An Giang: Nhà xuất bàn Thống kê
10. Frank Ellis, 1993. Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp. Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp.
11. Nguyễn Thanh Tâm, 2002. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
nông hộ tại địa bàn Nông Trường Sông Hậu Huyện Ô Môn Tỉnh Cần Thơ. Luận
văn thạc sĩ, Đại học Nông Lâm tp.HCM.
12. Trần Xuân Long, 2009. Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông
13. Trần Trọng Tín, 2010. Phân tích các yếu tố tác động thu nhập hộ nghèo Vĩnh Long. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Cần Thơ.