Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 50 - 54)

Chi phí là một công cụ quan trọng để tính ra thu nhập. Việc xác định các khoản chi phí cũng quan trọng không kém. Sản xuất lúa tập hợp nhiều khoản chi phí khác nhau: Chi phí phân bón, chi phí thuốc nông dƣợc, chi phí giống, chi phí làm đất, chi phí thuê lao động và các khoản chi phí khác. Ngoài ra hiện nay còn phát sinh thêm một loại chi phí mới đó là chi phí bảo hiểm đối với những hộ trồng lúa mua bảo hiểm cây lúa để phòng ngừa rủi ro .

Bảng 4.5 trình bày chi phí sản xuất lúa trung bình của hộ trồng lúa tại huyện Thoại Sơn và Châu Phú tỉnh An Giang. Kết quả cho thấy, những hộ tham gia bảo hiểm cây lúa có tổng chi phí bỏ ra để đầu tƣ cho một ha đất canh tác cao hơn 320,93 nghìn đồng/ha so với những hộ trồng lúa không tham gia bảo hiểm cây lúa, trong khi chi phí bình quân cho bảo hiểm đã là 279,55 nghìn đồng/ha, cho thấy không có sự chênh lệch lớn giữa hai nhóm hộ này. Do cùng một địa bàn thì giá các vật tƣ nông nghiệp, chi phí thuê lao động hay các hoạt động phục vụ nông nghiệp nhƣ bơm tƣới, thu hoạch là tƣơng đƣơng nhau, đặc biệt kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp là học hỏi, trao đổi giữa các nhà nông, nên liều lƣợng, cách sử dụng cũng có phần giống nhau, dẫn đến chi phí sản xuất nói chung là khá cân bằng. Ngoài ra, Những hộ tham gia bảo hiểm tại địa bàn cũng không đƣợc hỗ trợ để giảm các chi phí đầu vào, hay các công nghệ sản xuất hiệu quả khác biệt với các hộ không tham gia. Cả hai nhóm đối tƣợng hộ đều đƣợc cung cấp, kiến thức kỹ thuật trồng trọt nhƣ nhau qua các buổi

hội thảo, tƣ vấn của các công ty bảo vệ thực vật hay từ cán bộ kỹ thuật của huyện, phòng nông nghiệp địa phƣơng

Chi phí phân bón: Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng nhất ảnh hƣởng đến năng suất của sản xuất lúa. Chi phí bón phân cao hơn nhiều so với các chi phí đầu vào khác. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân bón không hợp lí sẽ mang lại tác dụng ngƣợc, nhƣ sẽ rất dễ làm cho đất chua,lúa bị nhiễm sâu bệnh hay hạn chế trổ bông dẫn đến giảm năng suất và làm tăng chi phí sản xuất không hiệu quả. Chi phí phân bón là tổng số tiền mà hộ trồng lúa bỏ ra mua các loại phân bón phục vụ cho quá trình sản xuất. Theo số liệu điều tra, chi phí phân bón trung bình của hộ trồng lúa mua bảo hiểm cây lúa cao hơn 229,7 nghìn đồng/ha so với hộ trồng lúa không mua bảo hiểm, nhƣng không có sự khác biệt lớn về tỷ trọng của chi phí phân bón trong tổng chi phí sản xuất của hai nhóm. Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng đứng thứ hai do vùng đất chỉ độc canh trồng lúa nên phải sử dụng nhiều phân bón nhƣ chất dinh dƣỡng thay thế chất dinh dƣỡng của đất để cho lúa phát triển tốt, giúp tăng năng suất là cần thiết

Bảng 4.5 Chi phí sản xuất lúa trung bình của hộ trồng lúa tại huyện Thoại Sơn và Châu Phú tỉnh An Giang

Đơn vị tính: Nghìn đồng/ha

STT Khoản mục chi phí

Hộ tham gia bảo hiểm cây lúa

Hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Chi phí giống 1.736,42 7,82 1.915,48 8,76 2 Chi phí phân bón 5.607,39 25,26 5.377,69 24,58 3 Chi phí thuốc nông

dƣợc

6.363,59 28,67 6.196,97 28,32 4 Chi phí lao động 1.627,68 7,33 1.634,59 7,47 5 Chi phí thuê đất 1.226,67 5,53 1.150,00 5,26 6 Chi phí bơm tƣới 1.265,78 5,70 1.236,21 5,65 7 Chi phí thu hoạch 2.730,98 12,30 2.918,03 13,34 8 Chi phí bảo hiểm 279,55 1,26 - - 9 Chi phí khác 1361,02 6,13 1.449,18 6,62 Tổng các chi phí 22.199,08 100 21.878,15 100

Chi phí thuốc nông dƣợc: Đây là khoản chi phí cao hàng đầu trong các chi phí sản xuất của mẫu điều tra. Điều này là do thời tiết diễn biến thất thƣờng, các bệnh về lúa xuất hiện thƣờng xuyên, đặc biệt là bệnh cháy bìa lá, đạo ôn,…Nhiều diện tích lúa bị thiệt hại nặng, cũng nhƣ địa bàn nghiên cứu là vùng đất thƣờng có mƣa lớn và giông nên cần có thân cây lúa chắc, chịu gió, tránh đổ ngã, nên cần có các loại thuốc dƣỡng thân cây. Từ đó, hộ trồng lúa sử dụng nhiều thuốc nông dƣợc hơn dẫn đến chi phí thuốc nông dƣợc chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí, và cũng không có sự khác biệt về tỷ lệ này giữa nhóm hộ trồng lúa tham gia bảo hiểm và hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa. Đối với nhóm hộ mua bảo hiểm cây lúa chi phí thuốc nông dƣợc cao hơn 166,62 ngàn đồng/ha so với nhóm hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa.

Chi phí giống: Giống là một yếu tố đầu vào quan trọng nhất và có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của hộ trồng lúa. Việc chọn giống thƣờng dựa vào kinh nghiệm, tập quán sản xuất, mỗi loại giống sẽ thích nghi với loại đất, thời tiết khác nhau của từng mùa vụ, để hạn chế dịch bệnh cũng nhƣ đạt năng suất cao nhất có thể. Tuy nhiên, khi hộ trồng lúa có hợp đồng với công ty hay có mục đích làm lúa xuất khẩu thì sẽ chọn theo giống lúa thị trƣờng cần và giống đó cũng phải phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phƣơng. Bảng 4.5 trình bày chi phí sản xuất lúa trung bình, cho thấy nhóm hộ mua bảo hiểm cây lúa chi phí giống trung bình của hộ là 1.736,42 nghìn đồng/ha chiếm 7,8% trong tổng chi phí sản xuất của hộ trồng lúa thấp hơn nhóm hộ không tham gia bảo hiểm 179,06 nghìn đồng/ha. Khoản chi phí chênh lệch này chủ yếu là do tập quán sản xuất chênh lệch giữa số lƣợng xạ trên một ha và khác biệt về loại giống. Ngoài ra, hiện nay những hộ sản xuất luôn tìm mua những giống có chất lƣợng, hạn chế dịch bệnh tại các trung tâm giống nhằm tăng năng suất lúa và bán đƣợc với giá cao, nâng cao thu nhập của hộ.

Chi phí bơm tƣới và chi phí lao động: Đây thƣờng là các khoản chi phí cố định và không biến đổi nhiều. Hộ trồng lúa có thể thuê lao động ở hầu hết các khâu từ lúc bắt đầu đến kết thúc quá trình canh tác nhƣ: gieo trồng, làm cỏ, bón phân, phun thuốc nông dƣợc, cắt lúa, suốt lúa, bốc vác, vận chuyển, phơi sấy và các chi phí này là bằng nhau cho một vùng sản xuất. Tại địa bàn nghiên cứu việc cơ giới hóa trong nông nghiệp đƣợc thức hiện khá tốt, nên nhu cầu lao động cũng có thể đáp ứng trƣớc tình trạng ngƣời dân lên các khu công nghiệp lập nghiệp. Cũng nhƣ, không phải hộ trồng lúa nào cũng thuê ở tất cả các khâu mà họ có thể sử dụng công lao động nhà nhằm giảm bớt chi phí canh tác. Hộ trồng lúa thƣờng sử dụng lao động thuê đối với những công việc có khối lƣợng lớn, đòi hỏi nhiều sức ngƣời và tập trung trong khoảng thời gian ngắn mà lƣợng lao động gia đình không đáp ứng đủ nên chi phí lao động thuê chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi phí. Còn về chi phí bơm

tƣới tƣới bao gồm: chi phí bơm nƣớc vào ruộng và chi phí rút nƣớc ra khỏi ruộng. Chi phí tƣới tiêu đƣợc tính bằng số tiền mà hộ trồng lúa chi ra để mua nhiên liệu sử dụng cho bơm nƣớc hoặc số tiền hộ thuê bơm nƣớc.Và thƣờng chi phí này cố định tại một khu vực nên không có chênh lệch nhiều giữa các nhóm đối tƣợng nghiên cứu.Theo số liệu thống kê thì đây là một khoản chi phí tƣơng đối nhỏ đối với nông hộ.

Chi phí thu hoạch chiếm tỉ lệ khá cao 12,3% hộ tham gia bảo hiểm, 13,34% hộ không tham gia bảo hiểm trong tổng chi phí. Chi phí này không có sự khác biệt nhiều giữa hai nhóm hộ có tham gia và không tham gia bảo hiểm cây lúa. Hiện nay thu hoạch lúa đƣợc thực hiện bởi máy cắt suốt liên hợp vừa tiết kiệm đƣợc lao động gia đình và chi phí thuê mƣớn lao động nhƣ kể trên. Do đó, hầu hết các hộ trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu đều thuê máy suốt liên hợp để thu hoạch, nên chi phí này không có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ có tham gia bảo hiểm và không tham gia bảo hiểm cây lúa. Nhƣng nếu xảy ra đổ ngã do giông, lốc thì chi phí thu hoạch là một phần gánh nặng cho hộ sản xuất, có thể gấp ba đến bốn lần mức bình thƣờng và cũng là một trong các yếu tố làm giảm thu nhập

Chi phí thuê đất: Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo hay các hộ muốn mở rộng sản xuất, thì tƣ liệu sản xuất của họ phải tốn chi phí thuê. Chi phí này đƣợc chi trả theo từng vụ, hợp đồng có thể dài hạn hơn tính theo năm. Đối với địa bàn nghiên cứu thì số đối tƣợng thuê đất không lớn, nhƣng cũng có ảnh hƣởng đến tổng chi phí sản xuất. Và đây thƣờng là khoản chi phí đánh đổi do nếu muốn thu đƣợc lợi nhuận thì phải đạt năng suất khá cao chi trả lại cho phần chi phí thuê. Nên ngƣời dân cũng hạn chế ở các hộ đủ đất canh tác.

Chi phí khác là khoản chi đi lại, chi phí uống nƣớc, chi phí liên lạc trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa. Ngoài ra trong số liệu nghiên cứu còn bao gôm chi phí làm đất, do chi phí làm cho một khoảng thới gian dài nên ngƣời đƣợc phỏng vấn khó nhớ và chỉ nhắm chừng vào các khoản chi phí phát sinh. Nên khoản chi phí này có cao hơn so với các khoản chi phí khác thƣờng thấy. Chiếm 6,13% ở nhóm hộ tham gia bảo hiểm và 6,62% ở nhóm hộ không tham gia bảo hiểm.

Đối với những hộ mua bảo hiểm tự nguyện cây lúa còn phải bỏ ra chi phí mua bảo hiểm để chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra góp phần ổn định thu nhập. Tuy nhiên, khoản chi phí bảo hiểm cây lúa trung bình 279,55 nghìn đồng/ha, chiếm tỷ lệ tƣơng đối nhỏ 1,26% trong tổng chi phí, nhƣng góp phần làm chênh lệch chi phí giữa hai nhóm đối tƣợng nghiên cứu. Chƣơng trình thí điểm bảo hiểm cây lúa là chính sách quan trọng của

Đảng và Nhà nƣớc nhằm hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời nông dân. Tuy nhiên, chƣơng trình bảo hiểm mới đƣa vào triển khai thí điểm nên một số điều khoản trong quy tắc bảo hiểm chƣa phù hợp với điều kiện thực tế nên hộ trồng lúa không có nhu cầu tham gia. Đối với những hộ nghèo sẽ đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ hoàn toàn mức phí tham gia, hộ cận nghèo chỉ đóng 10% mức phí tham gia bảo hiểm cây lúa.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)