Mô hình phân tích tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 25 - 27)

hộ trồng lúa.

Để đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích điểm xu hƣớng. Một mức thay đổi thu nhập bình quân (theo vụ) của hộ trồng lúa do có tham gia bảo hiểm cây lúa đƣợc coi là đóng góp của chƣơng trình bảo hiểm cây lúa đối với việc ổn định thu nhập của hộ. Để đánh giá tác động trên, nghiên cứu này sử dụng khung đánh giá tác động dựa theo

Heckman & George (1980) và Ahn & Schmidt (1995). Cụ thể, các hộ gia đình đƣợc phân thành hai nhóm, có tham gia hoặc không tham gia trong mua bảo hiểm cho cây lúa. Gọi D là tình trạng mua bảo hiểm, D = 1nếu hộ có mua bảo hiểm và D = 0 cho trƣờng hợp còn lại. Gọi Y1i là thu nhập bình quân của hộ có tham gia mua bảo hiểm và Y0i là kết quả của hộ không tham gia. Vì hai khả năng tham gia và không tham gia mua bảo hiểm là loại trừ nhau, chỉ có hộ tham gia mua bảo hiểm nhận đƣợc giá trị quan sát, kết quả không đƣợc quan sát nếu hộ đó không tham gia vào chƣơng trình gọi là “kết quả đối chứng”. Tác động của chƣơng trình dự trên kết quả của các hộ gia đình thứ i trong một mẫu có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau:

δ = Y1i - Y0i (1)

Các kết quả tác động của quan sát thứ i tùy thuộc vào tính chất loại trừ lẫn nhau của kết quả đối chứng và giả định phân phối độc lập (Heckman & Vytlacil, 2005; Rubin, 1990). Cụ thể nhƣ sau:

Yi = Y0i + (Y1i - Y0i) Di = Y0i + δDi (2)

Ƣớc lƣợng tác động thu nhập, ở phƣơng trình (2) sử dụng phƣơng pháp OLS cho kết quả chệch do sai số chọn mẫu (Heckman, 1978). Để cải thiện kết quả ƣớc lƣợng, nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp so sánh điểm xu hƣớng (Propensity Score Matching), trong đó sử dụng các số liệu trƣớc và sau khi tham gia chƣơng trình để so sánh những ngƣời tham gia mua bảo hiểm cho cây lúa và những ngƣời không tham gia mua bảo hiểm dựa trên những đặc điểm quan sát của họ. Gọi X là tập hợp các đặc điểm quan sát của hộ trong mô hình (2) đƣợc viết lại nhƣ sau:

Yi = Yi0 + (Yi1 - Yi0) Di = Yi0 + δDi + Xi βj + εi (3)

Việc lựa chọn các nhóm tham gia mua bảo hiểm và nhóm không tham gia, tuy vậy, không cung cấp cơ sở đảm bảo rằng việc so sánh không bị chệch. Nguồn sai lệch có thể phát sinh từ các yếu tố nhƣ tuổi tác hay sự khác biệt trong kỹ năng quan sát thu nhập thông tin. Ngoài ra, sai lệch trong đánh giá còn phát sinh khi các yếu tố không quan sát đƣợc, chẳng hạn nhƣ là động cơ sản xuất của hộ hoặc thiên hƣớng kinh doanh của cá nhân cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định quyết định mua bảo hiểm. Nếu một cá nhân có động cơ cao sẽ có nhiều khả năng cá nhân đó tham gia vào chƣơng trình bảo hiểm; và có nhiều khả năng cá nhân đó có đƣợc một kết quả cao hơn mà không cần tham gia bảo hiểm. Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp so sánh điểm xu hƣớng (PSM) sử dụng các số liệu của hộ tham gia và không tham gia mua bảo hiểm để đánh giá tác động của việc tham gia bảo hiểm đến thu nhập của hộ. Các yếu tố độc lập sử dụng trong mô hình đánh giá tác động(các

yếu tố kiểm soát) (Xi) trong mô hình bao gồm tập hợp các đặc điểm của chủ hộ, đặc điểm tài chính của hộ và đặc điểm của hoạt động sản xuất.

Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong phân tích hồi quy

Tên biến Giải thích Biến số Đơn vị tính Kỳ vọng

Tuoi (X1) Tuổi của chủ hộ năm -

TrinhDo (X2) Trình độ học vấn chủ

hộ Từ 1-16 +

SoThanhVien (X3) Thành viên gia đình Ngƣời -

SoLD (X4) Số lao động Ngƣời +

QHDiaPhuong (X5) Quan hệ địa Phƣơng Có =1

Không=0 +

VayVon (X6) Vay vốn Có =1

Không=0 -

TichLuy (X7) Tích lũy Có =1

Không=0 -

NangSuat (X8) Năng suất trung bình Tấn/ha -

GiaBan (X9) Giá bán trung bình Đồng -

DienTichDat (X10) Diện tích đất canh tác 1.000 m2 +

ChiPhi (X11)Chi phí sản xuất trung

bình Triệu đồng -

Ghi chú :

Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc. Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 25 - 27)