Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 32 - 33)

a) Địa hình đồng bằng

Đồng bằng chiếm khoảng 87% diện tích tự nhiên của tỉnh, là nơi sinh sống của khoảng 89% dân cƣ toàn tỉnh. Đồng bằng cũng đƣợc phân thành hai loại là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi.

- Đồng bằng phù sa do phù sa của sông Cửu Long bồi đắp, gồm 2 khu vực: + Khu vực 1: Là dãy đất nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, bao gồm một phần huyện An Phú và các huyện Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới. Địa hình có dạng lòng chảo, cao ở hai bờ sông và thấp dần ở giữa. Độ cao trung bình ở ven sông là 3 - 4 m, ở khu lòng chảo là 1,5 - 3 m. Đất chủ yếu là loại cát pha, thích hợp với việc trồng lúa, ngô, cây ăn quả.

+ Khu vực 2: là dãy đất nằm ở hữu ngạn sông Hậu, bao gồm một phần huyện An Phú, các huyện Châu Phú, Châu Thành,Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên. Địa hình hơi nghiêng, thấp dần về phía Tây - Tây Nam. Nơi thấp nhất chỉ cao khoảng 0,7 - 1,0 m so với mực nƣớc biển. Đất chuyển từ thịt nhẹ đến đất sét, thích hợp cho cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

- Đồng bằng ven núi thuộc kiểu sƣờn tích (Deluvi) và phù sa cổ. Kiểu sƣờn tích hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá, độ cao trung bình từ 5 - 10 m, hẹp, độ dốc nhỏ.

b) Địa hình đồi núi

Vùng đồi núi chiếm khoảng 13% diện tích tự nhiên và 11% dân cƣ toàn tỉnh. Các dãy núi phân bố thành hình vòng cung kéo dài gần 100 km, khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi

dừng lại ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, gồm các cụm núi chính: núi Sập, Ba Thê, núi Phú Cƣờng, núi Cấm, núi Dài, núi Tô, núi Nổi, núi Sam

Đất đai vùng núi chủ yếu là đất xám, nghèo dinh dƣỡng, giữ nƣớc kém, dễ bị khô hạn và xói mòn. Sản xuất nông nghiệp chỉ đƣợc một vụ vào mùa mƣa, chủ yếu là trồng cây ăn quả và trồng rừng.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)