Thu nhập đƣợc xem là thành quả lao động của nông hộ sau một quá trinh sản xuất lâu dài. Đây là yếu tố có thể đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ, cũng nhƣ thu nhập của hộ thể hiện sự ổn định về kinh tế của hộ.
Bảng 4.7 Thống kê thu nhập trung bình từ trồng lúa tại huyện Thoại Sơn và Châu Phú tỉnh An Giang
Đơn vị tính: Nghìn đồng/ha
Chỉ tiêu
Hộ tham gia bảo hiểm cây
lúa
Hộ không tham gia bảo hiểm
cây lúa Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh thu 30.347,39 31.197,68 (850,29) 2,80 Chi phí 22.199,08 21.878,15 320,93 1,45 Thu nhập 8.148,31 9.319,53 (1171,22) 14,37
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát 09/2013 của tác giả
Bảng 4.7 thống kê thu nhập trung bình từ trồng lúa. Kết quả cho thấy, tuy chênh lệch giữa doanh thu, chi phí của hai nhóm đối tƣợng nghiên cứu không lớn, nhƣng do chênh lệch theo hƣớng tăng doanh thu và giảm chi phí của nhóm hộ không tham gia cao hơn nhóm hộ tham gia nên dẫn đến, có sự khác biệt tƣơng đối về thu nhập giữa hai nhóm hộ này 14,37 %, nhƣng qua bƣớc kiểm định sự khác biệt giữa trung bình hai tổng thể cho kết quả không có sự khác biệt do Sig.(2 đuôi) = 0.834 > 0.05.
Phân tích thu nhập là công cụ hữu ích để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tình hình tài chính của hoạt động sản xuất. Trồng lúa hiện nay chi phí đầu tƣ cao nhƣng cho ra thu nhập rất thấp vì hoạt động phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trƣờng của phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chi phí suốt, sấy,… Tuy thu nhập thấp nhƣng các hộ vân tiếp tục sản xuất vì đó là hoạt động truyền thống của vùng.
4.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG BẢO HIỂM CÂY LÚA ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ TRỒNG LÚA TẠI TỈNH AN GIANG
4.2.2 Kết quả xử lý mô hình Probit
Để đánh giá tác động bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa dựa vào so sánh điểm xu hƣớng thì phải xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tham gia
bảo hiểm cây lúa. Tác giả sử dụng mô hình hồi qui probit để kiểm định mô hình đã xây dựng. Kết quả xử lý số liệu đƣợc trình bày trong bảng dƣới đây.
+ Bảng 4.8 Kết quả phân tích mô hình probit Biến Hệ số () Giá trị P Tuoi -0.0198 0.300 TrinhDo 0.0285 0.723 SoThanhVien -0.2712 0.073* SoLD 0.0793 0.628 QHDiaPhuong 1.2019 0.008*** VayVon -0.0469 0.892 TichLuy -2.3005 0000*** NangSuat -0.6364 0.078* GiaBan -0.0003 0.674 DienTichDat 0.0814 0.110 ChiPhi 0.0000 0.935 Hệ số tự do 7.6155 0.062 Prob > Chi2 0.0000 Số quan sát (N) 120 R2 0.5319
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát 09/2013 của tác giả Ghi chú: *: Mức ý nghĩa 10%, **: Mức ý nghĩa 5%, ***: Mức ý nghĩa 1%.
Theo kết quả phân tích cho thấy, có 4 biến có ý nghĩa thống kê. Trong đó, có một biến tác động thuận với quyết định mua bảo hiểm cây lúa và ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ trồng lúa và ba biến tác động nghịch. Cụ thể, biến QHDiaPhuong tƣơng quan thuận với quyết định mua bảo hiểm cây lúa có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, và tƣơng quan thuận với quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa. Các biến
SoThanhVien, Nangsuat có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và biến TichLuy có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, đều tƣơng quan nghịch với quyết định mua bảo hiểm cây lúa
Kết quả mô hình Probit cho thấy, R2
= 53,19% nghĩa là các biến độc lập đƣa vào mô hình giải thích đƣợc 53,19% cho quyết định mua bảo hiểm cây lúa Kiểm định Corr cho các giá trị đều nhỏ hơn 0,8 do đó có thể bỏ qua tƣơng tác giữa các biến độc lập trong mô hình. Ngoài ra, giá trị kiểm định mô hình (Prob > chi2) = 0,000 cho thấy mô hình nghiên cứu đƣợc sử dụng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nghĩa là tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ các hệ số trong mô hình có nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc.
Nhƣ vậy, có thể kết luận là mô hình trên khá phù hợp, các yếu tố giải thích trong mô hình probit có ý nghĩa và đƣợc sử dụng trong các bƣớc tính các điểm xu hƣớng tiếp theo trong phƣơng pháp PSM.
4.2.3 Đánh giá tác động bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại huyện Thoại Sơn và Châu Phú
Theo kết quả mô hình probit đƣợc xác định nhƣ trên, đã tìm đƣợc mô hình thích hợp có nghĩa là có thể ghép cặp đƣợc hai nhóm tƣơng đồng nhau dựa vào giá trị xác suất thu đƣợc từ các biến số của mô hình. Các biến số đƣợc lựa chọn, xác suất tham gia trong bảo hiểm cây lúa đƣợc tính sử dụng mô hình probit. Sau đó, các điểm xu hƣớng cho mỗi tập hợp yếu tố giải thích đƣợc ƣớc tính.
Thuộc tính cân bằng đƣợc thỏa mãn, vùng hỗ trợ chung đƣợc xác định và đƣợc sử dụng cho các phƣơng pháp so sánh cặp phù hợp. Phƣơng pháp so sánh hạt nhân (Kernel Matching), phƣơng pháp so sánh cá thể (Nearest Neighbor Matching) và phƣơng pháp so sánh bán kính (Radius Matching) đƣợc sử dụng để thực hiện đánh giá các tác động bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa.
Bảng 4.9 Kết quả tác động thu nhập bình quân trên vụ của hộ trồng lúa tỉnh An Giang
Phƣơng pháp Không tham gia BH/ tham gia BH (hộ) ATT (nghìn đồng) t Sai số chuẩn (nghìn đồng) So sánh hạt nhân 37/60 (1.448,860) (0,940) 1.541,184 So sánh cá thể 13/60 (667,967) (0,564) 1.183,509 So sánh bán kính 37/60 (667,967) (0,646) 1.034,783
Bảng 4.9 trình bày kết quả ƣớc lƣợng tác động của chƣơng trình thí điểm bảo hiểm cây lúa đến thu nhập bình quân trên vụ của hộ trồng lúa tỉnh An Giang. Qua ba phƣơng pháp so sánh trung tâm, so sánh cá thể và so sánh bán kính với sự kiểm soát tất cả các biến đƣợc thể hiện trong mô hình probit trình bày ở phần trên, giá trị t
không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy chƣơng trình thí điểm bảo hiểm cây lúa tác động đến thu nhập của hộ trồng lúa không đáng kể. Nhóm hộ tham gia bảo hiểm cây lúa có thu nhập từ sản xuất lúa không có sự khác biệt với nhóm hộ không tham gia bảo hiểm, cho thấy tác động của bảo hiểm lên thu nhập gần nhƣ bằng không.
Chƣơng trình thí điểm bảo hiểm cây lúa tác động không đáng kể đến thu nhập của hộ trồng lúa tại huyện Thoại Sơn và Châu Phú tỉnh An Giang đƣợc giải thích nhƣ sau. Trƣớc tiên, bảo hiểm cây lúa mới đƣợc triển khai thí điểm nhiều hộ trồng lúa vẫn chƣa hiểu rõ về những lợi ích mang lại của chƣơng trình, do đó những hộ tham gia bảo hiểm chủ yếu là hộ có ngƣời thân làm tại địa phƣơng, hoàn thành nhiệm vụ của một cán bộ hay các hộ có quan hệ tốt với địa phƣơng tham gia ủng hộ chỉ tiêu, ngoài ra các hộ nghèo và cận nghèo thì đa số không có đất canh tác nên chƣơng trình bảo hiểm không thể tiếp cận. Và vì đây là bảo hiểm theo năng suất bình quân xã nên các năm vừa qua tuy có thiệt hại nhƣng không có sụt giảm năng suất so với năng suất bình quân nên không đƣợc bồi thƣờng mà chỉ hƣởng đƣợc phần phí hỗ trợ tƣơng đƣơng phí tham gia.
Một lý do khác làm bảo hiểm cây lúa không tác động đến thu nhập. Bảo hiểm cây lúa chỉ mới triển khai thí điểm nên có những quy định chƣa sát với thực tế. Việc xác định thiệt hại bồi thƣờng, hỗ trợ không cân xứng. Tại huyện Thoại Sơn, những hộ trồng lúa cho biết có nhiều hộ bị thiệt hại 100% vì sâu bệnh, thời tiết thì cũng đƣợc hỗ trợ nhƣ những hộ 30-40% và không đƣợc bồi thƣờng. Điều này làm cho chính sách bồi thƣờng bảo hiểm cây lúa không bù đắp đƣợc thiệt hại cho hộ, mặc dù tổn thất xảy ra làm giảm thu nhập đáng kể. Bên cạnh đó, có những hộ dựa vào bảo hiểm cây lúa để trục lợi bảo hiểm dẫn đến chính sách bồi thƣờng không đúng đối tƣợng, nhƣng hộ thật sự bị rủi ro thì bảo hiểm không tác động đến thu nhập, còn những hộ đƣợc bồi thƣờng thì rủi ro xảy ra không đáng kể, điều này quy phạm nguyên tắc bồi thƣờng và nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn trong bảo hiểm.
Cán bộ địa phƣơng và cán bộ công ty bảo hiểm chƣa thƣờng xuyên thăm đồng phát hiện dịch bệnh, và tiến hành kiểm tra những khu vực lúa bị thiệt hại nên công tác bồi thƣờng chậm trễ, thậm chí có những hộ bị thiệt hại báo cáo cho cơ quan
chính quyền địa phƣơng mà không có cán bộ xuống khảo sát bồi thƣờng. Vì thế, hộ trồng lúa tự gánh chịu phần thiệt hại vì số tiền bồi thƣờng cũng không nhiều và hộ nghĩ làm thủ tục bồi thƣờng phức tạp, bảo hiểm cây lúa vẫn không tác động đến thu nhập của hộ trồng lúa.
Nhìn chung, chƣơng trình thí điểm bảo hiểm cây lúa đƣợc triển khai tại huyện Thoại Sơn và Châu Phú thực hiện theo quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Nhƣng trong quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót từ nội dung quy định, quy trình trong bảo hiểm không sát thực tế, cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện bảo hiểm chƣa hiệu quả và nhận thức của hộ trồng lúa về bảo hiểm cây lúa theo hƣớng tiêu cực. Mặt khác, chính sách bồi thƣờng và công tác thực hiện bồi thƣờng cho những hộ tham gia bảo hiểm cây lúa diễn ra chậm, và còn thấp so với giá trị bị thiệt hại. Do đó, tác động bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh An Giang chƣa đáng kể.
4.4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ ĐÓNG GÓP BẢO HIỂM CÂY LÚA ĐẾN ỔN ĐỊNH THU NHẬP CỦA HỘ TRỒNG LÚA TẠI TỈNH AN GIANG ỔN ĐỊNH THU NHẬP CỦA HỘ TRỒNG LÚA TẠI TỈNH AN GIANG
4.4.1 Những mặt hạn chế chung tại địa bàn nghiên cứu
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp còn chứa đựng nhiều rủi ro, do diễn biến thời tiết phức tạp, khó lƣờng; dịch bệnh, sâu bệnh luôn rình rập, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc biệt là cây lúa chƣa ổn định, mặc dù là nƣớc xuất khẩu về lúa gạo hàng đầu nhƣng vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào giá cả thế giới,…Thêm vào đó công tác nghiên cứu, dự báo liên quan đến lĩnh vực này còn yếu nên đã gây ra hậu quả nghiệm trọng cho sản xuất một khi có rủi ro phát sinh.
Các hộ nghèo, cận nghèo tại địa phƣơng chịu thiệt thòi do sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông không thuận tiện, vận chuyển sản phẩm đến chợ thì chi phí cao, bán tại đồng thì bị thƣơng lái ép giá, giá nhu yếu phẩm lại cao, điện, đƣờng, trƣờng, trạm thƣa và thiếu, thủy lợi, tƣới tiêu thấp kém. Bên cạnh đó, phần lớn ngƣời dân ở vùng nông thôn, đặc biệt là ở cùng sâu, vùng xa, dân trí không đồng đều; chƣa tiếp cận đƣợc tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nếu nhƣ không có một sự đảm bảo, tƣ vấn về việc làm kinh tế, phát triển sản xuất
Quy trình cung cấp và thực hiện bảo hiểm còn phức tạp, chƣa phù hợp với trình độ của ngƣời dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến kỹ thuật, quy trình canh tác đạt chuẩn hay giải quyết bồi thƣờng khi có phát sinh. Các tổ chức cung cấp bảo hiểm cây lúa thƣờng chƣa có một hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết nên khi phát sinh thiệt
hại có nhiều hƣớng giải quyết bất cập, chƣa hợp lí. Thủ tục phiền hà và quy định rắc rối là một cản trở lớn đối với ngƣời dân có có nhu cầu tham gia.
4.4.2 Một số giải pháp
Với nền kinh tế hội nhập nhƣ hiện nay, xu hƣớng công nghiệp hóa các ngành sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp là một điều tất yếu để đảm bảo cho sự phát triển bền vững nền kinh tế nông thôn của Việt Nam. Tuy nhiên, việc triển khai quá trình công nghiệp hóa nông thôn không chỉ đƣợc nhìn trên những quyết sách của Nhà nƣớc mà còn đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn của tất cả các ban ngành tổ chức liên quan và yếu tố tiên quyết là chính bản thân ngƣời nông dân
Ngƣời nông dân cần phải thƣờng xuyên cập nhật tin tức về chƣơng trình bảo hiểm cây lúa. Thông qua những kênh nhƣ ngƣời quen, bà con bạn bè, truyền thông đại chúng,…Thƣờng xuyên tham gia các cuộc họp dân ở địa phƣơng để không bỏ lở cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn hay gói bảo hiểm ƣu đãi của doanh nghiệp bảo hiểm, Nhà nƣớc và những buổi hội thảo về phát triển nông nghiệp nông thôn. Thông qua kênh này ngƣời dân có thể biết đƣợc nhiều vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất mà trong kinh nghiệm truyền thống không có cũng nhƣ phần nào am hiểu hơn về chính sách bảo hiểm cây lúa mà Nhà nƣớc đề ra.
Ngƣời dân tích cực phản hồi và đóng góp vào việc xây dựng quy định cũng nhƣ hợp đồng bảo hiểm để hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng, dịch vụ bảo hiểm, đáp ứng mong muốn của ngƣời dân, đồng thời tạo đƣợc sự tin tƣởng và hài lòng giữa ngƣời dân và công ty bảo hiểm, bởi bản chất của bảo hiểm cũng xuất phát từ lòng tin.
Để việc tuyên truyền, vận động tốt và thấm sâu trong nông dân thì không ai khác các bác, các chú nông dân là ngƣời đóng vai trò chủ chốt vận động tuyên truyền, các mặt tốt của chƣơng trình cũng nhƣ trình bày giải đáp các thắc mắc còn hạn chế, để những hộ chƣa tham gia hay đã từng tham gia dễ tiếp thu và hiểu rõ hơn vì những ngƣời thân với nhau sẽ dễ tiếp xúc, dễ dàng ngồi lắng nghe và chia sẻ với nhau hơn.
Ngoài ra, ngƣời dân cần kết hợp cùng chính quyền địa phƣơng thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, có tinh thần phấn đấu, nỗ lực cố gắng nhƣ: tìm kiếm thêm việc làm phù hợp với khả năng của bản thân ngoài các chính sách hỗ trợ việc làm của địa phƣơng và nhà nƣớc; có tinh thần cố gắng sống vƣơn lên vƣợt qua khó khăn nghèo đói của bản thân và gia đình giúp cho chất lƣợng cuộc sống đƣợc đảm bảo
cũng nhƣ tƣơng lai con em của họ. Bởi nếu không cố gắng vƣơn lên, cải thiện cuộc sống của chính bản thân họ, không có tinh thần vƣợt khó thì nghèo vẫn mãi hoàn nghèo, cho dù các chính sách của nhà nƣớc của địa phƣơng của tổ chức có tốt cũng không thể giúp ích cho họ. Thêm vào đó cần có tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một bƣớc góp phần ổn định thu nhập của họ.
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đánh giá tác động của chƣơng trình bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của các hộ gia đình nông thôn sử dụng số liệu điều tra thời điểm thu thập trong ba vụ gần nhất của hộ. Kết quả sử dụng phƣơng pháp phân tích điểm xu hƣớng cho thấy các chƣơng trình bảo hiểm cây lúa không có tác động đến thu nhập của hộ. Cả ba phƣơng pháp so sánh hạt nhân, cá thể và radius cung cấp bằng chứng tƣơng tự về tác động thu nhập của chƣơng trình bảo hiểm.
Phân tích kết quả sản xuất lúa cho thấy những hộ tham gia bảo hiểm cây lúa có tổng chi phí bỏ ra để đầu tƣ cho một ha đất canh tác cao hơn 320,93 nghìn đồng/ha so với những hộ trồng lúa không tham gia bảo hiểm cây lúa, trong khi chi phí bình quân cho bảo hiểm đã là 279,55 nghìn đồng/ha, cho thấy không có sự chênh lệch chi phí lớn giữa hai nhóm hộ này. Những hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa có năng suất cao hơn 0,18 tấn/ha so với những hộ tham gia bảo hiểm, kết quả này là do theo số liệu thu đƣợc hầu hết các hộ không tham gia bảo hiểm có kinh nghiệm sản xuất