Đánh giá tính nhân rộng

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 43)

Khả năng nhân rộng của việc thực hiện thí điểm BHNN trong thời gian tới là rất khó nguyên nhân là do quan điểm của ngƣời dân:

+ Đây là loại hình bảo hiểm mới chờ cho những hộ khác tham gia xem thế nào rồi mới đăng ký tham gia.

+ Ngƣời nông dân trồng lúa từ xƣa đến nay lời ăn lỗ chịu không có nhu cầu mua bảo hiểm cây lú.

+ Nhìn chung nông dân chƣa nhận thấy đƣợc những lợi ích của bảo hiểm cây lúa nên ngần ngại mua bảo hiểm.

+ Một số xã, TT hộ sản xuất lúa từ địa phƣơng khác đến nên công tác triển khai chƣa sâu rộng và phổ biến.

Vụ hè thu 2012 vừa qua nông dân đã mua BHNN nhƣng đến khi cây lúa bị thiệt hại từ cấp 4 đến cấp 7 thì công ty bảo hiểm chỉ hỗ trợ cho nông dân với giá 22.500 đồng/công thấp hơn so với phí nông dân mua BHNN và hỗ trợ quá chậm. Với mức giá hỗ trợ trên nông dân không đủ chi phí để mua thuốc bảo vệ thực vật phung xịt, qua đó nông dân không đồng ý tham gia BHNN.

CHƢƠNG 4

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN CÁC NÔNG HỘ THAM GIA Ở HAI HUYỆN THOẠI SƠN VÀ CHÂU PHÚ

TỈNH AN GIANG 4.1. MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT

4.1.1. Thông tin chung về chủ hộ

Kết quả phỏng vấn trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu cho thông tin về các nông hộ nhƣ sau:

Bảng 4.1 Bảng thông tin chung về chủ hộ Thông Tin Đvt Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất chuẩn (SĐộ lệch d) Tuổi chủ hộ Năm 23,0 45,33 76,0 11,88 Học vấn chủ hộ Lớp 0,0 7,3 16,0 2,75

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả

Tuổi chủ hộ: Thông qua tuổi chủ hộ ta có thể hiểu đƣợc một cách tƣơng đối về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ đời sống của hộ. Đối với ngƣời dân ở nông thôn, do đặc điểm ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên tuổi của chủ hộ gắn liền với số năm sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, do đặc thù của ngành sản xuất nông nghiệp có tính chất truyền thống và kế thừa, từ thế hệ trƣớc truyền đạt kinh nghiệm lại cho thế hệ sau nên tuổi càng cao thể hiện kinh nghiệm càng nhiều. Trong sản xuất nông nghiệp nông thôn thì đây là điều quan trọng, kinh nghiệm giúp ngƣời dân có thể vƣợt qua những thách thức do các yếu tố tự nhiên mang lại, từ đó giúp họ có thể đƣợc những vụ mùa bội thu. Nhìn vào bảng 4.1 trình bày thông tin chung về chủ hộ, kết quả cho thấy tuổi của chủ hộ tƣơng đối kỳ cựu, các hộ có tuổi trung bình là 45,33 tuổi, nhỏ nhất là 23 tuổi và cao nhất là 76 tuổi.

Trình độ học vấn của chủ hộ: Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì khả năng ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất càng cao, làm tăng thu nhập trong gia đình. Từ đó khả năng tiếp cận chƣơng trình bảo hiểm cây lúa càng dễ dàng hơn, tham gia và vận dụng lợi ích của chƣơng trình hiệu quả hơn những hộ khác. Trình độ học vấn khác nhau thì mức độ nhận thức khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau,…Từ đó cho ra những kết quả khác nhau. Nhìn vào bảng trên ta thấy tình độ học vấn trung bình là 7,3 lớp, trình độ học vấn cao nhất là 16 (sau đại học) và thấp nhất là 0. Trình độ học vấn trung bình là 7,3 lớp cho thấy trình độ học

vấn của chủ hộ khá cao. Qua cuộc điều tra, tác giả nhận thấy rằng vẫn còn tình trạng mù chữ và những hộ có tuổi cao thì trình độ học vấn thấp do ảnh hƣởng của chiến tranh, những hộ có trình độ học vấn cao thƣờng là hộ có độ tuổi còn trẻ vì cơ sở hạ tầng đƣợc cải thiện đáng kể.

4.1.2. Thông tin chung về nông hộ

Thông qua kết quả phỏng vấn trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu cho thông tin về các nông hộ nhƣ sau:

Bảng 4.2 Bảng thông tin chung về nông hộ Thông Tin Đvt Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn (Sd) Số thành viên Ngƣời 2,00 4,88 14,00 1,54 Năng suất Tấn/ha 4,43 6,73 8,73 0,56 Tổng diện tích đất

canh tác

1000m2 0,20 3,10 23,00 3,28 Thu nhập của hộ Triệu

đồng/ha

(4,2) 10,9 21,8 4,3

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả

Số thành viên: là tổng số ngƣời trong gia đình, không tính ngƣời làm thuê. Những hộ có quy mô càng lớn thì khả năng tham gia chƣơng trình bảo hiểm cây lúa thấp hơn, do nhiều ngƣời thì có thể sẽ chăm sóc lúa tốt hơn, nhiều thời gian thăm đồng hơn và mỗi ngƣời có thể làm nhiều ngành nghề khác nhau, từ đó có khả năng phân tán rủi ro tốt hơn các hộ khác. Qua bảng thống kê trên thì số thành viên hộ trung bình là 4,88 ngƣời, hộ có nhiều nhân khẩu nhất là 14 ngƣời và thấp nhất là 2 ngƣời. Nhìn chung số thành viên trong gia đình vẫn còn cao so với chính sách “kế hoạch hóa gia đình” của nhà nƣớc. Những hộ có số thành viên khoảng 14 ngƣời thƣờng có 3 thế hệ sống chung một gia đình.

Năng suất: là sản lƣợng đạt đƣợc trên một đơn vị diện tích ở đây là tấn/ha. Năng suất trung bình vào mức 6,73tấn/ha, tƣơng đối cao. Năng suất càng lớn thì khả năng tham gia chƣơng trình bảo hiểm cây lúa càng thấp. Năng suất đạt số lớn có nghĩa là sản xuất đạt, trúng mùa, ít các rủi ro nông nghiệp xảy ra. Nên việc họ không tham gia bảo hiểm phòng ngừa rủi ro là điều dễ hiểu.

Tổng diện tích đất: là toàn bộ diện tích đất mà hộ sở hữu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là tài sản và tƣ liệu sản xuất của hộ, nó thể hiện sự giàu có hay nghèo nàn của hộ. Theo thống kê thì trung bình hộ có 3.10 (1000m2

). Hộ có tổng diện tích đất lớn nhất là 23 (1000m2

) và có hộ chỉ có 0,2(1000m2

). Những hộ có nhiều đất để canh tác ngoài tạo ra thu nhập, thì có thể dùng nó làm vật thế chấp vay vốn để mở

rộng đầu tƣ sản xuất, mở rộng diện tích đất canh tác, ngày càng giàu có và có khoảng dƣ để tham gia bảo hiểm. Ngƣợc lại, những hộ thiếu đất canh tác thì chỉ làm mƣớn sống qua ngày, nên khoảng chi phí cho bảo hiểm cần cân nhắc rất nhiều. Do đó, những hộ này có khả năng tham gia thấp so với hộ khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập của hộ: Theo kết quả điều tra 120 hộ có vay vốn thì thu nhập trung bình là 10,9 triệu đồng/ha, và có những hộ sản xuất bị lỗ là 4,2 triệu đồng/ha, mức thu nhập cao nhất là 21,8 triệu đồng/ha, thƣờng là những hộ trúng mùa và đƣợc giá. Đây là mức thu nhập sau khi đã trừ chi phí sản xuất và các chi phí khác, nhƣng chƣa trừ các chi phí sinh hoạt hàng ngày trong gia đình. Do ngƣời dân nông thôn có thể tính và nhớ các chi phí sản xuất nhƣng không nhớ các chi phí sinh hoạt trong gia đình, do đó các chi phí này là rất khó thu thập đƣợc chính xác. Bên cạnh đó do đặc điểm đời sống tại vùng nông thôn là tự cung và tự cấp, nên việc xác định các chi phí là không khả thi vì một đại bộ phận dân số tại vùng nông thôn có thể không mua thức ăn hằng ngày mà họ có thể tự túc về khâu này.

4.1.3 Một số lý do tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa huyện Thoại Sơn và Châu Phú tỉnh An Giang Sơn và Châu Phú tỉnh An Giang

Theo quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ về việc triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại tỉnh An Giang. Đây là chính sách mới của nhà nƣớc đƣợc triển khai thí điểm nên có một số bất cập. Tuy nhiên, vẫn có nhiều hộ trồng lúa quan tâm tham gia vì những ƣu điểm bƣớc đầu mà bảo hiểm cây lúa mang lại.

Bảng 4.3 Thống kê lý do hộ trồng lúa tham gia bảo hiểm cây lúa tại huyện Thoại Sơn và Châu Phú tỉnh An Giang

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

1. Lý do tham gia bảo hiểm cây lúa

- - Giảm thiểu thiệt hai, ổn định thu nhập 43 71,66 - Khuyến cáo của địa phƣơng 33 55,00 - Đƣợc hỗ trợ mức phí tham gia 11 18,33 2. Thông tin bảo hiểm cây lúa

- Từ chính quyền địa phƣơng 55 91,67 - Từ ngƣời thân bạn bè, ngƣời thân 20 33,33 - Từ các công ty bảo hiểm 28 46,67 - Từ tivi, báo đài, tạp chí 10 16,67 3. Xu hƣớng phát triển rộng rãi bảo hiểm cây lúa 43 71,67

Bảng 4.3 trình bày lý do tham gia của hộ trồng lúa. Kết quả cho thấy 71,66% hộ trồng lúa tham gia bảo hiểm cây lúa cho rằng tham gia bảo hiểm vì nó góp phần giảm thiểu thiệt hại và ổn định thu nhập. Số hộ đồng ý với lý do này đa phần là những hộ tham gia bảo hiểm cây lúa tự nguyện. Đây là những hộ tiên phong và là những hộ nắm bắt thông tin tích cực của các địa phƣơng. Nhận thấy đƣợc lợi ích khi tham gia với một mức phí tƣơng đối có thể cấp nhân đƣợc, nên việc tạo cho bản thân một kênh phòng ngừa rủi ro là cần thiết. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật của phòng nông nghiệp, các công ty thƣờng xuyên xuống tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật cho ngƣời dân, cũng hạn chế đƣợc phần nào rủi ro cũng nhƣ cách thức phát hiện, phòng trị kịp thời dịch bệnh. Đối với những hộ nghèo và hộ cận nghèo thì hầu hết thiếu đất sản xuất nhƣ đã nêu ở chƣơng 3 và dƣờng nhƣ chƣa nắm bắt đƣợc thông tin nên số lƣợng tham gia là rất kém, những hộ này khi tham gia cũng có nhiều bất lợi do không đƣợc quan tâm sâu xát, có những trƣờng hợp khi phát sinh thiệt hai không đƣợc các ngành chức năng đến bồi thƣờng hay hỗ trợ do diện tích quá nhỏ, xét trên tổng thể thì hầu nhƣ không có thiệt hại.

Qua khảo sát thực tế những hộ tham gia bảo hiểm cây lúa tại hai địa phƣơng nghiên cứu cho rằng những hộ tham gia bảo hiểm cây lúa do khuyến cáo của địa phƣơng chiếm tỷ lệ tƣơng đối 55%. Bảo hiểm cây lúa mới thực hiện triển khai thí điểm, hộ trồng lúa chƣa hiểu rõ về những quy định trong bảo hiểm cũng nhƣ chƣa hiểu rõ những lợi ích của bảo hiểm cây lúa, đây là trách nhiệm chính của địa phƣơng trong quá trình thí điểm. Nhƣng nhận thức của ngƣời dân cũng rất quan trọng giải thích vì sao có đến 71,66% cho rằng hộ tham gia là do giảm thiểu thiệt hại ổn định thu nhập. Tuy vậy, việc cung cấp thông tin, tuyên truyền của chính quyền địa phƣơng là một yếu tố quan trọng bật nhất không thể thiếu là yếu tố cơ bản dẫn đến các nguyên nhân khác khi ngƣời dân chọn tham gia bảo hiểm vì chỉ khi hiểu rõ vấn đề thì ngƣời dân mới an tâm và quyết định tham gia.

Đƣợc hỗ trợ mức phí tham gia bảo hiểm cây lúa tuy chỉ chiếm 18,33% nhƣng đây là lý do không kém phần quan trọng. Hiện nay, các loại chi phí sản xuất lúa ngày càng tăng cao nhất là chi phí phân bón, chi phí thuốc nông dƣợc ngày càng tăng. Trong khi giá lúa thị trƣờng luôn biến động theo hƣớng không có lợi cho các hộ trồng lúa nên những hộ này rất khó để chi thêm một khoản chi phí kha khá nào vì sẽ góp phần làm giảm lợi nhuận của hộ. Ngoài ra, những hộ trồng lúa thuộc đối tƣợng hộ nghèo và cận nghèo nếu không hỗ trợ mức phí tham gia gần nhƣ hoàn toàn thì những hộ này sẽ không tham gia, bởi vì chi phí chi tiêu dùng và chi phí sản xuất lúa đã là vấn đề khó khăn đối với hộ.

Theo số liệu thống kê thực tế có đến 91,67% hộ trồng lúa cho rằng nguồn thông tin tiếp cận bảo hiểm từ chính quyền địa phƣơng, vì đây là bộ phận đƣợc Nhà nƣớc giao nhiệm vụ triển khai thí điểm bảo hiểm đến ngƣời hộ trồng lúa. Nguồn thông tin chiếm tỉ trọng cao thứ hai là từ công ty bảo hiểm, do tại địa bàn nguyên cứu có sự kết hợp tuyên truyền thông tin song song từ hai đơn vị, thông tin quy định, mức hỗ trợ của nhà nƣớc từ địa phƣơng và cách thức, hợp đồng, quyền lợi khi tham gia bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Bạn bè, ngƣời thân là một kênh thông tin hữu hiệu, đây là nguồn thông tin phổ biến và quan trọng chỉ sau nguồn thông tin từ chính quyền địa phƣơng và không thua kém gì công ty bảo hiểm. Bởi vì bạn bè và ngƣời thân cung cấp thông tin về bảo hiểm cây lúa thì hộ sẽ cảm thấy đáng tin cậy hơn, đặc biệt là thông tin của những hộ đã tham gia và theo thói quen sản xuất nông nghiệp, đa số hộ trồng lúa thƣờng tham gia theo bạn bè, ngƣời thân và theo tâm lý số đông. Ngoài ra, những hộ trồng lúa còn đƣợc tiếp cận thông tin bảo hiểm thông qua thông tin từ báo, đài truyền hình thời sự địa phƣơng. Tuy nguồn thông tin tiếp cận này chiếm tỷ lệ thấp hơn và không thƣờng xuyên bằng nguồn thông tin từ bạn bè và chính quyền địa phƣơng, công ty bảo hiểm nhƣng đây là nguồn thông tin quan trọng và cung cấp chính xác về nội dung cũng nhƣ kết quả triển khai thí điểm bảo hiểm qua từng vụ đến toàn bộ hộ trồng lúa.

Kết quả cho thấy những hộ trồng lúa có tham gia bảo hiểm tại địa bàn nghiên cứu có 71,67% hộ cho rằng nên phát triển rộng rãi bảo hiểm cây lúa trong tƣơng lai, cho thấy những hộ trồng lúa đã nhận thức đƣợc phần nào tầm quan trọng và lợi ích khi tham gia bảo hiểm.

4.1.4 Những khó khăn thƣờng gặp của hộ trồng lúa trong mẫu khảo sát

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong sản xuất của các hộ khảo sát, nguyên nhân gần nhất và cũng chiếm tỉ trọng cao nhất dó chính là do giá bán không ổn định. Đây là một vấn đề nang giải đã đƣợc nêu trong nhiều năm qua nhƣng vẫn chƣa giải quyết đƣợc vấn đề giá bán bấp bên này. Bảng 4.4 trình bày những khó khăn thƣờng gặp của hộ. Kết quả cho thấy có đến 85% trong mẫu điều tra cho rằng giá bán là một vấn đề khó khăn cho họ, vì do không có cơ sở hay công ty nào bao mua sản phẩm nên ngƣời dân sản xuất lúa chỉ biết bán cho một mối duy nhất đó là thƣơng lái và vấn đề bị ép giá cứ diễn ra vụ này sang vụ khác, nên tăng năng suất hầu nhƣ là giải pháp duy nhất. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận ngƣời dân đƣợc các công ty để mắt đến và đƣợc thu mua và bao tiêu sản phẩm, góp phần ổn định giá bán, nhƣng thƣờng là những hộ có diện tích đất khá lớn và chiếm tỉ lệ rất nhỏ

Theo thống kê thì khó khăn mà hộ thƣờng gặp và không thể tránh khỏi là sâu bệnh hoành hành chiếm 55% tƣơng ứng 66 hộ trong tổng số 120 hộ khảo sát. Đồng hành cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật là vấn đề môi trường càng thêm gay gắt, nên thƣờng dẫn đến thiên tai thƣờng xuyên xảy ra gây ảnh hƣởng không tốt đến kinh tế của ngƣời dân. Trong thời điểm nghiên cứu, 52,50% hộ ở địa bàn gặp khó khăn về thời tiết và giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao. Ba yếu tố này có thể nói là không thể thiếu trong vấn đề góp mặt làm giảm thu nhập của ngƣời dân vì sản xuất nông nghiệp là sản xuất theo chu kỳ, mất một thời gian nhất định để mua vật tƣ sản xuất và bán sản phẩm. Nên sự biến động của thời tiết, giá các phân bón, nông dƣợc ảnh hƣởng không nhỏ đến kinh tế của hộ, hộ sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 43)