Giải thích những biến sử dụng trong mô hình (Probit) xác định những yếu tố

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 27 - 31)

những yếu tố ảnh hƣởng quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa và kiểm soát biến thu nhập.

Nguyễn Thanh Tâm (2002) phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập nông hộ tại địa bàn Nông Trƣờng Sông Hậu Huyện Ô Môn Tỉnh Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập nông hộ chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố nhƣ: trình độ văn hóa chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, số thành viên trong gia đình, lao động ngoài nông nghiệp và khả năng tiếp cận với vốn vay. Ngoài ra, thu nhập nông hộ còn bị tác động bởi các yêu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa và chính sách đa canh đa dạng hóa sản xuất của nông trƣờng thông qua các mô hình canh tác.

Tác giả Trần Xuân Long (2009) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập nông hộ tại địa bàn huyện Tri Tôn, An Giang. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất ruộng, giá lúa có ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ nông dân. Các biến nhƣ tuổi của chủ hộ, số lao động, số làn tham dự

khuyến nông, số nguồn thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp không có ý nghĩa thống kê.

Tác giả Trần Trọng Tín (2010) đã nghiên cứu các yếu tố tác động thu nhập hộ nghèo tỉnh VĨnh Long, dựa trên số liệu thu thập đƣợc từ 200 hộ nghèo của tỉnh Vĩnh Long. Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy theo phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng bé nhất để phân tích các yếu tố tác độngt thu nhập hộ nghèo. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, diện tích đất canh tác, tuổi của chủ hộ và số tiền vay nợ của hộ có tác động đến thu nhập của hộ.

Tham khảo các nghiên cứu trên và một số tài liệu liên quan. Tác giả đƣa ra mô hình probit. Trong đề tài mô hình probit đƣợc sử dụng nhằm xác định các yếu tố kiểm soát quyết định đến mua bảo hiểm cây lúa và thu nhập của hộ trồng lúa. Các biến độc lập đƣợc giải thích nhƣ sau:

Biến phụ thuộc của mô hình probit: Biến Y nhận giá trị 1 nếu hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa và ngƣợc lại nhận giá trị 0 nếu hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa.

Tuổi của chủ hộ (Tuoi): là số tuổi tính từ năm sinh cuả chủ hộ. Các hộ thƣờng lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm trồng lúa và quản lý rủi ro dịch bệnh xảy ra, năng suất lúa cao nên rất ít hộ quyết định mua bảo hiểm. Biến này kỳ vọng có mang hệ số âm.

Trình độ học vấn chủ hộ (TrinhDo): là trình độ học vấn của chủ hộ. Học vấn đƣợc tính bằng số lớp học của chủ hộ. Chủ hộ có học vấn càng cao thì khả năng tính toán để trồng lúa giảm chi phí đầu vào, giảm rủi ro nâng cao năng suất làm thu nhập tăng và những hộ này tiếp cận với các chính sách của Nhà nƣớc một cách thuận lợi. Biến này kỳ vọng tƣơng quan dƣơng với quyết định mua bảo hiểm cây lúa.

Thành viên gia đình (SothanhVien): đƣợc kỳ vọng sẽ có tƣơng quan nghịch với quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa. Đây là tổng số ngƣời trong gia đình, không tính ngƣời làm thuê. Số thành viên trong hộ càng đông thì chi tiêu của hộ càng cao dẫn đến nhu cầu mua bảo hiểm giảm do cần nhiều chi phí đối với họ. Mặt khác, những hộ có nhiều thành viên cuộc sống thƣờng khó khăn hơn so với những hộ ít thành viên, do đó tuy họ có nhu cầu tham nhƣng do cuộc sống khó khăn nên họ có thể khó có khả năng tiếp cận đƣợc với chƣơng trình bảo hiểm.

Số lao động (SoLD): là tổng số lao động trong gia đình tham gia sản xuất lúa, không tính ngƣời làm thuê. Gia đình có nhiều lao động thì sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí lao động làm tăng thu nhập, nên có khả năng tham gia bảo hiểm cây lúa hơn

Quan hệ địa phƣơng (QHDiaPhuong): đƣợc kỳ vọng sẽ có tƣơng quan thuận với khả năng tham gia bảo hiểm cây lúa. Nếu gia đình có ngƣời thân làm ở cơ quan nhà nƣớc các cấp (xã, huyện, tỉnh hay trung ƣơng) hay ở các TCTD thì chủ hộ sẽ có uy tính trong xã hội, có xu hƣớng tham gia bảo hiểm do cán bộ sẽ làm gƣơng cho dân noi theo và sẽ tiếp cận chƣơng trình bảo hiểm dễ dàng hơn. Từ đó đề tài giả định rằng những hộ có ngƣời thân làm ở địa phƣơng sẽ có thể tham gia chƣơng trình bảo hiểm cây lúa cao hơn những hộ khác.

Vay vốn (VayVon): đƣợc kỳ vọng sẽ có tƣơng quan nghịch với khả năng tham gia bảo hiểm cây lúa. Những hộ vay vốn thƣờng do thiếu vốn đầu tƣ sản xuất, nên khi bắt họ phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để mua bảo hiểm thì họ cần phải cân đo với phần lọi ích đạt đƣợc, nên khả năng tham gia kém.

Tích lũy (TichLuy): là biến phản ánh tiết kiệm của nông hộ trong quá trình sản xuất, ngƣời dân thƣờng để dành một khoản thu nhập để đề phòng rủi ro, nên khi có khoản tích lũy nhƣ một công cụ phòng ngừa thì họ không có nhu cầu tham gia bảo hiểm.

Diện tích đất canh tác (DienTich): là tổng diện tích đất để canh tác lúa tính bằng ha. Diện tích càng lớn thì chi phí đầu tƣ cho trồng lúa càng cao, xác suất xảy ra rủi ro thiên tai và dịch bệnh cao nên nhu cầu tham gia bảo hiểm cây lúa sẽ càng nhiều. Biến này kỳ vọng tƣơng quan dƣơng với quyết định mua bảo hiểm cây lúa.

Năng suất trung bình (NangSuat): là năng suất lúa thu đƣợc trên 1 ha diện tích đất canh tác và đƣợc tính bình quân cho ba vụ gần nhất. Năng suất lúa càng tăng có nghĩa là hộ có kinh nghiệm sản xuất tốt, am hiểu về địa bàn và tự khắc phục đƣợc rủi ro xảy nên không có nhu cầu tham gia bảo hiểm cây lúa và ngƣợc lại. Biến này kỳ vọng tƣơng quan nghịch với quyết định mua bảo hiểm cây lúa.

Giá bán trung bình (GiaBan): là giá mà hộ trồng lúa bán cho thƣơng lái hoặc công ty đƣợc tính bình quân cho cả ba gần nhất. Giá bán càng cao có nghĩa hộ sản xuất đạt, chất lƣợng lúa tốt bán đƣợc giá cao. Đạt đƣợc điều này là do có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng phòng trừ sâu bệnh nên thƣờng không có nhu cầu tham gia bảo hiểm.

Chi phí sản xuất trung bình (ChiPhi): là số tiền mà hộ đầu tƣ cho trồng lúa bao gồm cả chi phí lao động gia đình. Chi phí sản xuất tăng lên trong khi các yếu tố khác không thay đổi làm cho thu nhập ròng của hộ giảm và ngƣợc lại. Chi phí đầu tƣ càng cao thì càng có nguy cơ thiếu vốn, thiếu nguồn đầu tƣ sản xuất nên quyết định mua

bảo hiểm càng khó khăn đối với hộ. Biến này kỳ vọng tƣơng quan dƣơng với quyết định mua bảo hiểm cây lúa.

Tóm lại, Đây là các yếu tố đƣợc kỳ vọng sẽ có ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa, cũng nhƣ các yếu tố kiểm soát thu nhập của hộ. Các yếu tố này sẽ đƣợc sử dụng để mô tả mẫu và phân tích đối tƣợng nghiên cứu.

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đến thu nhập của hộ trồng lúa tại tỉnh an giang (Trang 27 - 31)