Chức năng tái sản xuất con ngườ

Một phần của tài liệu Biến đổi gia đình người Dao quần trắng ở Xã Tân Hương, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 52 - 57)

6 Nội dung này tham khảo tại trang thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (http://www.yenbai.gov.vn)

3.2.1. Chức năng tái sản xuất con ngườ

3.2.1.1. Chức năng tái sản xuất con người trước Đổi mới

Gia đình bắt đầu hình thành khi thực hiện nhu cầu hôn nhân (trong đó có tình dục giữa cha và mẹ - hai nhân vật chính đầu tiên kiến tạo nên gia đình), từ đó thực hiện chức năng sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống, tái sản xuất ra con người. Tái sản xuất ra con người theo nghĩa hẹp là sinh con đẻ cái, theo nghĩa rộng bao hàm cả nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình.

Chức năng tái sản xuất ra con người (còn gọi là chức năng sinh đẻ) là một trong những chức năng quan trọng nhất của gia đình bởi lẽ, một mặt, chức năng này đáp ứng nhu cầu của xã hội là tái sản xuất xã hội về sinh học, duy trì và phát triển dân số; mặt khác thỏa mãn nhu cầu có con của các cặp vợ chồng.

Giống với quan niệm truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam, có con là nhu cầu của các cặp vợ chồng người Dao Quần Trắng. Con cái là nguồn hạnh phúc của vợ chồng và cũng là hạnh phúc của gia đình cùng họ hàng. Như trên đã nói, mục tiêu đầu tiên của hôn nhân là sinh con đẻ cái. Con cái không chỉ để duy trì nòi giống mà con còn là nguồn lao động của gia đình và là nơi nương tựa của cha mẹ khi về già.

Với quan niệm “nhiều con, nhiều của”, trong xã hội truyền thống của người Dao Quần Trắng, các cặp vợ chồng đều mong muốn có thật nhiều con, điều đó làm cho mức sinh của các gia đình thường rất cao nên quy mô gia đình cũng thường rất lớn. Qua số liệu thống kê từ các đợt khảo sát điền dã tại địa bàn, chúng tôi lập được bảng sau.

Bảng 3.9: Số con trong gia đình ngƣời Dao Quần Trắng ở Tân Hƣơng (trƣớc 1986)

Stt Số con trong gia đình Số lượng Tỷ lệ %

1 1 con 0 0

2 2 con 3 6

3 3 con 4 8

53

5 5 con 13 26

6 6 con 10 20

7 Từ 7 con trở lên 9 18

8 Tổng 50 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 3/2013)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, về cơ bản các gia đình người Dao Quần Trắng sinh nhều con, trong đó nhiều nhất là từ 4 đến 6 con (chiếm 68%), chỉ có 14% số gia đình có từ 1 đến 3 con, số gia đình có từ 7 con trở lên cũng chiếm số lượng đáng kể (18%), thậm chí có nhiều gia đình còn sinh 10 đến 11 người con.

Trước đây, chỗ chúng tôi nhà nào cũng đẻ nhiều con, có nhà có cả hơn chục đứa con. Có nhiều con thì có nhiều người đi làm, mỗi người một việc càng nhanh. Khi nhà có công việc gì thì nhờ anh em giúp đỡ nhau dễ hơn người ngoài”. (B.T.L, nữ, 70 tuổi).

Trong xã hội của người Dao Quần Trắng trước Đổi mới, do điều kiện kinh tế khó khăn, mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em còn hạn chế nên trẻ sinh ra chết nhiều, do vậy họ cũng muốn đẻ nhiều để bù đắp cho những người con rủi ro. Tâm lý muốn sinh nhiều con còn xuất phát từ những điều kiện tự nhiên nơi cư trú thuận lợi là đất rộng người thưa, kiếm ăn dễ dàng.

“Tôi đẻ gần chục lần, giờ còn có 6 đứa. Ở đây nhiều nhà có trẻ con chết lắm, có đứa được mấy hôm, có đứa được ba tháng. Bây giờ còn có trạm xá và thuốc cho trẻ con chứ trước đây hiếm lắm, chúng tôi chỉ dùng thuốc ở trong rừng cho chúng nó uống thôi” (T.T.S, nữ, 60 tuổi).

Do không có các biện pháp tránh thai hữu hiệu nên các bà mẹ không chỉ đẻ nhiều con mà khoảng cách giữa các lần sinh đẻ cũng rất ngắn, nhiều khi các con chỉ cách nhau có hơn một tuổi.

Tập quán đẻ nhiều con và đẻ dầy đã tác động không tốt đến đời sống gia đình và xã hội. Một mặt, trẻ em sinh ra không được chăm sóc và nuôi dưỡng đầy đủ, không có điều kiện được học hành làm suy giảm chất lượng dân số. Mặt khác, người phụ nữ bị biến thành cái “máy đẻ”, quanh năm suốt tháng chỉ biết đến sinh đẻ và bận bịu với cảnh con mọn, không tham gia được vào hoạt động kinh tế của gia đình. Từ đó kéo theo mọi gánh nặng trong sản xuất, kiếm sống đều đổ lên vai của người chồng.

Cùng với việc sinh nhiều con, các gia đình đều mong muốn có con trai để nối dõi. Nếu gia đình nào không có con trai thì thường chọn lấy một người con rể ở đời để chăm sóc bố mẹ khi về già. Trong trường hợp này, người được lấy rể đời phải đổi sang họ vợ và được kế thừa tài sản của bố mẹ vợ.

54

3.2.1.2. Biến đổi chức năng tái sản xuất con người

Từ khi Đổi mới đến nay, chức năng tái sản xuất con người của người Dao Quần Trắng trên địa bàn nghiên cứu đã có sự biến đổi mạnh mẽ. Sự biến đổi đó thể hiện rõ trên các phương diện sau:

* Thứ nhất: Sự độc lập giữa chức năng sinh đẻ với chức năng tình dục Như trên đã trình bày, một trong những lý do dẫn đến hiện tượng đẻ nhiều trong gia đình truyền thống của đồng bào Dao quần Trắng là chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc phòng tránh thai. Hiện nay, tình trạng này đã được khắc phục đáng kể do việc áp dụng các biện pháp khoa học tiến bộ trong công việc này. Nếu như trước đây, nhu cầu thỏa mãn tình dục với chức năng sinh đẻ luôn gắn với nhau thì ngày nay, hai quá trình này đã được tách ra. Các cặp vợ chồng có thể đáp ứng nhau về nhu cầu tình dục mà vẫn chủ động được về số con và thời điểm sinh con. Như vậy, sự độc lập giữa chức năng sinh đẻ và nhu cầu tình dục trong gia đình hiện nay đã góp phần to lớn làm biến đổi chức năng tái sản xuất con người của gia đình.

“Trước đây, mấy thôn này (thôn người Dao) đẻ nhiều lắm – chị làm y tế lâu chị biết. Họ bảo là ăn lá rừng để tránh thai nhưng chị thấy chẳng hiệu quả gì cả. Hiện nay, ở đây nhiều dự án về kế hoạch hóa gia đình lắm, các chị thường vào đây để vận động và phát thuốc. Các gia đình vẫn sử dụng thuốc của các chị phát nhưng bọn trẻ nó cũng tự mua nhiều”. (N.T.V, nữ, 51 tuổi, người Kinh làm công tác y tế).

* Thứ hai: Về nhu cầu sinh con

Trong gia đình của người Dao Quần Trắng trước Đổi mới, nhu cầu có con thể hiện trên các phương diện: Phải có con, càng nhiều con càng tốt và nhất thiết phải có con trai. Từ sau Đổi mới đến nay, nhu cầu về con đã có sự thay đổi. Mong muốn có con vẫn là nhu cầu của các cặp vợ chồng, của gia đình và của toàn xã hội. Tìm hiểu ở nhiều cặp vợ chồng chúng tôi thấy rằng họ vẫn muốn có con ngay sau khi kết hôn.

“Ai chẳng muốn có con ngay hả anh, có con sẽ sớm ổn định gia đình”. (B.H.V, nữ, 21 tuổi).

“Thằng lớn nhà tôi đã lấy vợ 6 năm rồi mà chưa có con. Tôi cho vợ chồng nó đi chữa mấy nơi nhưng cũng chưa có kết quả gì. Hai em nó đều có con cả rồi và cùng ở với tôi. Năm ngoái, vợ chồng nó xin ra ở riêng, nó không nói gì nhưng tôi thấy nó buồn lắm”. (B.V.K, nam, 52 tuổi).

Đã qua rồi quan niệm “đông con, đông của”. Hiện nay, đa số các cặp vợ chồng không muốn có nhiều con như trước đây nữa, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ.

55

Bảng 3.10: Số con trong gia đình ngƣời Dao Quần Trắng ở Tân Hƣơng hiện nay

Stt Số con trong gia đình Số lượng Tỷ lệ %

1 1 con 10 20 2 2 con 15 30 3 3 con 14 28 4 4 con 6 12 5 5 con 3 6 6 6 con 2 4 7 Từ 7 con trở lên 0 0 8 Tổng 50 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 3/2013)

Nhìn bảng số liệu ta thấy, số gia đình chiếm từ một đến hai con chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu (50%), số gia đình 3 con chiếm 28%, số gia đình có 4 con chiếm 12% và vẫn còn có những gia đình có từ 5 đến 6 con. Tuy nhiên, cần chú ý rằng số các gia đình có từ 1 đến 2 con thì phần lớn bố mẹ còn rất trẻ và vẫn có thể đẻ thêm.

Có một điều đáng chú ý ở đây là, tuy số con thực tế của các gia đình đã giảm đi đáng kể, số lượng các gia đình có từ một đến hai con chiếm đại đa số nhưng mong muốn của nhiều gia đình không chỉ dừng lại ở hai con. Một số ý kiến trao đổi từ phía người dân đã chứng minh điều này.

“Tôi thấy chúng nó bây giờ đẻ hai con thì ít quá, có đông con khi nhà có công việc lớn mỗi đứa làm một tí là xong, đỡ vất vả cho chúng nó”. (B.V.T, nam, 65 tuổi).

“Vợ chồng em có hai đứa rồi, em thì vẫn muốn đẻ thêm đứa nữa nhưng vợ em nó không muốn, nó bảo vất vả mới lại đẻ thêm lại vi phạm quy định nên chúng em quyết định thôi”. (Đ.V.Y, nam, 27 tuổi).

“Vợ chồng em được hai đứa con trai rồi, em vẫn muốn đẻ thêm đứa nữa nếu được con gái thì tốt nhưng chồng em không muốn đẻ nữa. Anh ấy bảo bây giờ ít đất không có chỗ ở và ruộng nương cho chúng nó”. (Đ.T.S, nữ, 26 tuổi).

“Tôi nghĩ là nên đẻ ba đến bốn đứa thì vừa, nếu quá đông thì vất vả nhưng hai đứa tôi thấy nó ít quá. Vợ chồng thằng út nhà tôi mới có hai đứa, tôi bảo đẻ thêm nhưng chúng nó bảo thôi”. (T.V.C, nam 53 tuổi).

Như vậy, so sánh số liệu về số con trong gia đình hai giai đoạn trước và sau Đổi mới ta có thể nhận thấy rằng mức sinh của các gia đình người Dao Quần Trắng trong giai đoạn hiện nay đã giảm đi một cách đáng kể. Đặc biệt là trong

56

những năm gần đây, số người sinh hơn ba con vẫn còn nhưng tỷ lệ đã giảm đi đáng kể.

Sự giảm mức sinh trong các gia đình từ sau Đổi mới có nhiều nguyên nhân nhưng trước hết là do chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện khá tốt trên địa bàn. Bên cạnh đó là do nhận thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay về khó khăn vất vả của việc sinh nhiều con nên họ đã chủ động áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng tác động đến mức sinh là chủ trương giao đất, giao rừng và giao ruộng lâu dài cho người dân. Do phần đất tiêu chuẩn của mỗi gia đình có hạn nên khi đẻ nhiều con sẽ thiếu đất để canh tác và để ở.

* Thứ ba: Nhu cầu nhất thiết phải có con trai

Hiện nay, nhu cầu kinh tế của con trai (là nguồn lao động) không còn cấp thiết với đồng bào nữa nhưng quan niệm có con trai để nối dõi, thờ cúng tổ tiên và là chỗ dựa cho bố mẹ khi về già vẫn ngự trị trong đời sống của nhiều gia đình. Chưa có con trai vẫn là gánh nặng tâm lý của không ít các cặp vợ chồng. Quan sát thực tế trên địa bàn chúng tôi thấy rằng, các cặp vợ chồng sinh con thứ ba, thứ tư chủ yếu là do nhu cầu về con trai. Khi trò chuyện với người dân, chúng tôi thu được nhiều ý kiến về vấn đề này.

“Thôn tôi năm ngoái có hai trường hợp sinh con thứ ba, chuẩn bị sắp tới lại trường hợp sinh con thứ 5. Kể ra vợ chồng nó cũng khổ, đẻ bốn bận rồi mà không được đứa con trai. Tôi cũng khổ lây, suốt ngày bị trên nhắc nhở” (Đ.X.K, nam, 49 tuổi, trưởng thôn).

“Vận động thì cứ thế chứ gia đình nào mà chẳng muốn có cả trai cả gái. Em thì con nào em cũng quý nhưng vẫn phải có con trai, mà vợ chồng em phải đẻ bằng được thì thôi” (B.V.B, nam, 27 tuổi).

“Em có hai con gái rồi, vẫn phải sinh cố lấy đứa con trai thôi. Chồng em cũng không ép buộc, nhưng em cảm thấy anh ấy cũng buồn, đặc biệt là những hôm có đám ngồi uống rượu bạn bè hay trêu lắm”. (L.T.Y, nữ, 25 tuổi).

“Em có một con gái, sang năm em sinh đứa nữa, nếu được con trai thì tốt, không được em cũng chỉ đẻ hai đứa thôi, vợ chồng em quyết định rồi, đẻ nhiều vất vả lắm”. (B.T.V, nữ, 21 tuổi).

Qua những ý kiến trên, chúng ta có thể thấy rằng, tuy có sự khác nhau trong quan niệm nhưng một điều rất rõ rằng quan niệm nhất thiết phải có con trai (hay chí ít mong muốn có con trai) vẫn còn rất nặng nề.

57

Một phần của tài liệu Biến đổi gia đình người Dao quần trắng ở Xã Tân Hương, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)