6 Nội dung này tham khảo tại trang thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (http://www.yenbai.gov.vn)
2.2.1. Phân loại gia đình
Xung quanh vấn đề phân loại gia đình, cho đến nay có nhiều phương pháp (cách) khác nhau, tùy từng góc độ tiếp cận, mục đích nghiên cứu mà các tác giả đưa ra những cách phân loại gia đình riêng của mình. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp để phân loại gia đình:
+ Căn cứ vào dấu hiệu kết hôn, trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước”, Ăng ghen đã chia gia đình làm hai loại là gia đình tập thể và gia đình cá thể. Gia đình tập thể (hôn nhân nhóm) là loại hình gia đình đặc trưng trong xã hội cộng sản nguyên thủy, gia đình cá thể là loại hình gia đình tồn tại trong xã hội có sở hữu tư nhân, có giai cấp và tồn tại đến ngày nay.
37
gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng. Gia đình hạt nhân là loại hình gia đình gồm có cặp vợ chồng và con cái chưa trưởng thành (chưa xây dựng gia đình). Gia đình mở rộng là loại hình gia đình có từ ba thế hệ trở lên cùng sinh sống.
+ Căn cứ vào mối quan hệ trong gia đình, có thể phân chia gia đình thành
gia đình đầy đủ và gia đình không đầy đủ. Gia đình đầy đủ là loại hình gia đình có đủ cả cha và mẹ cùng sinh sống với con cái. Gia đình không đầy đủ là gia đình thiếu khuyết một trong các thành phần đó là cha hoặc mẹ hoặc gia đình cặp vợ chồng không (hoặc chưa có con).
+ Bên cạnh những căn cứ trên, còn có những căn cứ khác để phân loại gia đình như căn cứ vào khu vực cư trú có thể phân chia gia đình thành gia đình nông thôn và gia đình thành thị; căn cứ vào tính chất nghề nghiệp có thể chia gia đình thành gia đình nông dân, gia đình công nhân, gia đình trí thức, gia đình quân nhân, gia đình thương nhân…
Như vậy, sẽ không có một căn cứ (tiêu chí) chung để phân loại gia đình mà cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà lựa chọ tiêu chí (hay nhóm tiêu chí) nào cho phù hợp với đề tài nghiên cứu.