6 Nội dung này tham khảo tại trang thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (http://www.yenbai.gov.vn)
2.2.2. Loại hình gia đình truyền thống của người Dao Quần Trắng
Tìm hiểu về gia đình truyền thống của người Dao Quần Trắng qua phỏng vấn những người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thấy tồn tại các loại hình gia đình là gia đình hạt nhân, gia đình hạt nhân mở rộng và gia đình mở rộng.
+ Gia đình hạt nhân: Đây là loại hình gia đình bao gồm một cặp vợ chồng và con cái chưa kết hôn có nghĩa là chỉ gồm hai thế hệ cha mẹ và con cái. Trong gia đình hạt nhân có hai mối quan hệ chủ yếu là quan hệ giữa vợ với chồng và quan hệ giữa cha mẹ với con cái, trong gia đình có từ hai con trở lên còn có quan hệ giữa các anh chị em.
Gia đình hạt nhân cũng có thể được chia thành gia đình hạt nhân đầy đủ và gia đình hạt nhân không đầy đủ. Gia đình hạt nhân đầy đủ là loại hình gia đình có đầy đủ cả vợ chồng và các con cái chưa kết hôn của họ. Gia đình hạt nhân không đầy đủ là loại hình gia đình trong đó vẫn có thế hệ cha mẹ và con cái chưa kết hôn nhưng ở thế hệ cha mẹ không đủ cả hai người của cặp vợ - chồng (hoặc chỉ có cha, hoặc chỉ có mẹ). Trong gia đình hạt nhân còn có kiểu gia đình vợ chồng chưa (hoặc không) con.
Gia đình hạt nhân của nhóm Dao Quần Trắng chủ yếu là các gia đình mới tách ra từ gia đình bố mẹ. Trong xã hội truyền thống của nhóm Dao Quần Trắng thường không tồn tại loại hình gia đình vợ chồng không (hoặc chưa) có con, bởi
38
lẽ, các cặp vợ chồng thường chỉ tách khỏi gia đình bố mẹ khi họ đã có con, nếu trường hợp không (hoặc lâu) sinh con, họ sẽ nhận con nuôi.
+ Gia đình hạt nhân mở rộng: Là loại hình gia đình gồm có cha mẹ già sống với vợ chồng của một người con (cả hoặc út) cùng với các cháu của họ. Trong gia đình này có nhiều trục quan hệ, ngoài quan hệ vợ - chồng (của cặp cha mẹ) với quan hệ vợ - chồng (của con) còn có quan hệ của cha mẹ với con cái, quan hệ của ông bà với cháu, thậm chí còn có quan hệ của cụ với thế hệ chắt, chút của họ.
+ Gia đình mở rộng: Đây là loại hình gia đình gồm có cặp vợ chồng của bố mẹ (thậm chí cả ông bà) sống cùng với vợ chồng của các con trai, con rể trong cùng một nhà, cùng sản xuất và chi tiêu. Loại hình gia đình bao gồm các mối quan hệ phức tạp. Ngoài mối quan hệ theo trục dọc (cụ - ông bà – con cái – cháu chắt), các mối quan hệ ngang (vợ chồng, anh chị em ruột) của gia đình hạt nhân còn có sự mở rộng ra các mối quan hệ của cô dì, chú bác. Loại gia đình này cũng không hiếm trong xã hội truyền thống của nhóm Dao Quần Trắng, bởi lẽ theo tập quán của đồng bào, con cái xây dựng gia đình không có xu thế tách ra ở riêng ngay mà các cặp vợ chồng thường ở chung với gia đình bố mẹ cho đến khi con cái của họ đã bắt đầu biết phụ giúp cho bố mẹ hoặc khi có đủ điều kiện về kinh tế để tổ chức một gia đình mới.
Xét về quy mô gia đình: Gia đình truyền thống của nhóm Dao Qần Trắng thường có quy mô lớn (số lượng thành viên nhiều). Đối với các gia đình hạt nhân cũng có khoảng 7 đến 8 thành viên, còn đối với các gia đình mở rộng nhiều khi có đến khoảng 20 người.
Xét về quan hệ trong gia đình: Giống với gia đình truyền thống của các nhóm Dao khác, gia đình truyền thống của người Dao Quần Trắng là gia đình phụ hệ (quyền). Tính chất phụ hệ (quyền) được thể hiện rõ nét qua các đặc điểm:
Trong gia đình, người chồng (người cha) là chủ gia đình, có quyền quyết định mọi vấn đề trong gia đình cũng như quan hệ với cộng đồng. Trong gia đình, vợ phải nghe lời chồng, con cái phải nghe lời và tuân theo mọi sự sắp đặt của cha mẹ, kể cả việc xây dựng gia đình. Người chủ gia đình cũng là người chủ sở hữu, quản lý mọi tài sản.
Hôn nhân cư trú bên chồng. Tuy nhiên, ở đồng bào có tục “lấy rể” - tục lấy rể quy định, trước khi cặp vợ chồng về ở hẳn bên nhà chồng thì phải ở lại bên nhà vợ từ 3 đến 5 năm (cũng có trường hợp hôn nhân cư trú bên vợ nhưng chỉ đối với những gia đình không có con trai, trường hợp này gọi là ở rể đời. Khi ở rể đời, người con trai phải bỏ họ của mình để lấy họ của vợ. Hai vợ chồng phải
39
có trách nhiệm phục dưỡng cha mẹ vợ suốt đời và được thừa kế toàn bộ tài sản). Con cái mang họ bố, thông thường người con trưởng có nghĩa vụ phục dưỡng cha mẹ khi về già và các em chưa trưởng thành, con trưởng chịu trách nhiệm hương hỏa tổ tiên và được thừa kế phần tài sản của cha mẹ.
Gia đình là một bộ phận của dòng họ, mỗi dòng họ có một người đứng đầu gọi là tộc trưởng. Tất cả các công việc hệ trọng của gia đình như cưới xin, ma chay, cấp sắc, làm nhà mới… đều được tham khảo và thông qua ý kiến của tộc trưởng, tộc trưởng thường được mời ra làm người tổ chức, đồng thời tộc trưởng là người huy động sự giúp đỡ của các thành viên trong họ.
Gia đình cũng là một thành viên của làng bản (giằng), ngoài quan hệ họ tộc, các gia đình còn có các quan hệ hàng xóm, láng giềng. Mối quan hệ giữa gia đình với làng xóm rất bền chặt. Các gia đình thường nhận được sự tương trợ của làng xóm từ các công việc thường ngày các đến các công việc hệ trọng như làm nhà, cưới xin, ma chay, cấp sắc…
Về các phong tục, nghi lễ trong gia đình: Hệ thống phong tục, nghi lễ trong gia đình truyền thống người Dao Quần Trắng liên quan đến mọi mặt của đời sống cá nhân, gia đình. Hệ thống nghi lễ này hết sức đa dạng như thờ cúng tổ tiên, nghi lễ trong chu kỳ đời người, nghi lễ liên quan đến sản xuất và các nghi lễ liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Hệ thống các phong tục, nghi lễ này phản ánh quá trình lịch sử cũng như điều kiện tự nhiên nơi cư trú của đồng bào.
Tiểu kết chƣơng 2
Dân tộc Dao, ngoài tên gọi là Dao còn có các tên gọi khác là Xá, Mán, Dạo, Động…Hiện nay, người Dao có dân số đông thứ 9 trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Đây cũng là một trong những tộc người có nhiều nhóm địa phương (ngành) nhất.
Tại Yên Bái, người Dao có 4 nhóm chính là: Dao Đỏ (còn gọi là Dao Sừng, Dao Đại Bản), Dao Quần Chẹt (còn gọi là Dao Nga Hoàng, Dao Sơn Đầu), Dao Quần Trắng và Dao Làn Tuyển (còn gọi là Dao Tuyển).
Dao Quần Trắng là tên gọi của một trong số các nhóm địa phương (ngành) của người Dao. Nhóm Dao Quần Trắng là một trong những nhóm di cư vào Việt Nam sớm nhất so với các nhóm Dao khác (thế kỷ XIII). Hiện nay, họ cư trú ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai và Yên Bái. Xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là một trong những điểm cư trú khá đông người Dao Quần Trắng. Tại địa phương này, người Dao Quần Trắng ngoài tên tự nhận là Kìm Mần (hay Kìm Mùn) có nghĩa là người ở
40
rừng, họ còn tự nhận là Mần Khoe Pẹ hay Pẹ Mần có nghĩa là Dao Quần Trắng hay người Quần Trắng.
Gia đình truyền thống của đồng bào Dao Quần Trắng là gia đình phụ hệ (quyền) với ba loại hình là gia đình hạt nhân, gia đình hạt nhân mở rộng và gia đình mở rộng. Trong gia đình, người chồng (người cha) là chủ gia đình có quyền sở hữu, quản lý mọi tài sản và quyết định mọi công việc của gia đình trên cơ sở ý kiến của các thành viên. Gia đình truyền thống là nơi bảo lưu nhiều phong tục, nghi lễ như thờ cúng tổ tiên, nghi lễ vòng đời, nghi lễ liên quan đến sản xuất và nghi lễ liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Những sinh hoạt và nếp sống gia đình truyền thống là biểu hiện của bản sắc văn hóa tộc người của họ.
41
Chƣơng 3