Cấu trúc (quan hệ) hôn nhân

Một phần của tài liệu Biến đổi gia đình người Dao quần trắng ở Xã Tân Hương, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 41 - 48)

6 Nội dung này tham khảo tại trang thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (http://www.yenbai.gov.vn)

3.1.1.Cấu trúc (quan hệ) hôn nhân

Hôn nhân là sự cam kết chung sống của hai người khác giới đã trưởng thành. Bản chất hôn nhân cũng là một loại cấu trúc (thiết chế), bổ sung cho cấu trúc gia đình. Hôn nhân chính là sự khởi đầu của gia đình.

Truyền thống của các dân tộc Việt Nam nói chung, của đồng bào Dao Quần Trắng nói riêng thường coi hôn nhân là một trong những sự kiện trọng đại nhất trong chu kỳ đời người.

Quan hệ hôn nhân được nghiên cứu và xem xét trên nhiều chỉ báo như không gian địa lý của sự lựa chọn hôn nhân, tuổi kết hôn, quyền quyết định hôn nhân, tiêu chuẩn của sự lựa chọn hôn nhân, nơi cư trú sau kết hôn…Trong phần này, chúng tôi chủ yếu tập trung đánh giá một số nội dung như không gian địa lý của sự kết hôn, tuổi kết hôn, sự quyết định trong kết hôn và nơi ở sau kết hôn.

3.1.1.1. Quan hệ hôn nhân trước Đổi mới

* Thứ nhất: Không gian địa lý của sự kết hôn

Không gian địa lý của sự kết hôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường xã hội nghề nghiệp, khả năng giao lưu của cá nhân…Trong xã hội của nhóm Dao Quần Trắng đến trước thời kỳ Đổi mới, các cá nhân thường ít có điều kiện di chuyển khỏi khu vực sinh sống, cơ hội tiếp xúc với các cộng đồng bên

42

ngoài không nhiều nên chủ yếu nam nữ thường kết hôn trong phạm vi làng xã. Bên cạnh đó, việc kết hôn cũng chủ yếu cùng tộc người. Họ cho rằng, kết hôn cùng tộc người sẽ không gặp các trở ngại về phong tục, tập quán và trong các sinh hoạt.

“Chúng tôi muốn kết hôn với người cùng dân tộc, bố mẹ chúng tôi cũng thích chọn người cùng dân tộc vì các phong tục tập quán của dân tộc chúng tôi đều đã biết nên rất dễ trong sinh hoạt” (B.T.T, nữ, 55 tuổi).

* Thứ hai: Tuổi kết hôn

Tuổi kết hôn là một trong những chỉ báo để đánh giá sự biến đổi trong quan hệ hôn nhân. Kết quả khảo sát thực tế tại địa bàn cho thấy, trong xã hội của đồng bào Dao Quần Trắng trước Đổi mới, tuổi kết hôn trung bình của nam nữ người Dao Quần trắng là khá thấp 15.8 tuổi, độ tuổi kết hôn chủ yếu từ 14 đến 17 tuổi chiếm tới 82% của mẫu, từ 18 tuổi trở lên chiếm 18% và từ 13 tuổi trở xuống chiếm 4% của mẫu. Như vậy, ở thời điểm trước 1986, độ tuổi kết hôn của người Dao Quần Trắng trên địa bàn nghiên cứu đa số là dưới tuổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Bảng 3.1: Tuổi kết hôn lần đầu của ngƣời Dao Quần Trắng (trƣớc 1986) STT Tuổi Số người Tỷ lệ % 1 Từ 13 tuổi trở xuống 2 4 2 14 7 14 3 15 11 22 4 16 12 24 5 17 9 18 6 18 5 10 7 19 2 4 8 Từ 20 trở lên 2 4 Tổng 50 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 3/2013)

Tình trạng kết hôn sớm trong xã hội của người Dao Quần Trắng trước Đổi mới là do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu là do phong tục, tập quán của đồng bào. Quan niệm của đồng bào Dao Quần Trắng cho rằng, nam nữ khoảng 13, 14 tuổi – khi mà đã “biết làm, biết ăn” là có thể lấy vợ lấy chồng và sinh con đẻ cái. Do sản xuất nông nghiệp cần có nhiều lao động nên các bậc cha mẹ thường ép buộc con cái lấy vợ, lấy chồng sớm; do các gia đình đẻ nhiều con nên cũng muốn xây dựng sớm để lo cho các con đằng sau; do trai

43

gái ít được đi học thường ở nhà sản xuất cùng gia đình nên cũng muốn xây dựng gia đình sớm cho nhanh chóng ổn định…

Kết hôn sớm để lại nhiều hệ quả cho gia đình và xã hội như vợ chồng quá trẻ chưa hoàn thiện về thể chất, chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống; kết hôn sớm dẫn đến độ tuổi sinh sản của người phụ nữ kéo dài là nguyên nhân của đẻ nhiều con; kết hôn sớm còn làm suy giảm chất lượng dân số và sức khỏe của người phụ nữ.

* Thứ ba: Sự quyết định trong hôn nhân

Trước khi đi đến hôn nhân, nam nữ người Dao Quần Trắng cũng được tự do kết bạn, được tìm hiểu nhau và được thổ lộ tình yêu qua các buổi làm đồng, đi chơi, nhất là qua các dịp hát đối đáp giao duyên trong các ngày lễ hội hay tại các đám cưới. Tuy nhiên, tất cả chỉ dừng lại ở tình yêu còn có tiến tới hôn nhân hay không là phải tuân theo những nguyên tắc của gia đình, họ mạc và của cộng đồng.

Trong quan hệ hôn nhân truyền thống, đồng bào Dao Quần Trắng quan niệm dựng vợ gả chồng cho con cái là “việc của bố mẹ”, do cha mẹ quyết định và “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Chính vì vậy, khi con trai đã đến tuổi lấy vợ, bố mẹ sẽ cố gắng để “tìm cho gia đình” một nàng dâu vừa ý. Họ thường để ý những cô gái trong bản hoặc nhờ anh em, bạn bè của gia đình giới thiệu. Qua các “kênh” khác nhau, cha mẹ của chàng trai tìm hiểu về lai lịch gia đình và chính bản thân cô gái. Các bậc cha mẹ thường chọn cho con mình những cô gái nhanh nhẹn, chăm chỉ làm ăn và có gia cảnh phù hợp với gia đình nhà mình. Đối với trường hợp con cái đã chọn được người yêu thì phải báo cáo để cha mẹ “kiểm duyệt” và đưa ra quyết định. Phỏng vấn những người trên 45 tuổi (những người này vào thời điểm trước 1986 họ đã có hiểu biết nhất định về gia đình riêng hay gia đình gốc của bố mẹ - nơi mà họ đã từng sinh sống) trong xã với câu hỏi: Ai là người quyết định hôn nhân của ông/bà? Kết quả cho thấy có tới 52% người trả lời rằng do cha mẹ quyết định hoàn toàn, 30% là do cha mẹ quyết định nhưng có hỏi qua ý kiến của con, 18% bản thân quyết định nhưng có hỏi ý kiến bố mẹ và không có trường hợp nào tự do bản thân quyết định hoàn toàn.

Bảng 3.2: Ngƣời quyết định hôn nhân (trƣớc 1986)

STT Người quyết định hôn nhân Số người Tỷ lệ %

1 Bố mẹ quyết định hoàn toàn 26 52

2 Bố mẹ quyết định nhưng có hỏi ý kiến 15 30 3 Bản thân quyết định nhưng có hỏi ý kiến bố mẹ 9 18

44

Tổng 50 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 3/2013)

Thực tế đã nêu trên cho chúng ta thấy rằng, hôn nhân không phải là do kết quả tìm hiểu, lựa chọn và quyết định của “những người trong cuộc” trên cơ sở tình yêu mà là do sự sắp xếp của cha mẹ trên cơ sở tập quán của cộng đồng.

* Thứ tư: Nơi cư trú sau kết hôn

Truyền thống các dân tộc ở Việt Nam, phụ nữ khi đã đi lấy chồng thì thường về ở bên nhà chồng (trừ các dân tộc theo truyền thống mẫu hệ). Ở cộng đồng người Dao Quần Trắng cũng vậy, phụ nữ đi lấy chồng thường cư trú bên nhà chồng. Tuy nhiên, có điểm khác với nhiều dân tộc ở Việt Nam là đồng bào Dao nói chung và nhóm Dao Quần Trắng nói riêng có tục “lấy rể”. Tục “lấy rể” quy định trước khi người con gái đi làm dâu thì người con trai phải thực hiện nghĩa vụ làm rể. Lấy rể thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào gia đình bên nhà vợ và việc này được thỏa thuận giữa hai gia đình trước khi đám cưới diễn ra. Thường thường, các gia đình người Dao Quần Trắng ở Tân Hương thường lấy rể từ 3 đến 4 năm. Có trường hợp nếu gia đình nhà vợ sinh toàn con gái thì sẽ lấy một chàng rể suốt đời. Trong trường hợp này, người con trai phải đổi họ sang họ vợ. Trong thời gian đi làm rể, người con trai trở thành một thành viên bên gia đình nhà vợ và họ thường được gia đình giao cho làm rất nhiều công việc, đặc biệt là các công việc nặng nhọc như phát nương, khai phá đất đai. Hoàn thành thời gian làm rể bên nhà vợ, cặp vợ chồng về cư trú hẳn bên nhà chồng, họ thường rất ít tách ra ở riêng ngay. Đối với các trường hợp hôn nhân khác tộc người sẽ không áp dụng tục lấy rể.

3.1.1.2. Những biến đổi trong cấu trúc (quan hệ) hôn nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thứ nhất: Không gian địa lý của sự kết hôn

Từ sau Đổi mới đến nay, không gian địa lý của sự kết hôn đã có nhiều thay đổi. Phạm vi kết hôn không chỉ dừng lại ở thôn, xã nữa mà có một số người đã kết hôn ở những xã khác, thậm chí là kết hôn ở phạm vi ngoài huyện, ngoài tỉnh. Tuy số người kết hôn ở ngoài huyện không nhiều và chỉ chủ yếu là ở những người có điều kiện đi học hay đi làm việc ở những nơi khác. Cùng với việc mở rộng không gian địa lý kết hôn thì cũng đã có một số trường hợp kết hôn ngoài tộc người.

“Nhà tôi có ba đứa con, không đứa nào lấy người Dao cả. Hai đứa con gái lấy chồng người Kinh, còn thằng con trai lấy vợ là người Cao Lan. Tôi cũng muốn chúng nó lấy vợ là người Dao nhưng chúng nó không muốn, tôi cũng kệ” (B.V. T, nam, 56 tuổi).

45

Thực tế tại thôn Đồi Hồi (là thôn có cả người Dao và người Kinh cùng sống) chúng tôi thấy có 3 trường hợp con trai người Kinh lấy vợ là người Dao và 1 trường hợp con trai người Dao lấy vợ là người Kinh. Một vấn đề đặt ra với chúng tôi trước hiện tượng mở rộng không gian của sự kết hôn và đặc biệt là sự mở rộng hôn nhân ngoại tộc là: Liệu có điều gì trở ngại đối với các cặp vợ chồng kết hôn ngoại tộc không? Khi tìm hiểu về những trở ngại của những người kết hôn ngoại tộc, chúng tôi cũng nhận được những ý kiến rất lý thú.

“Chồng em là người Kinh. Trước đây, vợ chồng em ở với bố mẹ vài năm, cũng có nhiều cái khác với người Dao chúng em nhưng em thấy rất thoải mái vì chẳng phải kiêng kị gì cả. Bố mẹ chồng em chăm sóc cháu cẩn thận lắm, lúc nào cháu cũng sạch sẽ không như người Dao chúng em”. (L.T. L, nữ, 25 tuổi).

“Con gái tôi lấy chồng người Dao cũng ở cùng thôn này, đầu tiên thì vợ chồng tôi cũng hơi lo vì bên người Dao nhiều kiêng kị và hay cúng bái lắm nhưng bây giờ tôi cũng thấy nó bình thường. Ông bà thông gia với tôi vẫn trẻ nên họ cũng thoáng lắm, có gì ăn chúng tôi cũng hay ngồi với nhau,tôi thấy không có gì trở ngại trong quan hệ cả” (B.V.T, nam 47 tuổi, người Kinh)

Như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng cũng không có nhiều trở ngại trong quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái cũng như của hai bên gia đình trong các cuộc hôn nhân ngoại tộc ở đây. Có điều này là do sự chung sống cộng cư lâu dài giữa các tộc người, họ đã hiểu biết về nhau và tôn trọng nhau. Hơn nữa, do đời sống xã hội có nhiều biến chuyển nên trong các gia đình, đặc biệt là gia đình của người Dao không còn bảo lưu nhiều các phong tục, tập quán, kiêng kị phức tạp như ngày xưa nữa.

Có sự mở rộng không gian kết hôn và sự xuất hiện của hôn nhân ngoại tộc là do hiện nay đã có sự mở rộng quan hệ giao lưu của cộng đồng người Dao Quần Trắng với các tộc người khác trong khu vực; trong cộng đồng đã có những người đi học hoặc đi làm ăn ở những nơi khác (ngoài làng xã). Bên cạnh đó là có những người từ các địa phương khác đến làm ăn ở trong vùng.

* Thứ hai: Tuổi kết hôn

Từ sau Đổi mới đến nay, tuổi kết hôn của đồng bào đã có sự thay đổi. Độ tuổi kết hôn của nam nữ đã được nâng lên đáng kể, độ tuổi kết hôn phổ biến nhất là từ 18 đến 21 tuổi. Tuy vẫn còn có trường hợp kết hôn dưới tuổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình nhưng nhìn chung tuổi kết hôn của đồng bào Dao Quần Trắng trên địa bàn nghiên cứu đã được nâng cao hơn.

46

Bảng 3.3: Tuổi kết hôn lần đầu của ngƣời Dao Quần Trắng (sau 1986)

STT Tuổi Số người Tỷ lệ % 1 Từ 16 tuổi trở xuống 2 4 2 17 4 8 3 18 8 16 4 19 8 16 5 20 9 18 6 21 8 16 7 22 5 10 8 Từ 22 trở lên 6 12 Tổng 50 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 3/2013)

Tuổi kết hôn của nam nữ người Dao Quần Trắng hiện nay được nâng lên là do các nguyên nhân: Trước tiên là nhận thức của cộng đồng, gia đình và bản thân nam nữ thanh niên về hệ quả của việc kết hôn sớm (ảnh hưởng đến sức khỏe, suy giảm chất lượng dân số…). Thứ hai là do mức độ hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình trong cộng đồng đã được nâng cao.

* Thứ ba: Người quyết định hôn nhân

Từ sau Đổi mới cho đến nay, mô hình quyết định hôn nhân đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Mặc dù vẫn còn một bộ phận chịu sự chi phối trong quyết định hôn nhân từ phía cha mẹ nhưng nam nữ người Dao Quần Trắng đã được tự do tìm hiểu và quyết định hôn nhân. Số liệu điều tra cho thấy tuyệt đại đa số nam nữ đã quyết định hôn nhân của mình (96%), chỉ còn có 4% là bố mẹ quyết định hoàn toàn. Tuy nhiên, đa số các trường hợp khi quyết định hôn nhân đều tham khảo ý kiến của gia đình (76%).

Bảng 3.4: Ngƣời quyết định hôn nhân hiện nay

STT Người quyết định hôn nhân Số người Tỷ lệ %

1 Bố mẹ quyết định hoàn toàn 2 4

2 Bố mẹ quyết định nhưng có hỏi ý kiến 7 14 3 Bản thân quyết định nhưng có hỏi ý kiến bố mẹ 38 76

4 Bản thân quyết định hoàn toàn 3 6

Tổng 50 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 3/2013)

Số liệu trên cho thấy, vai trò của cha mẹ trong việc quyết định hôn nhân của con cái đã giảm đi đáng kể, vai trò của con cái trong hôn nhân ngày càng được nâng cao. Sau đây là một số ý kiến xung quanh vấn đề này được chúng tôi

47 trích ra từ các cuộc phỏng vấn sâu.

“Ngày xưa không có cái chuyện là con cái thích lấy ai thì lấy, cái gì cũng phải được bố mẹ đồng ý. Bây giờ thì khác rồi, chúng nó thích ai thì về bảo với mình để làm đám cưới thôi” (Đ.V.C, nam, 57 tuổi).

“Con chị nó thích ai thì nó lấy, miễn là nó lấy được đứa ngoan và chăm chỉ là được” (T.T.N, nữ, 45 tuổi)

“Thanh niên bọn em bây giờ tự quyết định lấy vợ lấy chồng là chính, nhưng bọn em cũng hỏi ý kiến của ông bà, bố mẹ. Dù sao người lớn vẫn có nhiều kinh nghiệm hơn mình. Ông bà bố mẹ cũng chỉ góp ý thôi chứ không bắt ép đâu” (B.T.C, nữ, 23 tuổi – Bí thư chi đoàn thôn). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thứ tư: Nơi cư trú sau kết hôn

Từ sau Đổi mới đến nay, mô hình cư trú sau hôn nhân đã có nhiều biến đổi. Tuy tục lấy rể vẫn tồn tại phổ biến trong cộng đồng nhưng đã có sự biến đổi và nhiều khi chỉ còn là hình thức. Đại đa số các gia đình ngày nay chỉ lấy rể từ vài tháng cho đến một năm. Có những trường hợp người con trai đi làm rể chỉ thỉnh thoảng mới ở bên nhà vợ.

“Trước đây, khi tôi lấy bà ấy, tôi phải đi làm rể 4 năm và phải làm các công việc nặng nhọc bên đó. Tôi cũng có ba đứa con gái, đứa đầu tiên tôi lấy rể 1 năm, hai đứa sau tôi không lấy năm nào vì các cháu bây giờ nó ngại đi làm rể, hơn nữa nhà tôi cũng đông con, đất thì ít nên chẳng lấy rể để làm gì” (B.V.C, nam, 60 tuổi).

“Em cưới vợ năm ngoái, bố mẹ vợ em lấy rể một năm nhưng được 6 tháng thì bố mẹ cho hai vợ chồng về, chỉ hôm nào có việc hay có cỗ thì bố mẹ mới gọi sang.” (B.V.N,nam, 21 tuổi).

Hiện nay, về cơ bản, các cặp vợ chồng khi cưới vẫn ở cùng gia đình trong thời gian khoảng vài năm, khi đảm bảo một số điều kiện như làm nhà và mua sắm các vật dụng mới tách ra ở riêng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp hai

Một phần của tài liệu Biến đổi gia đình người Dao quần trắng ở Xã Tân Hương, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 41 - 48)