Các phong tục, nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi con trước Đổi mớ

Một phần của tài liệu Biến đổi gia đình người Dao quần trắng ở Xã Tân Hương, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 74 - 80)

6 Nội dung này tham khảo tại trang thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (http://www.yenbai.gov.vn)

4.1.1. Các phong tục, nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi con trước Đổi mớ

Cũng giống với nhiều dân tộc ở Việt Nam và các nhóm khác trong dân tộc Dao, người Dao Quần Trắng rất coi trọng việc sinh đẻ. Đồng bào cho rằng, một trong những tiêu chuẩn quan trọng của người phụ nữ là phải biết sinh đẻ. Do tầm quan trọng của việc sinh đẻ mà trong đời sống hình thành nhiều các phong tục và nghi lễ liên quan đến việc này.

* Trong chăm sóc và bảo vệ thai nhi

Chăm sóc và bảo vệ thai nhi bên cạnh việc bảo vệ cho người mẹ còn có ý nghĩa rất lớn trọng cho sự phát triển của thai nhi và trẻ sinh ra sau này. Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ thường nhận được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo từ phía các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người chồng. Họ thường nhường những thức ăn ngon và giàu dinh dưỡng như thịt, cá, gạo nếp… cho thai phụ với mong muốn thai phụ và thai nhi được khỏe mạnh. Trong thời gian này, người phụ nữ vẫn sinh hoạt và làm tất cả mọi công việc thường ngày như những người phụ nữ khác, chỉ những khi mệt mỏi mới nghỉ hoặc làm những công việc nhẹ. Khi thai phụ bị ốm, gia đình thường sử dụng một số bài thuốc dân gian để điều trị. Trường hợp sử dụng thuốc lâu không khỏi, gia đình sẽ chuẩn bị một số lễ vật để cúng ma tổ tiên hoặc làm lễ gọi hồn.

Phụ nữ có thai thường phải kiêng kị rất nhiều thứ từ sinh hoạt đến ăn uống: Trong sinh hoạt, họ thường không "ăn nằm" với chồng sợ tổn thương đến thai trong bụng; không khâu vá, thêu thùa trong nhà vì cho rằng làm công việc đó sẽ đẻ nhiều con gái. Mỗi khi ra ngoài trời, dù râm mát đều phải đội nón nếu không

75

Ngọc Hoàng nhìn thấy "người bẩn" sẽ trị tội làm cho sảy thai; kiêng đụng vào hạt giống vì lo hạt không mọc được; kiêng bước qua dây buộc trâu bò vì sợ khó đẻ. Trong ăn uống, họ kiêng không ăn thịt những con vật bị hổ cắn; không ăn thịt diều hâu; không ăn các loại nhộng, thịt ếch, thịt rắn… Trong thời gian vợ có thai, người chồng cũng phải thực hiện một số kiêng kị như không được sát sinh, không được đánh rắn, không được đóng cọc, không kéo dây ngược (kéo từ phía ngọn), không khiêng người chết đi chôn.

Như vậy, các phong tục và nghi lễ trong chăm sóc thai phụ truyền thống của người Dao Quần Trắng chủ yếu dựa trên các tri thức và kinh nghiệp dân gian, đó là sự kết hợp giữa các sinh hoạt thường ngày, ăn uống, sử dụng thuốc với việc thực hiện nghi lễ cúng bái…Sự kiêng kị không chỉ dừng lại ở phụ nữ mang thai mà còn có cả ở các thành viên trong gia đình đặc biệt là người chồng. Tất cả những điều đó đều với mong muốn cho thai phụ và thai nhi được khỏe mạnh. Việc người phụ nữ có thai phải thực hiện nhiều kiêng kị sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt. Đặc biệt, việc kiêng quá nhiều trong ăn uống trong điều kiện kinh tế vốn đã rất khó khăn sẽ ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của thai phụ và thai nhi dẫn đến tình trạng nhiều trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, phụ nữ hay bị hậu sản.

* Trong sinh đẻ

Khi người phụ nữ có dấu hiệu của trở dạ, gia đình thường đốt một đống lửa gần nơi phụ nữ ngồi đẻ - đống lửa này còn được duy trì một thời gian tùy thuộc vào thời tiết nhưng ít nhất cũng phải vài ngày. Đốt lửa ngoài tác dụng làm ấm cho cơ thể, giúp khí huyết lưu thông, xua đuổi côn trùng còn có ý nghĩa tâm linh là xua đuổi tà ma.

Người Dao Quần Trắng có tập quán đẻ ngồi và tiến hành ngay tại nơi ngủ của hai vợ chồng. Họ kiêng không được đẻ ở nhà người khác ngay cả nhà cha mẹ đẻ của người phụ nữ - trừ trường hợp đang trong thời gian ở rể. Khi đẻ, người phụ nữ thường ngồi trên giường hay một chiếc ghế, toàn thân được trùm kín bằng một chiếc chăn và phía dưới có kê đệm để đón đứa trẻ. Thông thường, người phụ nữ tự tiến hành các công việc, khi có gì khó khăn sẽ cần đến sự trợ giúp của chồng, của mẹ hay một người phụ nữ khác, bất kể trường hợp nào thì bố chồng và các anh em trai của chồng cũng không được đến gần nơi đẻ. Nếu trường hợp trở dạ (đau đẻ) lâu mà vẫn chưa đẻ thì một số bài thuốc và “thủ

76

thuật” dân gian được áp dụng và cuối cùng là lại phải tổ chức cúng lễ.

Khi đứa trẻ chào đời, họ dùng thanh nứa hay kéo để cắt rốn, rốn và nhau của đứa trẻ được đem chôn trong rừng. Sau khi cắt rốn xong, đứa trẻ được tắm rửa và bọc trong tã lót để nằm cạnh mẹ. Sản phụ được đưa lên giường và được uống một bát thuốc nấu từ một số loại lá cây, nếu thấy đói thì được ăn cơm ngay.

Trong thời gian ở cữ, sản phụ được chăm sóc rất chu đáo. Họ thường được gia đình nấu cho ăn những thứ tốt nhất mà gia đình có được như thịt lợn nạc, thịt gà rang nghệ, cơm nếp, đậu tương, trứng… và đặc biệt là các loại canh được nấu từ các vị thuốc dân gian lấy trong rừng. Sử dụng các thức ăn bổ dưỡng và tắm bằng các bài thuốc dân gia giúp cho người phụ nữ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và có nhiều sữa cho con. Trong thời gian này, sản phụ kiêng không ăn những thứ chua (dưa chua, cam, chanh), các loại cá tép, các thức ăn để lâu vì sợ trẻ đi ngoài. Ngoài ra còn kiêng mỡ, các loại rau nhiều nước (rau cải)…

Khi trong nhà có người đẻ, gia đình treo (hoặc cắm) một túm lá bên ngoài cầu thang để làm dấu hiệu. Dấu hiệu đó, một mặt để báo cho những người ngoài đặc biệt là khách lạ không nên vào nhà gây ảnh hưởng xấu đế đứa trẻ. Mặt khác, đối với người ngoài, đặc biệt là thầy cúng đang chuẩn bị cho lễ cấp sắc hay lễ chay họ biết và không vào vị sợ “đen đủi”.

Trong thời gian ở cữ, do quan niệm về sự “không sạch sẽ” nên sản phụ thường chỉ ở trong buồng của mình, nếu có bế con ra cũng chỉ được ở xung quanh bếp nhà (bếp nhà gần nơi ngủ của các cặp vợ chồng). Họ không được bế con ra gần bàn thờ và bếp khách, không được đến nơi ủ rượu, không hái rau…và đặc biệt sản phụ thường không được đến nhà ai vì quan niệm sẽ gây ra những “đen đủi” cho nhà đó và sợ tổ tiên chê cười sẽ giáng tai họa lên đứa trẻ. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ đẻ từ con thứ hai trở đi, nếu gia đình ít người làm thì họ chỉ nghỉ khoảng chục ngày (tùy vào sức khỏe) là họ lại bắt đầu làm các công việc nội trợ trong gia đình, thậm chí đã đi ra đồng hay đi nương. Họ cũng chú ý đến giữ gìn sức khỏe vì sợ ốm đau sẽ là gánh nặng cho gia đình và nhiều khi phải tổ chức cúng bái tốn kém.

* Trong nuôi con

Trẻ em sinh ra chủ yếu được nuôi bằng sữa mẹ trong những tháng đầu, tùy vào lượng sữa của mẹ mà thời gian cho trẻ ăn thêm sớm hay muộn, trẻ em thường được tắm bằng nước lá chè xanh hay một số loại lá cây khác.

Sau khi sinh được ba ngày, gia đình làm một lễ cúng nhỏ để thông báo với tổ tiên và cầu mong tổ tiên tiếp tục phù hộ cho đứa trẻ. Trong lễ cúng này, đứa

77

trẻ cũng được đặt tên – tên đứa trẻ không đặt trùng với những người trong gia đình và họ hàng. Tuy nhiên, khi trẻ còn bé, người ta ít gọi theo tên thật mà thường gọi theo thứ tự. Sau này, khi gia đình có điều kiện sẽ làm lễ đổi tên. Làm lễ đổi tên sớm hay muộn là do từng gia đình nhưng phải làm trước khi thực hiện lễ cấp sắc (phải được đổi tên thì mới được làm lễ cấp sắc).

Đứa trẻ sinh ra được 30 ngày, gia đình sẽ tổ chức làm lễ đầy tháng cho trẻ. Tùy vào điều kiện của gia đình mà lễ đầy tháng được tổ chức với quy mô to hay nhỏ. Thông thường, gia đình sẽ mời ông bà nội ngoại cùng những người thân như cô, dì, chú, bác hoặc một số bạn bè của bố mẹ đến để chúc mừng.

Kể từ sau ngày tròn tháng, không gian của trẻ không còn chỉ ở phạm vi gian buồng nữa mà thường xuyên được đem ra những gian ngoài, được đem đi chơi và bắt đầu cuộc sống hòa nhập với mọi người. Kể từ đây, đứa trẻ bắt đầu bước vào quá trình xã hội hóa.

Trẻ em lớn lên trong gia đình trong vòng tay yêu thương của ông bà, cha mẹ và những người thân khác, từng ngày, chúng được trao truyền các giá trị văn hóa tộc người, các giá trị đạo đức, các kỹ năng trong lao động, kiếm sống để hòa nhập vào cộng đồng dân tộc.

4.1.2. Biến đổi các phong tục, nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi con

Từ sau Đổi mới đến nay, đồng bào Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn đề cao vấn đề sinh đẻ, vẫn coi sinh đẻ là niềm hạnh phúc của người phụ nữ nói riêng, của cặp vợ chồng và gia đình nói chung. Tuy nhiên, các phong tục, tập quán và nghi lễ trong vấn đề này đã có nhiều biến đổi so với truyền thống.

* Biến đổi về quan niệm

Hiện nay, quan niệm “nhiều con, nhiều của”, “mỗi con, mỗi lộc”, đã không nhận được sự đồng tình của nhiều cặp vợ chồng, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ. Nếu như trước đây, các gia đình thường đẻ 5 đến 6 con thậm chí đến 10 con thì hiện nay, các gia đình chỉ đẻ 2 đến 3 con và rất nhiều cặp vợ chồng chỉ đẻ 2 con. Họ đã ý thức được những khó khăn, vất vả của việc sinh nhiều con như thiếu ruộng nương để sản xuất, khó khăn cho phát triển kinh tế gia đình, trong nuôi dạy và đầu tư cho ăn học. Quan niệm phải có con trai hiện nay đã có phần rộng mở hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là gánh nặng của nhiều cặp vợ chồng nhưng chủ yếu xuất phát từ yếu tố tâm lý (mong có con trai để nối dõi, cho bằng bạn bè). Những ý kiến sau đã cho chúng ta thấy rõ hơn điều này.

78

bọn trẻ nó khác rồi, chúng nó sợ đẻ nhiều vất vả mà vất vả thật, không có ruộng và nương để làm”. (B.V.T, nam, 65 tuổi).

“Bây giờ bọn em chỉ đẻ hai đứa thôi, đẻ nhiều không có gì mà cho ăn mà còn phải cho chúng đi học chứ” (T.T.S, nữ, 23 tuổi).

“Em thì con nào cũng được, nhưng có đứa con trai vẫn thích hơn. Không có con trai đi đâu hay bị bạn bè khích bác bực lắm”. (Đ.V.B, nam, 32 tuổi).

Quan niệm về sự “bẩn” và “xúi quẩy” của người phụ nữ trong thời gian mang thai và ở cữ không còn nặng nề như xưa nữa. Gia đình và cộng đồng cũng ý thức được rằng, thời gian mang thai và sinh đẻ người phụ nữ cần được quan tâm chăm sóc nhất. Hiện nay, phụ nữ trong thời kỳ mang thai được khám thai định kỳ tại trạm y tế của xã. Tuy vẫn có trường hợp sinh đẻ tại nhà nhưng đại đa số họ đã đến trạm y tế. Do được chăm sóc y tế tốt trong thời kỳ mang thai và khi sinh đẻ nên tỷ lệ tử vong của trẻ em đã giảm đi rất nhiều.

* Biến đổi các kiêng kị

Ngày nay, những kiêng kị của phụ nữ cùng gia đình trong thời gian mang thai và sinh đẻ vẫn còn nhưng đã có sự thay đổi đáng kể. Để đảm bảo sức khỏe cũng như dinh dưỡng của thai phụ và thai nhi, người phụ nữ có thai vẫn sinh hoạt bình thường như mọi khi, khi có biểu hiện khác thường họ sẽ đến khám tại các cơ sở y tế, những kiêng kị trong ăn uống chủ yếu do được chỉ định từ đội ngũ y, bác sĩ và các tài liệu chăm sóc sức khỏe. Các kiêng kị vô lý trong sinh đẻ như không tiếp xúc với người lạ, không đến gần bàn thờ, không đến nơi ủ rượu…đã được hạn chế và chủ yếu thiên về khía cạnh tâm lý nghĩa là thấy người già bảo kiêng thì cũng kiêng một số thứ cho yên tâm còn thực tế nhiều người không còn tin vào các kiêng kị đó nữa. Nếu như trước kia, người phụ nữ chỉ sinh đẻ tại buồng ngủ của đôi vợ chồng thì ngày nay, họ đã chọn trạm y tế làm nơi sinh đẻ (nơi có điều kiện để xử lý các vấn đề trong sinh đẻ một cách khoa học) để tránh được những rủi ro, đặc biệt là các trường hợp đẻ khó. Sau đây là một số ý kiến xung quanh vấn đề này được trích ra từ các cuộc phỏng vấn sâu.

“Trước đây các chị trong thời gian có thai và sinh đẻ phải kiêng nhiều thứ lắm nhưng hiện nay các cháu nó đã bỏ đi nhiều. Các cháu nó kiêng theo hướng dẫn của cán bộ y tế thôi”. (L.T.M, nữ, 48 tuổi).

“Em thì cũng có cái kiêng, cái không. Bà và mẹ em cũng bảo là phải kiêng một số thứ, em chẳng tin lắm nhưng nhiều lúc cũng kiêng cho nó yên tâm và cho bà và mẹ được thoải mái”. (B.T.P, nữ, 32 tuổi).

79

chị ấy (y tá) còn phát cả tài liệu để bọn em đọc. Những cái mà các cụ nhắc thì em vẫn theo nhưng cái gì vô lý quá thì em thôi”. (B.T.S, nữ 26 tuổi).

“Trước đây, chị em người Dao chủ yếu sinh con tại buồng, vừa nóng bức lại mất vệ sinh. Hiện nay khác rồi, vẫn có trường hợp phụ nữ sinh con tại nhà nhưng họ nhờ y tá đến giúp đỡ. Đại đa số chị em đã đến đẻ tại trạm y tế, đặc biệt là các trường hợp sinh con lần đầu”. (H.T.M, nữ, 48 tuổi – trạm y tế xã).

* Biến đổi các nghi lễ

Xưa kia, việc chăm sóc thai phụ và trong sinh đẻ, nuôi con có một đặc điểm là gia đình tổ chức rất nhiều lễ cúng, những lễ nghi đó đến nay vẫn được nhiều gia đình thực hiện nhưng đã có sự đổi khác. Các nghi lễ thường được giản tiện từ cách thức, lễ vật, thời gian, đến người thực hiện. Ví dụ như trong lễ cúng đặt tên khi con được ba ngày, gia đình chỉ chuẩn bị một lễ nhỏ (thỏi thịt lợn luộc hoặc con gà) sau đó bố (hoặc ông) của đứa trẻ thắp hương trên bàn thờ để báo với tổ tiên, mong tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình, với những nghi lễ này gia đình không phải mời thầy cúng nữa. Hay trong trường hợp phụ nữ sinh đẻ tại nhà, nếu có gì nguy hiểm, gia đình thường tổ chức đưa sản phụ đến cấp cứu tại cơ sở y tế ngay và nếu có tổ chức cúng thì cũng sau khi đó.

Như vậy, có thể thấy rằng, cho đến nay, các phong tục và nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi con của người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương đã có nhiều biến đổi, sự biến đổi đó thể hiện trên các khía cạnh từ quan niệm, thực hiện các nghi lễ đến các kiêng kị. Sự biến đổi diễn ra theo xu hướng: Các quan niệm lỗi thời, lạc hậu dần bị loại bỏ; những kiêng kị vô lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của thai phụ, thai nhi, sản phụ và trẻ nhỏ không còn được thực hiện; các nghi lễ tốn kém và mang mầu sắc mê tín dị đoan đã bị hạn chế.

Sự biến đổi mạnh mẽ các phong tục và nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi con theo hướng tiến bộ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau: Trước tiên, là sự thành công của “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”, thực hiện “Nếp sống mới”. Cuộc vận động này hướng tới tất cả các đối tượng, các tộc người trong đó có cộng đồng người Dao Quần Trắng. Đồng bào đã thấm nhuần và đã thay đổi nhận thức và hành vi trong sinh đẻ và nuôi con. Thứ hai, là do sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới y tế. Ngoài các cơ sở y tế của nhà nước, trên địa bàn hiện nay còn có

Một phần của tài liệu Biến đổi gia đình người Dao quần trắng ở Xã Tân Hương, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)