Các phong tục, nghi lễ trong ma chay trước Đổi mớ

Một phần của tài liệu Biến đổi gia đình người Dao quần trắng ở Xã Tân Hương, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 97 - 105)

6 Nội dung này tham khảo tại trang thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (http://www.yenbai.gov.vn)

4.4.1.Các phong tục, nghi lễ trong ma chay trước Đổi mớ

* Quan niệm của đồng bào về cái chết

Giống với nhiều dân tộc ở Việt Nam, đồng bào Dao Quần Trắng quan niệm con người có hai phần hồn và xác. Khi người còn sống, hồn trú ngụ trong thể xác, khi người chết đi, hồn không còn nơi trú ngụ nên biến thành ma về sống với thế giới tổ tiên. Tuy sống ở thế giới tổ tiên nhưng ma vẫn dõi theo các hoạt động của con cháu, ma cũng có các nhu cầu như người sống vì vậy cần phải có các lễ vật để cúng bái. Người chết thành ma có thể phù hộ che trở cho nhưng cũng có thể trách phạt và gieo tai họa cho con cháu nên họ vừa có sự tôn kính lại vừa có sự sợ hãi trước ma tổ tiên.

Theo quan niệm của đồng bào, làm ma mới là bước đầu trong các nghi lễ liên quan đến cái chết (mới xử lý xong phần thể xác). Còn để ma của người chết được về sum họp cùng với thế giới tổ tiên thì nhất thiết người chết phải được làm lễ chay. Nếu người chết chưa được làm lễ chay thì không được về nhà trong những ngày có lễ cúng mà phải ở bên ngoài nhà, không được vào ăn uống cùng với ma tổ tiên. Chính từ những quan niệm như vậy, đồng bào Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, tiến hành tang ma theo hai nghi lễ: Lễ làm ma (xử lý phần thể xác) và lễ chay (đưa ma về với tổ tiên).

* Các phong tục, nghi lễ trong đám ma

Khi người già hoặc người ốm có dấu hiệu không qua khỏi, con cháu trong nhà thường túc trực để trông nom, những người thân quen cũng được báo tin để chuẩn bị về chịu tang. Khi người đó tắt thở, gia đình thông báo cho họ hàng và

98

làng xóm bằng cách bắn ba phát súng lên trời hoặc nhờ những người xung quanh đi báo cho dân làng.

Sau khi anh em trong gia đình và hàng xóm tập trung tại nhà có người chết, gia đình cử người đi mời thầy cúng. Lễ vật mang theo là một chai rượu. Đến chân cầu thang nhà thầy cúng, người đi mời không được vào nhà ngay mà phải vái gọi thầy, nếu thầy cúng nhận lời sẽ cho phép người đó lên nhà trình bày ý nguyện. Trước khi đi làm ma, thầy cúng phải thắp hương cúng bái tại nhà mình, sau đó mới chuẩn bị đồ nghề để đến nhà có người chết.

Trong khi đó, tại gia tang, gia đình cử người tắm rửa cho người chết. Người chết được lau rửa sạch sẽ bằng nước được nấu từ chè xanh hay một số cây có mùi thơm như lá chanh, bồ kết…Người chết còn được cắt tóc gọn gàng và được thay quần áo mới. Người trong gia đình nhổ một cái răng, một ít tóc, một ít móng chân, móng tay của người chết đem cất đi để làm sau này làm “mả răng”.

Sau khi tắm rửa và thay quần áo xong, con cháu khiêng người chết ra gian nhà giữa. Lúc này, đại diện gia đình cho vào miệng người chết một đồng bạc trắng và con cháu làm cho người chết một cái gối bằng gạo để gối đầu sau đó để nguyên chờ thầy cúng đến làm lễ. Cũng trong thời gian này, gia đình cử người chuẩn bị các lễ vật để chuẩn bị cúng cho người chết.

Khi thầy cúng đến, các con cháu tập trung đông đủ trong nhà để hộ lễ và làm các thủ tục dưới sự hướng dẫn của thầy cúng. Thầy cúng viết tên người chết vào các tờ sớ sau đó đốt nến và thắp hương để báo với tổ tiên của người chết và trình báo với ma trời, ma đất và ma nước. Tất cả những người chịu tang phải túc trực khi thầy cúng làm lễ không được làm công việc gì khác. Các công việc từ nấu ăn đến làm quan tài, chọn đất đào huyệt đều do dân làng đảm nhiệm. Chọn đất và ngày giờ chôn cất cũng được chý ý, công việc này có thể nhờ người khác nhưng thường do thầy cúng – người đã nhận lời đến làm ma đảm nhận. Nơi chọn để đào huyệt thường là những chỗ kín đáo trong các khu rừng xa nơi ở, không được đặt ở nơi nguồn nước.

Trước khi mang đi chôn, dưới sự chỉ dẫn của thầy cúng, gia đình phải làm “lễ chia của” cho người chết. Tài sản chia cho người chết là một chiếc bát ăn cơm, một đôi đũa, một cái chén, một chai rượu, một ấm nước, một gói cơm và một số vật dụng khác. Các “tài sản” trên, dù cũ hay mới đều phải còn nguyên

99

vẹn. Theo quan niệm của đồng bào, việc chia của cho người chết có ý nghĩa là để cho họ có đủ các vật dụng hàng ngày ở thế giới bên kia, nếu thiếu, họ sẽ về “đòi” con cháu.

Đến giờ đã chọn (thường là nửa đêm hay gần sáng), thầy cúng cho phép khiêng người chết ra khỏi cửa để đi chôn. Lúc này, tất cả những người thân có giờ sinh trùng với giờ đưa ma đều phải tạm lánh mặt vì họ quan niệm rằng nếu những người này không lánh mặt sẽ bị hồn ma người chết bắt theo. Khi khiêng người chết ra cửa bao giờ chân cũng đi trước, đầu đi sau. Trên đường đi từ nhà đến nơi chôn cất, họ phải đi liên tục không được dừng lại nghỉ ngơi.

Khi ra đến huyệt, thầy cúng làm lễ báo với thổ địa và các thần, ma nơi đó biết người chết đã nhập về nơi này và mong muốn các thần phù hộ không cho các ma đến bắt ma người chết. Sau khi làm lễ xong, những người hàng xóm đưa quan tài xuống huyệt và lấp lại, mộ được đắp thành nấm, tất cả các đồ dùng được chia để lại quanh mộ. Lúc này, thầy cúng làm lễ gọi hồn cho tất cả những người đi đưa ma, xong việc đó tất cả trở về nhà tang chủ.

Khi về nhà, tất cả mọi người đi đưa ma phải rửa sạch mặt mũi chân tay bằng nước nóng sau đó mới được lên nhà. Khi đó, gia đình chuẩn bị mâm cúng trước bàn thờ tổ tiên để báo cho tổ tiên biết rằng người chết đã được con cháu chôn cất cẩn thận. Cúng xong, gia đình mời tất cả những người thân và những người giúp việc cùng ăn bữa cơm chia buồn, gia đình cũng cảm ơn sự giúp đỡ của anh em họ hàng và làng xóm.

Đến đây, mọi công việc trong đám ma đã kết thúc, gia đình và con cháu không bao giờ phải đến nơi chôn cất người chết nữa, họ cũng không có tục cúng giỗ (chỉ cúng tổ tiên vào các ngày lễ tết hay khi gia đình có công việc) và đặc biệt, họ không có tục cải táng mà chôn người vĩnh viễn. Thông thường, đám ma truyền thống của người Dao Quần Trắng được thực hiện rất đơn giản và thường kết thúc trong buổi sáng của ngày hôm sau. Trừ trường hợp chưa mời được thầy cúng hay chưa chọn được giờ tốt (trường hợp này rất hãn hữu). Đối với những người chết vào ngày cuối tháng, gia đình phải nhanh chóng làm các thủ tục để đem chôn ngay vì đồng bào rất kiêng việc để người chết trong nhà qua tháng.

Sau khi đám ma kết thúc, gia đình thống nhất với thầy cúng về việc làm “mả răng” (có thể làm ngay hoặc để ngày hôm sau). Theo quan niệm của đồng

100

bào, mả răng mới là mả chính nên thường được chọn để ở những nơi cao thoáng, sạch sẽ và nếu sau này gia đình có thăm mộ hay xử lý các công việc mang tính chất tâm linh thì cũng chỉ thăm ở mả răng.

Khi đã làm xong đám ma, nếu chưa tổ chức được lễ chay thì trong những dịp cúng ma tổ tiên, gia đình phải chuẩn bị thêm một cái lễ (đặt cạnh bàn thờ) để ma tổ tiên khi trở về sẽ đem phần cho ma người chết (vì ma của người chưa được làm chay sẽ không được vào trong nhà).

Đám ma truyền thống của đồng bào Dao Quần Trắng thể hiện nhiều yếu tố tiến bộ, đó là, diễn ra rất đơn giản và gọn nhẹ. Tuy cũng có nhiều các nghi lễ nhưng tất cả các nghi lễ đều được tiến hành một cách nhanh gọn, thời gian để người chết trong nhà cũng rất ngắn nên đã tiết kiệm được thời gian và công sức cho gia tang lại đảm bảo được yếu tố vệ sinh môi trường.

* Các nghi lễ trong đám chay

Như trên đã nói, theo phong tục của đồng bào, làm ma mới chỉ là xử lý về phần thể xác, còn để hoàn thành nghĩa vụ của người sống đối với người chết, nhất thiết phải làm lễ chay. Lễ chay có thể được tiến hành ngay khi đám ma kết thúc nhưng thường thường các gia đình tổ chức sau đám ma vài tháng hoặc vài năm khi chuẩn bị đủ điều kiện về kinh tế. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên có một số gia đình có khi cả đời chưa tổ chức được đám chay cho cha mẹ.

Lễ chay của đồng bào Dao Quần Trắng thường được tổ chức vào những tháng cuối năm cũ và đầu năm mới khi tiết trời mát mẻ và khi đó mùa màng đã thu hoạch xong, công việc rảnh rỗi lại có nhiều lương thực. Để làm lễ chay, các gia đình thường phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm, rượu, đồ lễ, tiền trong cả năm trời, thậm chí vài năm.

Khi quyết định làm đám chay, gia đình phải đến nhờ thầy cúng xem ngày. Khi đã chọn được ngày hợp cát, gia đình sẽ mời anh em trong họ hàng đến họp bàn để tiến hành phân công công việc cho ngày lễ. Gia đình cũng phải cử người tới nhà thầy cúng để bái thánh phật xin phép được tiến hành nghi lễ. Lúc này, thầy cúng thảo hợp đồng văn tự để thống nhất giữa gia đình chủ lễ và thầy cúng về mọi điều khoản, hợp đồng văn tự được chia đôi, mỗi bên giữ một nửa. Đoàn thầy cúng gồm ít nhất là ba người, một thầy chính, một thày phụ và một đạo tràng (người múa). Có những đám tổ chức lớn thì có tới 5 đến 7 đạo tràng. Tất cả đoàn thầy cúng đều được thầy chính tuyển chọn và phụ trách.

101

Lễ đám chay của đồng bào Dao Quần Trắng được diễn ra trong 3 ngày với các bước tiến hành như sau:

Ngày đầu tiên được gọi là ngày vào đám, ngay từ sáng sớm, những người trong họ hàng cùng làng xóm được mời tập trung tại nhà có đám để làm các công tác chuẩn bị các công việc như gói bánh, mổ lợn, gà, nhiều gia đình còn mổ cả trâu, dê; lập đàn cúng, cắt giấy, dựng ngục giam ma…Gia đình cũng phải chuẩn bị một “ma ham” gồm một bát hương, một chén rượu và một bát rau xanh để chờ thầy đến lễ. Khi thầy cúng đến nhà, gia chủ phải ra nghênh tiếp, bái lạy thầy. Thầy cúng được đón vào nhà để làm lễ áp thánh phật và trình báo tổ tiên nhà chủ lễ. Sau khi tiến hành xong các nghi lễ đó, thầy cúng bắt tay vào trang trí nơi hành lễ, hoàn thiện văn điệp cho ngày chính đám và kiểm tra các đồ lễ mà gia đình đã chuẩn bị, gia chủ bổ sung những thữ còn thiếu. Khi mọi công việc đã hoàn tất, thầy cúng bắt đầu lễ cúng công tào và hóa điệp văn thông báo với diêm vương ngục chủ rằng ngày mai (chính đám) thầy sẽ triệu vong linh có tên trong văn điệp lên thiên đường. Xong nghi lễ này, cả thầy cúng và gia đình ăn uống, nghỉ ngơi để chờ đến chính đám. Kể từ khi thầy cúng bắt đầu hành lễ cho đến khi kết thúc đám, thầy cúng cùng toàn thể gia hiếu phải ăn chay và uống nước lã.

Chính đám được tiến hành từ sáng sớm ngày thứ hai (khi gà gáy canh một). Trong thời gian này, thày cúng cùng gia đình thực hiện các nghi lễ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lễ triệu vong: Được bắt đầu khi gà gáy canh một, thầy chính và thầy phụ mặc áo cà sa, tay cầm cành phan tụng kinh thỉnh thánh phật, đạo tràng tiến hành múa theo nhịp điệu của bài kinh, lúc này toàn thể gia hiếu phải ngồi hộ lễ. Tụng kinh xong, thầy cúng đốt điệp văn cho diêm vương ngục chủ, chủ nhà và đạo tràng đi ra đàn cúng ở bên ngoài (được dựng từ hôm trước) đốt đèn hương và cắm cành phan để chờ thầy ra triệu vong. Một lát sau, thầy chính cầm cành phan, thầy phụ cầm đèn và kiếm đi ra nơi chủ nhà đốt hương làm lễ phá ngục để triệu vong linh của người được làm chay về nhà.

+ Lễ giải ô uế cho vong linh: Khi vong linh được triệu lên, thầy cúng sẽ làm phép tắm rửa, giải ô uế đồng thời cấp quần áo và mời vong linh vào nhà cùng với các bậc tổ tiên (kể từ đây, vong linh của người được làm chay mới chính được được vào nhà và ở cùng với thế giới tổ tiên). Sau khi vong linh được mời về nhà, đoàn thầy cúng tiếp tục tụng kinh, nhảy múa và làm các nghi lễ như sửa

102

mộ, cấp mộ cho vong linh và tổ tiên. Các công việc này được tiến hành cho đến chiều tối ngày chính đám. Sau khi ăn cơm tối xong, thầy cúng tiếp tục đọc các sách về “Thập điện minh vương”, “giải oan, giải oán” cho vong linh.

+ Lễ cấp “nhà se” và tống tiễn vong linh về thiên đường: Ngay từ sáng sớm ngày thứ ba, thầy cúng đã chuẩn bị các văn tự cho kết thúc đám. Đến buổi chiều, thầy cúng mời tổ tiên của gia chủ vong nhân được làm chay ra nơi nhà se để làm lễ cấp nhà se. Lúc này, toàn thể gia hiếu phải đi theo để hộ lễ. Tại “nhà se”, gia chủ để một mâm cúng với đầy đủ đèn hương, rượu, trầu cau, thịt, giấy ngũ sắc… Khi mọi người đã tập trung đầy đủ, thầy cúng làm lễ khai quang cho nhà se. Sau đó, toàn thể gia quyến lần lượt làm lễ rót rượu, đốt vàng và quần áo cho vong nhân. Thầy cúng làm lễ cấp rượu, quần áo và các vật dụng như nồi niêu, bát đĩa, gà, vịt cho vong nhân và cuối cùng là cấp nhà se. Tất cả các vật dụng cho vong nhân đều được đốt sau khi thầy cúng xong.

Sau khi các nghi lễ ở nhà se kết thúc, thầy cúng gia hiếu quay lại nhà làm lễ tiễn tổ tiên và vong cố về thiên đường. Kể từ đây, vong cố chính thức được về ở với thế giới tổ tiên.

Kết thúc đám chay, gia đình mời đoàn thầy cúng cùng toàn thể những người tham dự và giúp đỡ gia đình ăn bữa cơm kết đám.

* Các kiêng kị trong ma chay

Xuất phát từ quan niệm về cái chết, từ tấm lòng của người sống đối với người chết mà trong đám ma truyền thống của người Dao Quần Trắng có nhiều những kiêng kị. Không chỉ gia đình người có tang mà cả họ hàng và làng xóm cũng phải thực hiện một số kiêng kị.

Để tỏ tấm lòng thương tiếc đối với người quá cố, kể từ khi trong nhà có người chết đến khi chôn cất xong, tất cả các con cháu (những người chịu tang) phải kiêng các đồ ăn mặn như thịt, cá mà chỉ dùng các đồ chay như rau, đậu; con cháu không được đeo các đồ trang sức, con dâu và con gái phải để tóc xõa; con cháu không được ngồi bệt hay ngồi trên ghế mà phải ngồi xổm; không được nô đùa làm mất trật tự và đặc biệt không được sát sinh. Trong khoảng từ mười ngày đến nửa tháng, những người trong họ cũng không tham gia vào các hoạt động ca hát, hội hè hay làm các việc lớn như cấp sắc, hỏi vợ cho con…Khi đưa ma, những người sinh cùng ngày với người chết và những người không nhớ ngày sinh phải lánh mặt đi nơi khác vì họ sợ các ma ác về bắt hồn người chết sẽ bắt

103

nhầm hồn của họ. Con cháu không sử dụng lại đồ dùng của người chết như quần áo, chăn màn mà thường đêm đốt vì họ sợ rằng nếu sử dụng những thứ đó người chết sẽ về đòi lại.

Những người làng xóm (không có quan hệ máu mủ) nếu gia đình chuẩn bị có việc lớn như làm lễ cấp sắc, tổ chức cưới hỏi cho con, đi làm Quan lang trong đám cưới…sẽ kiêng không đến đám ma và không tiếp xúc với những người đi đưa ma vì họ sợ rằng vía độc từ đám ma sẽ ảnh hưởng xấu đến các công việc.

Ma chay truyền thống của người Dao Quần Trắng thể hiện tấm lòng của người sống đối với người chết. Các phong tục và nghi lễ trong tổ chức ma chay

Một phần của tài liệu Biến đổi gia đình người Dao quần trắng ở Xã Tân Hương, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 97 - 105)