Tác động của biến đổi cấu trúc, chức năng, mối quan hệ gia đình đến đời sống gia đình và xã hộ

Một phần của tài liệu Biến đổi gia đình người Dao quần trắng ở Xã Tân Hương, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 70 - 74)

6 Nội dung này tham khảo tại trang thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (http://www.yenbai.gov.vn)

3.4. Tác động của biến đổi cấu trúc, chức năng, mối quan hệ gia đình đến đời sống gia đình và xã hộ

đến đời sống gia đình và xã hội

Sự biến đổi cấu trúc, chức năng và mối quan hệ gia đình người Dao Quần Trắng ở Tân Hương từ sau Đổi mới đã có những tác động nhất định đời sống của gia đình cũng như xã hội. Sự tác động đó biểu hiện trên các khía cạnh sau:

Một là, số con của các cặp vợ chồng giảm đi đã tạo điều kiện cho cho các cặp vợ chồng có nhiều thời gian hơn để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình. Đặc biệt là người phụ nữ, họ có thời gian để tham gia vào các công việc tạo thu nhập, chăm lo cho chính bản thân và gia đình nhiều hơn. Bên cạnh đó, ít con còn là điều kiện để đầu tư cho con cái tốt hơn,

71

đặc biệt là đầu tư cho ăn học, bớt đi gánh nặng xã xội cho việc xóa mù chữ và phổ cập giáo dục. Dưới đây là một số ý kiến trích ra từ các cuộc phỏng vấn sâu:

“Tôi sinh được 6 đứa, lúc chúng nó còn bé vợ chồng tôi vất vả lắm, ông ấy vừa phải đi làm vừa phải ra hồ bắt cá để lấy cái cho chúng nó ăn. Nhiều lần đẻ tôi chỉ nghỉ hơn chục ngày là đã phải đi làm. Các con cũng vất vả, phải đi làm từ bé. Cơm ăn còn chẳng đủ lấy đâu tiền mà đi học nhiều”. (L.T. L, nữ, 53 tuổi).

“Vợ chồng em có hai đứa thôi, một đứa mẫu giáo còn một đứa cấp 1, bọn em cố gắng để dành để cho chúng nó đi học chứ học ít như bọn em khổ lắm” (B.V.Đ, nam, 27 tuổi).

“Tuy vẫn còn trẻ em bỏ học sớm nhưng về cơ bản các gia đình đã chủ động cho con tới trường nên chúng tôi cũng không phải vất vả đi vận động như ngày xưa nữa”(N.H.V, nữ, 42 tuổi – giáo viên).

Hai là, quy mô gia đình nhỏ và ít thế hệ đã giúp cho các gia đình, đặc biệt là gia đình trẻ tự chủ hơn trong phát triển kinh tế. Quy mô gia đình nhỏ, ít con đã thúc đẩy sự bình đẳng, dân chủ trong đời sống vợ chồng, tình cảm riêng tư của vợ chồng được coi trọng hơn, các cặp vợ chồng cũng có điều kiện để chăm lo đến nhau hơn.. Người phụ nữ đã được bình đẳng hơn, họ không chỉ tham gia vào sản xuất và phát triển kinh tế mà còn có ý kiến đóng góp và quyết định nhiều công việc. Nhiều cặp vợ chồng trẻ tách ra ở riêng sớm cũng đã tránh được những va chạm trong quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình.

Ba là, quyền quyết định hôn nhân đã thuộc về những người trong cuộc, nam nữ đã được tự do tìm hiểu, yêu thương và lựa chọn bạn đời của mình trên cơ sở tham khảo ý kiến của cha mẹ và những người thân. Bên cạnh đó, tuổi kết hôn được nâng cao là điều kiện cho nam nữ có nhiều thời gian hơn để tham gia vào các công tác xã hội nhằm năng cao nhận thức, hoàn thiện bản thân cả thể chất, tinh thần đến tâm lý để bước vào cuộc sống vợ chồng. Trong những năm gần đây, trên địa bàn xã không còn hiện tượng một số học sinh bỏ học để lấy vợ, lấy chồng nữa. Những ý kiến sau đã góp phần chứng minh điều này.

“Cả 5 thôn người Dao hiện nay đều có chi đoàn thanh niên, họ thường xuyên tham gia vào các hoạt động xã hội như biểu diễn văn nghệ quần chúng, tuyên truyền vận động vệ sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình...Hoạt động đoàn được đẩy mạnh góp phần làm cho thanh niên hạn chế kết hôn dưới tuổi quy định”. (Đ.V, H, nam, 29 tuổi – BCH Đoàn xã Tân Hương).

“Bây giờ thanh niên người Dao chúng em cũng ít lấy vợ, lấy chồng sớm rồi. Xây dựng gia đình sớm không có thời gian vui chơi bạn bè. Bố mẹ em cũng

72

giục lấy vợ rồi nhưng em muốn đi làm mấy năm nữa để mua xe máy và để dành ít tiền”. (B.V.C, nam, 22 tuổi).

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, biến đổi cấu trúc, chức năng và mối quan hệ gia đình cũng có những tác động tiêu cực như thời gian dành cho con cái của các bậc phụ huynh cũng không nhiều vì họ còn mải đi làm để kiếm tiền, với những cặp vợ chồng tách ra ở riêng sớm sẽ liên quan đến vấn đề nuôi dạy, trao truyền kiến thức và kinh nghiệm cho trẻ nhỏ mà trước đây việc này thường được chia sẻ bởi ông bà và những người thân khác trong gia đình. Bên cạnh đó, quy mô gia đình nhỏ, ít con làm cho gia đình thiếu nguồn lao động khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, sự biến đổi cấu trúc, chức năng và mối quan hệ gia đình đã tác động đến đời sống gia đình và xã hội trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Những tác động này là vấn đề đặt ra đối với việc quản lý xã hội và cần có sự nghiên cứu và nhận thức một cách đầy đủ.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ Đổi mới đến nay, gia đình người Dao Quần Trắng đã và đang diễn ra sự biến đổi mạnh mẽ trên các phương diện từ cấu trúc, chức năng đến mối quan hệ trong gia đình.

Trước hết là biến đổi cấu trúc gia đình. Sự biến đổi này diễn ra theo xu hướng quy mô gia đình nhỏ, ít con ngày càng tăng lên, quyền quyết định hôn nhân đã thuộc về nhưng người trong cuộc, không gian địa lý của sự kết hôn được mở rộng, tuổi kết hôn dần được nâng cao. Tuy vẫn tồn tại các gia đình ba, bốn thế hệ, nhưng xu hướng hạt nhân hóa gia đình ngày càng tăng lên.

Thứ hai là biến đổi các chức năng của gia đình. Các chức năng của gia đình từ chức năng sinh đẻ, chức năng kinh tế đến chức năng giáo dục vẫn là những chức năng cơ bản của gia đình nhưng trong từng chức năng có sự biến đổi cho phù hợp với môi trường xã hội mới.

Thứ ba là biến đổi mối quan hệ trong gia đình. Nếu như trong xã hội truyền thống của đồng bào Dao Quần Trắng, người chồng, người cha là chủ gia đình, vợ con đều phải tuân thủ mọi sự sắp đặt của người chủ gia đình, thì hiện nay, các mối quan hệ trong gia đình cũng có sự biến đổi mạnh mẽ, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, của con cái đối với cha mẹ và thế hệ ông bà được mở rộng

73

hơn. Các quyết định trong gia đình đều được bàn bạc thống nhất giữa các thành viên. Sự biến đổi này do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chính là do đời sống vật chất, tinh thần đã được cải thiện, nhận thức của đồng bào được nâng lên và do tác động từ các chính sách của Đảng và Nhà nước. Những biến đổi này, đến lượt nó lại có những tác động trở lại đến chính đời sống gia đình và xã hội trên cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Sự biến đổi trong cấu trúc, chức năng và mối quan hệ của gia đình không tách khỏi các yếu tố truyền thống mà là sự kế thừa, tiếp nối của các giá trị truyền thống để điều chỉnh, thích nghi với hoàn cảnh của xã hội mới.

74

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu Biến đổi gia đình người Dao quần trắng ở Xã Tân Hương, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)