6 Nội dung này tham khảo tại trang thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (http://www.yenbai.gov.vn)
3.3.2. Trong quan hệ giữa các thế hệ (quan hệ dọc)
3.3.2.1. Quan hệ giữa các thế hệ trước Đổi mới
Nếu như quan hệ vợ chồng là mối quan hệ cơ bản theo chiều ngang thì quan hệ giữa các thế hệ là mối quan hệ cơ bản theo chiều dọc. Trong quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình thì quan hệ giữa cha mẹ với con cái là quan hệ chủ yếu nhất, bên cạnh đó là quan hệ giữa ông bà với con cháu.
Trong xã hội của người Dao Quần Trắng trước Đổi mới, mọi việc trong gia đình chủ yếu do cha mẹ sắp đặt và quyết định, con cái là người thụ động phục tùng. Cha mẹ không chỉ quyết định hôn nhân của con cái mà còn quyết định cả việc ly hôn (mặc dù ly hôn rất ít xảy ra). Trở lại vấn đề quyền quyết định hôn nhân trong gia đình truyền thống, chúng ta thấy có tới 82% dung lượng mẫu trả lời là hôn nhân do cha mẹ quyết định, trong đó có tới 52% là cha mẹ quyết định hoàn toàn.
68
Ngoài việc sắp đặt và quyết định hôn nhân của con cái, cha mẹ còn quyết định cả việc phân chia tài sản, học tập và nghề nghiệp cho con. Trong xã hội truyền thống, con gái thường không được chia tài sản của bố mẹ mà quyền thừa kế thuộc về con trai. Nếu gia đình không có con trai sẽ chọn một người con rể để thừa kế với điều kiện người con rể phải ở lại nhà của bố mẹ vợ, phải có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ vợ và phải đổi họ sang họ vợ (lấy rể đời).
Một đặc trưng trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái của đồng bào Dao Quần Trắng là quan hệ giữa bố chồng với con dâu. Bố chồng không được vào nơi ở của con dâu, không sử dụng chung đồ dung với con dâu, không ngồi ăn, uống nước cùng với con dâu và ngược lại. Trong sinh hoạt hàng ngày, con dâu và bố chồng rất ít nói chuyện trừ khi có sự phân công công việc và có gì cần dạy bảo. Những tập tục trên đã gây sự “xa cách” trong mối quan hệ giữa bố chồng với con dâu và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như trong các hoạt động hàng ngày.
Nếu như trong quan hệ giữa bố chồng với dâu có sự “xa cách” thì trong quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu lại có sự gần gũi. Các bà mẹ chồng thường coi con dâu như con gái, họ thường hướng dẫn để con dâu thực hiện tốt các nền nếp và gia phong của nhà chồng. Mẹ chồng và con dâu cùng đảm đương các công việc của nhà và cùng chăm sóc con cháu. Con dâu không bao giờ được cãi lại mẹ chồng và phải có trách nhiệm chăm sóc mẹ chồng như mẹ đẻ.
Như ở phần trước chúng tôi đã đề cập tới, đồng bào Dao Quần Trắng có tục “lấy rể”. Trước khi đưa vợ về nhà mình, người con trai thường phải đi làm rể từ ba đến bốn năm. Vì vậy, một đặc trưng trong quan hệ gia đình của đồng bào Dao Quần Trắng là quan hệ giữa bố mẹ vợ với con rể. Trong thời gian làm rể, con rể được coi là một thành viên chính thức của gia đình, cùng sinh hoạt và làm việc như mọi thành viên khác. Trong thời gian này, người con rể phải tuân theo mọi sự phân công, sắp đặt và quyết định của bố mẹ vợ. Để tỏ rõ là một người con tốt, chàng rể thường gánh vác những công việc nặng nhọc trong gia đình, sống hòa thuận cùng mọi thành viên khác nên thường được mọi người quý trọng.
Trong những gia đình có ba, bốn thế hệ, ngoài mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái còn có mối quan hệ giữa các cháu với thế hệ ông bà. Trong gia đình truyền thống của người Dao Quần Trắng, ông bà khi về già thường ở với con cháu (với con trai trưởng hoặc con trai út). Tuy không còn sức khỏe để làm các công việc nặng nhọc nhưng họ vẫn đỡ đần con cháu trong các việc như đọn dẹp nhà cửa, trông cháu và một số công việc nhẹ nhàng khác. Nét đẹp trong gia đình
69
truyền thống người Dao Quần Trắng là con cháu rất tôn trọng ông bà, quan tâm chăm sóc, phụng dưỡng và biết nghe lời.
3.3.2.2. Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ
Từ khi Đổi mới đến nay, mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình vẫn còn gìn giữ được nhiều giá trị tốt đẹp nhưng cũng đã có sự biến đổi nhất định. Con cái vẫn kính yêu, tôn trọng và nghe lời ông bà cha mẹ nhưng đã có sự độc lập nhất định, ông bà, cha mẹ cũng tôn trọng ý kiến và sự độc lập của con cái.
Ít còn hiện tượng cha mẹ sắp đặt và quyết định hoàn toàn việc hôn nhân của con cái như trước đây nữa nhưng không vì thế mà con cái không tôn trọng ý kiến của cha mẹ. Một ví dụ thực tế về quyền quyết định hôn nhân đã chứng minh điều này. Kết quả điều tra thực tế trong mẫu cho thấy, chỉ còn có 4% trả lời là do cha mẹ quyết định hoàn toàn, 14% do cha mẹ quyết định nhưng có hỏi ý kiến của con cái, 76% là do con cái quyết định nhưng có hỏi ý kiến bố mẹ và 6% là do con cái quyết định hoàn toàn. Ngoài quyền quyết định hôn nhân, các quyết định khác như định hướng nghề nghiệp của con cái cũng được tôn trọng.
Bên cạnh quyền quyết định hôn nhân, việc phân chia tài sản cho con cái cũng đã có những biến đổi, đặc biệt đối với con gái. Từ năm 1986 tới nay, chính quyền đã hoàn thành việc giao đất, giao rừng và giao ruộng cho các hộ gia đình. Những người con gái khi đi lấy chồng gần nhà bố mẹ đẻ đã được bố mẹ trao lại hoặc được quyền canh tác và thu hoạch trên phần đất tiêu chuẩn của họ. Tùy vào hoàn cảnh gia đình mà người con gái đi lấy chồng được cho số tài sản như thế nào, thậm chí có vài gia đình đã chia cho con gái cả đất để làm nhà.
“Tôi có 6 đứa con, ba trai ba gái. Hiện nay chúng nó đã xây dựng gia đình cả rồi. Thằng út đang ở cùng với tôi, hai anh trai nó tôi đã làm nhà cho ra ở riêng. Ba đứa con gái đi lấy chồng thì hai đứa gia đình đất rộng không phải cho, còn cô con gái thứ nhà chồng nó có ít đất, tôi cho nó nửa quả đổi bên kia vừa làm nhà vừa để làm nương. Còn tiền làm nhà thì tôi không có, chặt thêm cho chúng nó mấy cây gỗ thôi”. (B.V.Q, nam, 65 tuổi).
“Chồng em ở nhà em làm rể hai năm, khi chuyển về bên nhà chồng, bố mẹ em làm thủ tục chuyển luôn phần đất của em về bên nhà anh ấy. Bố mẹ em cũng bảo khi nào chúng mày làm nhà ra ở riêng thì bố mẹ sẽ cho thêm ít tiền và gỗ” (Đ.T.H, nữ, 23 tuổi).
Như vậy, có thể thấy được rằng trong gia đình của người Do Quần Trắng hiện nay, mặc dù chưa bằng con trai nhưng quyền lợi kinh tế của người con gái qua việc phân chia tài sản đã được quan tâm ở mức nhất định.
70
và bố chồng không còn nhiều kiêng kị như ngày xưa nữa. Con dâu có thể ăn cùng mâm, uống nước nơi tiếp khách, thoải mái trao đổi cùng bố chồng và giặt giũ đồ cho bố. Tuy nhiên, trong mối quan hệ này cũng có sự khác biệt ở độ tuổi. Quan sát thực tế tai địa bàn cho thấy: Đối với những phụ nữ lớn tuổi họ thường giữ kẽ hơn còn đối với những người ít tuổi thì có xu thế thoải mái hơn.
“Nhà chị đông người, ăn cơm thường dọn làm hai mâm. Một mâm con trai, một mâm con gái. Những ngày thường thì hai mâm dọn cùng một chỗ ăn cho vui, nhưng những hôm có khách lạ thì mâm con gái và trẻ con thường dọn ra chỗ khác. Chỉ có con trai mới ngồi tiếp khách. Bố chị muốn như vậy” (L.T.T, nữ, 47 tuổi).
“Vợ chồng em ở với bố mẹ, bố em hay đi làm thuê nên cũng rất thoải mái, bố em cũng bảo bây giờ tân tiến rồi, không phải kiêng kị như ngày xưa nữa”. (T.H.H, nữ, 21 tuổi).
Mối quan hệ của người cao tuổi với con cháu hiện nay ở cộng đồng Dao Quần Trắng không có nhiều thay đổi, người già vẫn ở cùng con cháu và giúp đỡ con cháu các công việc nhẹ, ngược lại con cháu vẫn tôn trọng và phụng đưỡng ông bà, cha mẹ. Quan sát những gia đình người Dao Quần Trắng trên địa bàn không thấy có trường hợp người già ra ở riêng và không bị con cháu ngược đãi.
Thông qua việc phân tích, so sánh các số liệu từ đợt khảo sát điền dã tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng: Từ sau Đổi mới đến nay, cấu trúc, chức năng và mối quan hệ gia đình người Dao Quần Trắng đã có sự biến đổi trên nhiều khía cạnh. Trong bước chuyển đổi này, đã xuất hiện nhiều yếu tố mới trong cấu trúc, chức năng và mối quan hệ gia đình, nhưng về cơ bản, gia đình người Dao Quần Trắng vẫn nằm trong khung cảnh văn hóa truyền thống của tộc người. Bên cạnh các yếu tố lạc hậu dần bị xóa bỏ, các yếu tố tiến bộ được tiếp nhận, các giá trị tốt đẹp vẫn được bảo lưu trong đời sống gia đình.