Chức năng giáo dục

Một phần của tài liệu Biến đổi gia đình người Dao quần trắng ở Xã Tân Hương, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 61 - 66)

6 Nội dung này tham khảo tại trang thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (http://www.yenbai.gov.vn)

3.2.3. Chức năng giáo dục

Một trong những chức năng quan trọng của gia đình là tái sản xuất ra con người. Nếu như chức năng sinh đẻ tái sản xuất ra con người về mặt sinh học thì chức năng giáo dục sẽ tái sản xuất ra con người về mặt xã hội. Gia đình là nơi con người được sinh ra và cũng chính là môi trường đầu tiên nuôi dưỡng các giá trị con người, các giá trị văn hóa tộc người.

Giáo dục là một trong những chức năng cơ bản của gia đình, chuẩn bị cho cá nhân những hiểu biết, những kỹ năng và thái độ cần thiết đối với các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh để cá nhân gia nhập vào đời sống xã hội. Mục đích sâu xa của giáo dục gia đình là hướng tới xây dựng nhân cách con

62

người, đạo lý làm người. Giáo dục gia đình sẽ hướng dẫn cho cá nhân nhận thức đúng đắn về những giá trị đích thực, những chuẩn mực và khuôn mẫu xã hội, những bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi, cũng như những trật tự không chỉ trong gia đình mà ở cả ngoài xã hội.

3.2.3.1. Chức năng giáo dục của gia đình trước Đổi mới

Trong xã hội của đồng bào Dao Quần Trắng trước Cách mạng tháng Tám 1945, do điều kiện kinh tế khó khăn, không có trường lớp nên trẻ em chủ yếu được giáo dục trong gia đình và môi trường xã hội của tộc người, chỉ ở một vài gia đình có điều kiện, con em họ được học chữ Hán và chữ Hán được Dao hóa (chữ nôm Dao). Từ sau hòa bình lặp lại năm 1954, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách nhằm phát triển giáo dục quốc dân trong cả nước nói chung và khu vực miền núi nói riêng. Tuy nhiên, do trường lớp ở xa, đi lại khó khăn nên con em của đồng bào cũng ít được tới trường. Vì vậy, giáo dục gia đình vẫn giữ vai trò to lớn đối với con em của họ và chủ yếu vẫn là giáo dục gia đình truyền thống.

Chức năng giáo dục trong gia đình của đồng bào Dao Quần Trắng trước Đổi mới được chúng tôi tập trung tìm hiểu, đánh giá trên ba khía cạnh chính sau.

* Thứ nhất, mục đích của giáo dục gia đình

Mục đích của giáo dục gia đình truyền thống của đồng bào Dao Quần Trắng là “dạy người” theo những chuẩn mực mà gia đình và xã hội truyền thống của họ mong muốn. Đó là một con người mang những giá trị văn hóa của tộc người, biết ứng xử trong gia đình, dòng họ cũng như cộng đồng và là người có kỹ năng, chăm chỉ trong lao động sản xuất. Để có được những con người như vậy, đồng bào Dao Quần Trắng đã có nội dung và phương pháp giáo dục thích hợp.

* Thứ hai, nội dung của giáo dục gia đình

Nội dung giáo dục gia đình truyền thống của đồng bào Dao Quần Trắng được thể hiện trên mấy khía cạnh sau.

Giáo dục các giá trị văn hóa tộc người: Giáo dục các giá trị văn hóa tộc người đầu tiên là việc truyền thụ ngôn ngữ. Trao truyền ngôn ngữ cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi lẽ ngôn ngữ là phương tiện để truyền thụ kiến thức và các giá trị văn hóa của tộc người. Ngay từ khi ra đời, đứa trẻ đã được tiếp nhận ngôn ngữ qua lời ru của mẹ, có thể nói đây là những nét bút đầu tiên chạm khắc lên tâm hồn con trẻ. Đứa trẻ lớn lên trong gia đình dưới vòng tay của ông bà, cha mẹ và những người thân khác. Tất cả những người thân trong gia đình đều trở thành người thầy truyền thụ ngôn ngữ cho trẻ.

63

Cùng với được truyền thụ ngôn ngữ, cá nhân còn được trao truyền các giá trị văn hóa của tộc người. Cá nhân được ông bà, cha mẹ kể cho nghe các câu truyện cổ tích, các truyền thuyết về nguồn gốc của tộc người, về quá trình di cư, về đấu tranh chinh phục thiên nhiên và chống áp bức bóc lột. Sống trong gia đình, cá nhân còn được chứng kiến và tham gia các hoạt động mang tính nghi lễ của gia đình và cộng đồng (các hoạt động trong cưới xin, ma chay, cấp sắc, lễ hội..), từ đó cá nhân có nhận thức về các phong tục, nghi lễ, các kiêng kị của gia đình và cộng đồng. Những giá trị văn hóa của cộng đồng thông qua các hoạt động trên đã tác động sâu sắc lên nhận thức của các nhân, cá nhân dần trở thành người mang các giá trị văn hóa của tộc người.

Giáo dục giá trị đạo đức: Giống với các cá nhân trong xã hội truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam, cá nhân trong xã hội truyền thống của đồng bào Dao Quần Trắng cũng được sinh ra và lớn lên trong gia đình, thân tộc và cộng đồng làng bản. Vì vậy, mỗi cá nhân phải trang bị để hòa nhập vào các cộng đồng ấy. Ngay từ nhỏ, cá nhân đã được gia đình giáo dục về “tôn ti trật tự” trong gia đình, cá nhân nhận biết thứ bậc của mình trong gia đình và cung cách ứng xử cho đúng với địa vị của mình, đặc biệt là phải tôn kính tổ tiên, ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà cha mẹ. Bên cạnh đó, cá nhân còn được giáo dục trong cách ứng xử với cộng đồng đó là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và thực hiện các quy định (luật tục) của cộng đồng. Một nét chung trong gia đình của người Dao Quần Trắng là trẻ em rất lễ phép, biết nghe lời ông bà cha mẹ, các thành viên trong gia đình thương yêu tương trợ lẫn nhau và rất ít khi xảy ra xô sát.

Giáo dục lao động, sản xuất: Nguồn sống chính của đồng bào Dao Quần Trắng là sản xuất nông nghiệp và khai thác các sản phẩm tự nhiên. Lao động nông nghiệp thủ công phải tốn nhiều sức khỏe mà năng suất lại thấp nên trong gia đình rất chú ý đến giáo dục các kỹ năng trong sản xuất. Ngay từ bé, trẻ em đã được bố mẹ cho theo đi ra ruộng, lên nương và các hoạt động khác, tùy theo lứa tuổi và giới tính mà đứa trẻ được cha mẹ cho tham gia vào các công việc gì. Con trai thường được cha dạy cho phát nương, khai phá đất hoang thành ruộng, cày bừa, săn bắn, khai thác gỗ, làm nhà…Con gái thường được mẹ dạy cho cấy lúa, tra hạt, dọn cỏ, nhuộm vải, may, vá, thêu thùa…Vừa học, vừa làm đến khi khoảng 13 - 14 tuổi, các em đã khá thành thạo các công việc.

Không chỉ dạy các kỹ năng lao động, cha mẹ cùng gia đình còn giáo dục cho con em thái độ yêu quý lao động, tinh thần cần cù, chăm chỉ, biết trân trọng thành quả lao động và cả việc tiết kiệm trong tiêu dùng.

64

hoạt hàng ngày, đồng bào Dao Quần Trắng tích lũy được hệ thống các tri thức dân gian phong phú và được lưu truyền lại. Đó là hệ thống các tri thức về lao động sản xuất (kinh nghiệm xem thời tiết, kinh nghiệm chọn gỗ làm nhà, kinh nghiệm khi đi săn và đánh cá…); tri thức trong chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh…Những tri thức này được trao truyền lại cho thế hệ sau theo hình thức vừa quan sát, vừa thực hành theo những người có kinh nghiệm.

* Thứ ba, phương pháp của giáo dục gia đình

Phương pháp giáo dục gia đình tuyền thống của đồng bào Dao Quần Trắng được tiến hành với hai quá trình là tiếp nhận giáo dục và tự giáo dục. Dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của những người trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị… cá nhân quan sát và tiếp nhận các kiến thức thông qua mọi hoạt động. Cách thức chủ yếu trong quá trình tiếp nhận giáo dục là cá nhân được tham gia vào các hoạt động của người lớn, cá nhân quan sát và làm theo, qua nhiều lần hình thành các kỹ năng. Cùng với quá trình tiếp nhận giáo dục, cá nhân cũng tự tìm hiểu, tự giáo dục để hoàn thiện mình.

Tuy không có sự phân công cụ thể trong từng lĩnh vực giáo dục nhưng thường thường, ông bà là người trao truyền cho các cháu những tri thức về truyền thống và lịch sử tộc người, cách ứng xử trong gia đình, thân tộc cũng như cộng đồng; cha mẹ giáo dục những kĩ năng trong lao động sản xuất; anh chị là người truyền thụ những câu ca, điệu múa và các trò chơi dân gian. Cũng cần nói thêm rằng, đồng bào rất yêu quý trẻ nhỏ nên trong giáo dục họ ân cần chỉ bảo, ít xảy ra tình trạng đánh mắng đối với trẻ em.

3.2.3.2. Biến đổi chức năng giáo dục của gia đình

Từ khi Đổi mới đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục nhà trường và xã hội, giáo dục gia đình của đồng bào Dao Quần Trắng đã và đang có sự biến đổi trên nhiều phương diện.

* Thứ nhất, về vai trò của giáo dục gia đình so với giáo dục nhà trường Trước đây, trẻ em người Dao Quần Trắng ít được đến trường mà chủ yếu được giáo dục tại gia đình và cộng đồng, vì vậy, gia đình giữ vai trò quan trọng nhất trong giáo dục con người. Ngày nay, có hàng loạt các cơ quan, tổ chức tham gia vào giáo dục và xã hội hóa cá nhân như hệ thống giáo dục phổ thông với đầy đủ cấc cấp học (nhà trẻ, mầm non, tiểu học, trung họ cơ sở, trung học phổ thông), đội thiếu niên, đoàn thanh niên,hội phụ nữ…và những cơ quan, đoàn thể khác. Sự mở rộng hệ thống giáo dục quốc dân đến tận thôn bản làm cho gia đình không còn là môi trường giáo duy nhất trong trong giáo dục con

65

người nữa mà cùng với gia đình còn có nhà trường và xã hội. Qua số liệu điều tra về mức độ quan trọng giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, chúng tôi lập được bảng so sánh sau:

Bảng 3.11: So sánh vai trò của giáo dục của gia đình và nhà trƣờng

Stt Vai trò trong giáo dục Số người Tỷ lệ % 1 Gia đình quan trọng hơn nhà trường 8 16 2 Nhà trường quan trọng hơn gia đình 12 24

3 Cùng quan trọng như nhau 30 60

4 Tổng 50 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 3/2013)

Tuy vậy, không vì thế mà chức năng giáo dục của gia đình mất đi, gia đình vẫn đảm nhận các khía cạnh trong giáo dục con người mà cho đến nay nhà trường chưa thể nào thực hiện được, đặc biệt là việc trao truyền ngôn ngữ và các giá trị văn hóa tộc người7.

* Thứ hai, một số trở ngại trong việc giáo dục con cái hiện nay

Bên cạnh những biến đổi trong vai trò của giáo dục gia đình, việc tiến hành giáo dục trong gia đình cũng có sự biến đổi. Trước đây, giáo dục trong gia đình trên tất cả các nội dung (trao truyền ngôn ngữ và các giá trị văn hóa; giáo dục đạo đức và lối sống; giáo dục lao động; truyền dạy tri thức dân gian) chủ yếu theo hình thức trẻ em được tham gia vào các hoạt động, được những người lớn có kinh nghiệm chỉ bảo và các em học theo qua nhiều lần thực hành sẽ thành thói quen. Nhưng ngày nay, ngoài các lĩnh vực đó, cá nhân còn được truyền thụ các tri thức về khoa học kỹ thuật, công nghệ nên các bậc cha mẹ không có đủ kiến thức để bổ sung cho con. Bên cạnh đó, thời gian dành cho con cái của các cặp vợ chồng ngày nay cũng đã hạn chế hơn trước bởi vì họ phải đi làm nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày một cao. Nhiều cặp vợ chồng tách ra ở riêng sớm nên con cháu không thường xuyên được sự chỉ bảo của ông bà và những người thân khác. Sau đây là một số ý kiến về những trở ngại này.

“Hàng ngày vợ chồng em phải đi làm, hết mùa vụ lại đi làm thuê để kiếm thêm tiền, các con em nó tự học là chính, khi nào cần mua gì để học thì em cho, em cũng chỉ biết bảo con là cố học còn kiến thức em không biết gì mà dạy”.

7

Có một thực tế cần lưu ý là trong quá trình điền dã tại địa bàn, chúng tôi thấy rằng, cho đến nay, tất cả trẻ em người Dao Quần Trắng vẫn đều sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ. Trong khi đó, trẻ em người Tày, Cao Lan trên địa bàn rất hạn chế điều này và nhiều em không sử dụng được.

66

(B.V.S, nam, 32 tuổi).

“Nhiều lúc em cũng không có việc gì làm, đặc biệt là buổi tối nhưng để bảo con học thì em chịu, em không biết gì về những cái chúng nó học cả”. (Đ.T.Y, nữ, 29 tuổi).

Với những đặc trưng của giáo dục gia đình thì dù giáo dục nhà trường và xã hội có phát triển đến mức nào thì giáo dục gia đình vẫn là một thành tố không thể thiếu trong hệ thống giáo dục nói chung.

Tìm hiểu gia đình của người Dao Quần Trắng ở Tân Hương, chúng tôi thấy rằng, từ sau Đổi mới đến nay, chức năng của gia đình đã có nhiều biến đổi, sự biến đổi đó dựa trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống và tiếp thu các yếu tố tiến bộ của thời đại làm cho các chức năng của gia đình ngày càng phù hợp hơn với sự tiến bộ của xã hội.

Một phần của tài liệu Biến đổi gia đình người Dao quần trắng ở Xã Tân Hương, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)