PHẦN III: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội (Trang 68 - 69)

Quá trình ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện Chương Mỹ nói chung và trên Xã Đông Phương Yên nói riêng. Q uá trình này đã đem lại sự phát triển về cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục… đặc biệt là những chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu việc làm của người dân nơi đây. Đó là việc chuyển từ làng nghề thủ công truyền thống sang buôn bán, kinh doanh dịch vụ và làm công nhân. Nếu như trước đây hầu hết người dân trong xã đều là thợ thủ công sản xuất hàng MTĐ thì nay chỉ còn lại khoảng 17% người còn theo nghề, số lao động trong nông nghiệp cũng giảm đi do diện tích đất sản xuất bị thu hẹp, thay vào đó số người làm công nhân đã tăng lên đến 34.5%, ngoài ra hoạt động buôn bán, dịch vụ cũng đang rất phát triển.

Cùng với sự thay đổi về cơ cấu việc làm thì thu nhập của người dân cũng tăng lên, 51% người có thu nhập từ 2 đến 3 triệu/tháng, đây là một mức thu nhập khá cao đối với người lao động nông thôn. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay giá cả thị trường nhiều biến động, giá xăng, giá điện tăng kéo theo sự tăng giá của hàng loạt các mặt hàng và các loại thực phẩm nên với mức thu nhập như vậy thì người dân phải “dè dặt” mới đủ chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa mức thu nhập này không ổn định hàng tháng mà phụ thuộc nhiều vào thời gian làm việc trong ngày của người lao động. H ọ phải làm việc trung bình 10 đến 12h/ ngày, đây là khoảng thời gian vượt xa thời gian quy định của người lao động. Thời gian làm việc quá dài cũng gây ảnh hưởng tới

được quan tâm, không có thời gian nghỉ ngơi nên ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng công việc cũng không đảm bảo. Đa số công việc của người dân đang làm đều mang tính chất không ổn định, ngoài ra trên địa bàn xã đã bắt đầu xuất hiện tỉ lệ người thất nghiệp do không tìm được công việc phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình.

Nhìn chung thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên sau khi sáp nhập Hà N ội có nhiều biến đổi mạnh mẽ. Có những chuyển biến tích cực song bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế. Đông Phương Yên có truyền thống lâu đời về làm hàng MTĐ xuất khẩu. Sau khi địa phương sáp nhập vào Hà Nội nhiều CT, D N MTĐ được thành lập, đây là một bước phát triển mới song bên cạnh đó nguy cơ mai một làng nghề là rất lớn vì hầu hết người dân không còn gắn bó, tha thiết với nghề. Việc quy hoạch tổng thể nhằm duy trì và phát triển làng nghề truyền thống là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn một cách bền vững. N goài ra địa phương cũng có nhiều tiềm năng trong việc giải quyết và ổn định việc làm cho người dân, đó là tiềm năng về con người như lực lượng lao động lớn, có tay nghề, sự cần cù và tinh thần sáng tạo trong công việc…những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển của cơ sở hạ tầng…Phát huy tối đa những tiềm năng và thế mạnh này trong cộng đồng sẽ giúp người dân ổn định việc làm và tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên để làm được điều này thì cần phải có sự kết hợp đồng bộ của các ngành, các cấp chính quyền và các đoàn thể tại địa phương cùng với sự nỗ lực, hợp tác tích cực từ phía toàn thể người dân.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)