Chủ trương và phương hướng và những biện pháp tổng thể giải quyết việc làm của Đ ảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội (Trang 56 - 60)

Chương 3: NHẬN ĐỊNH TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIẢI QU YẾT VIỆC LÀM

3.2.1Chủ trương và phương hướng và những biện pháp tổng thể giải quyết việc làm của Đ ảng và Nhà nước

Về chủ trương:

Giải quyết việc làm cho người lao động vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, vừa mang tính cấp bách, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và của chính người lao động. N hà nước, các cấp ngành có chương trách nhiệm xây dựng chương trình giải quyết việc làm hàng năm và từng thời kỳ, đề ra chỉ tiêu việc làm, các giải pháp thực hiện, có hệ thống chính sách ưu đãi khuyến khích có liên quan đến tạo nhiều việc làm mới, thu hút lực lượng lao động và có trách nhiệm với người lao động.

Nhà nước tạo những điều kiện cần thiết thông qua cơ chế, chính sách, luật pháp và hỗ trợ một phần về tài chính để khuyến khích các tổ chức, đơn vị kinh tế và người lao động ở mọi thành phần kinh tế tự giải quyết việc làm và tạo việc làm mới.

Người lao động được tự do hành nghề, lập hội nghề nghiệp, liên doanh, liên kết, hợp tác và tự do thuê mướn lao động trên cơ sở pháp luật và sự hướng dẫn của N hà nước. N hà nước bảo vệ và khuyến khích các chủ doanh nghiệp, kể cả các chủ tư nhân, gia đình và mọi người làm giàu chính đáng, tạo được nhiều chỗ làm việc mới và thu hút được nhiều lao động.

Phát huy mọi nguồn tiềm năng trong nước, khai thác đến mức tối đa tiềm năng trong dân (vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm làm ăn...), đồng thời tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các chương trình và dự án việc làm có mục tiêu.

Giải quyết việc làm phải gắn với quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế - xã hội và đồng thời phải căn cứ vào hai chỉ tiêu chủ yếu là hiệu quả kinh tế và chỗ làm mới để lựa chọn các dự án phát triển kinh tế.

Giải quyết việc làm phải gắn liền với việc không ngừng nâng cao chât lượng lao động, do đó phải xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu trong từng lĩnh vực việc làm nói riêng và yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐ H đất nước nói chung.

Về phương hướng:

Phương hướng cơ bản là gắn việc giải quyết việc làm với nhiệm vụ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế, gắn lao động với đất đai và tài nguyên của đất nước; kết hợp giữa giải quyết việc làm tại chỗ là chính với mở rộng hoạt động để phát triển việc làm ngoài nước.

Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và phổ cập nghề cho lao động xã hội để họ tự tìm việc làm, tự hành nghề.

Hướng trọng điểm giải quyết việc làm là khuyến khích, thu hút các lực lượng lao động, kể cả lao động "chất xám", nhằm khai thác tiềm năng kinh tế của 10 triệu ha đất rừng đất đồi, đất ven biển, vào việc định canh, định cư đồng bào dân tộc ít người để ổn định đời sống, phát triển sản xuất hàng hoá và chống nạn phá rừng; đồng thời cần tổ chức việc làm cho lao động dôi thừa trong khu vực N hà nước, bộ đội xuất ngũ, học sinh đã tốt nghiệp các trường lớp đào tạo, thanh niên đến tuổi lao động, người đi lao động ở nước ngoài về vào việc phát triển sản xuất, chế biến các mặt hàng xuất khẩu, mở rộng các hoạt động dịch vụ cho sản xuất và đời sống ở thành thị, vùng đồng bằng đông dân.

Tập trung thực hiện các chương trình quốc gia về việc làm trong kế hoạch 5 năm 2011- 2015. Chương trình được thực hiện ở vùng đồng bằng đông dân ít đất (đặc biệt là đồng bằng Sông H ồng) chủ yếu là phát triển kinh tế hộ gia đình, thu hút lao động vào thâm canh, nâng hệ số sử dụng đất lên trên 2 vòng năm, tận dụng các mảnh đất trũng, đất sình lầy, gò đồi cải tạo thành đất nông nghiệp để tạo thêm việc làm tại chỗ, phát triển chăn nuôi (nhất là chăn nuôi cho xuất khẩu), phát triển ngành nghề ở nông

thôn, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sinh học để nuôi trồng đặc sản xuất khẩu có giá trị cao.

Chương trình tổng thể giải quyết việc làm ở thành thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn, các KCN tập trung. Thực hiện chương trình đào tạo, đào tạo lại và dạy nghề gắn với dịch vụ việc làm (giới thiệu, tư vấn, cung ứng lao động...) thông qua các dự án phát triển các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm, trung tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ ở một số địa phương và thành phố lớn, ở các tổ chức xã hội (Đoàn thanh niên, H ội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân...).

Chương trình xúc tiến việc làm phát triển công nghệ và dịch vụ theo các dự án nhỏ linh hoạt ở các thành phố, thị xã, thị trấn, trước hết là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí minh; khôi phục và phát triển nghề cổ truyền.

Chương trình phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn, nhất là ở địa bàn có điều kiện lập các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, phát triển các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các dự án thu hút vốn đầu tư của nước ngoài để tạo việc làm trong nước thông qua gia công xuất khẩu, liên doanh, các dự án viện trợ cho mục đích phát triển và gắn với việc làm.

Các biện pháp tổng thể :

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu giải quyết việc làm trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, cần thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu sau:

Một là: Hoàn thiện thể chế thị trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản, cơ chế, chính sách theo hướng tiếp cận với chuẩn mực chung của quốc tế về lao động, việc làm và thị trường lao động, phù hợp các thông lệ và cam kết quốc tế của Việt Nam trong hội nhập; đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng minh bạch, công khai và đơn giản; tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm.

Hai là: H uy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế cho đầu tư phát triển, nhất là những vùng, ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động như: các vùng kinh tế động lực, trọng điểm ở 3 miền, khu vực dân doanh,

nghề tiểu thủ công nghiệp ...; khu vực dịch vụ, nhất là các dịch vụ thu hút nhiều lao động kết hợp khai thác tiềm năng, thế mạnh của đất nước và con người Việt Nam. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa để tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ, góp phần giảm bớt áp lực về lao động ra các thành phố làm việc.

Ba là: Tăng cường sự hỗ trợ của N hà nước trong giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động thông qua việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010, thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình với các chương trình mục tiêu quốc gia khác (về giáo dục - đào tạo, về giảm nghèo...) và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố. Quan tâm công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, coi đây là một trong những giải pháp góp phần tạo việc làm cho người lao động.

Bốn là: Hoàn thiện và phát triển thị trường lao động, góp phần vào việc hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, tập trung vào các nội dung như: xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm phổ biến rộng rãi cho mọi đối tượng có nhu cầu; phát triển đồng bộ hệ thống giao dịch trên thị trường theo hướng quy hoạch tổng thể hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở giới thiệu việc làm, đầu tư nâng cao năng lực các trung tâm, xây dựng 3 trung tâm ở 3 vùng kinh tế trọng điểm đạt tiêu chuẩn, đa dạng hóa các "kênh" giao dịch trên thị trường lao động; tổ chức thường xuyên, định kỳ các sàn giao dịch việc làm để có thể kết nối hoạt động giao dịch trên phạm vi toàn quốc.

Năm là: Nâng cao chất lượng nguồn lao động cả về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tay nghề; thực hiện liên thông giữa các cấp trình độ; giáo dục - đào tạo theo định hướng gắn với cầu lao động, đồng thời, nâng cao hiểu biết về pháp luật, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và nâng cao thể lực đảm bảo cung cấp đội ngũ lao động có chất lượng cả về thể lực và trí lực, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp. Đây là một quá trình lâu dài với nhiều cơ chế, chính sách thích hợp, đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và phải thực hiện ngay từ bậc học phổ thông.

Sáu là: Hoàn thiện và phát triển hệ thống an sinh xã hội. H ội nhập kinh tế, Việt N am phải mở cửa thị trường, thực hiện theo các quy luật của thị trường, kèm theo đó là chúng ta sẽ đối mặt với những tác động tiêu cực từ thị trường, nhất là trong vấn đề xã hội. Vì vậy, hệ thống an sinh xã hội là một công cụ quan trọng để góp phần ngăn ngừa và hạn chế những tiêu cực này. Trong thời gian tới, hệ thống an sinh xã hội cần tập trung vào các chính sách đối với lao động nông thôn bị mất việc làm, thiếu việc làm do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, đối với lao động dôi dư và các chính sách về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp, ... tạo cơ hội cho mọi đối tượng đều được hưởng thành quả từ hội nhập, thực hiện mục tiêu phát triển vì con người của Đ ảng ta.

3.2.2 C ác biện pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ - Hà N ội

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội (Trang 56 - 60)