0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN XÃ ĐÔNG PHƯƠNG YÊN CHƯƠNG MỸ (HÀ TÂY CŨ) SAU KHI SÁP NHẬP HÀ NỘI (Trang 50 -53 )

Bên cạnh những chuyển biến tích cực trong vấn đề việc làm của người dân thì cũng có không ít những hạn chế, những tác động tiêu cực từ quá trình ĐTH nông thôn đến việc làm và đời sống của người dân trong xã. Cụ thể là:

Thứ nhất: Thời gian lao động trong ngày kéo dài và những áp lực về công việc, nhất là đối với người phụ nữ. Sau khi sáp nhập Hà Nội nhiều lao động nông nghiệp và lao động nghề MTĐ chuyển sang làm công nhân tại các công ty. H ọ phải làm việc trung bình 11 đến 12h/ ngày, thời gian này đã vượt xa thời gian quy định của người lao động. Ngoài thời gian làm việc ở công ty buổi tối về nhà người phụ nữ phải dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái và nhiều chị em còn tranh thủ làm thêm hàng MTĐ để có

mùa họ tranh thủ buổi sáng sớm, buổi chiều tối hay những ngày chủ nhật được nghỉ để làm ruộng. Với cường độ làm việc như vậy thì họ không còn thời gian để chăm sóc bản thân, từ đó gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng công việc.

Thời gian lao động kéo dài cũng làm nảy sinh một số vấn đề khác trong cuộc sống gia đình như: buông lỏng việc chăm sóc, quản lý con cái, các thành viên trong gia đình không có thời gian quan tâm chia sẻ với nhau, không khí gia đình trở nên tẻ nhạt…những vấn đề này nếu không được giải quyết hợp lý sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới hạnh phúc gia đình.

Thứ hai: Sự thiếu ổn định trong công việc và sự mất định hướng nghề nghiệp của một bộ phận thanh niên trong xã, bắt đầu xuất hiện tình trạng thất nghiệp. D o thời gian lao động kéo dài và những áp lực công việc nên đa số công nhân trên địa bàn xã thường có ý định nghỉ việc để “xả hơi” một thời gian sau đó sẽ tìm kiếm việc làm khác. Vì tự ý nghỉ việc nên họ không được chi trả bảo hiểm lao động cũng như không được hưởng bất kỳ khoản trợ cấp nào. Nhiều thanh niên trong xã tốt nghiệp TH PT đi làm công nhân được một thời gian họ bỏ việc vì thấy công việc nhàm chán, lương lại thấp, họ luôn mang tâm lý tìm việc khác có thu nhập cao hơn hoặc tìm công ty khác có mức lương cao hơn, nhưng với trình độ phổ thông lại chưa có kinh nghiệm làm việc nên không có nhiều lựa chọn cho họ, nhiều thanh niên cứ loay hoay như vậy và trở thành những người không có việc làm trong một thời gian dài. Chính những lý do này đã tạo nên sự không ổn định trong lĩnh vực việc làm của người dân trong xã.

Thứ ba: Nguy cơ mai một của làng nghề MTĐ truyền thống. Trước đây xã Đông Phương Yên có trên 70% hộ gia đình trong xã làm nghề M TĐ , đây là công việc đem lại thu nhập chính và cũng giúp nhiều hộ gia đình trở nên sung túc và khá giả. Sau khi sáp nhập vào Hà Nội cùng với sự biến đổi của cơ cấu việc làm, người dân đã không còn tha thiết với nghề, một số hộ bỏ hẳn nghề, hiện nay trên địa bàn xã chỉ còn lại khoảng hơn 20% số hộ sản xuất hàng MTĐ. Nếu như trước kia từ trẻ nhỏ, thanh niên tới các cụ lớn tuổi đều có thể tham gia vào một công đoạn nào đó của nghề thì nay hoạt động làm nghề chỉ còn do một số ít các nghệ nhân và những người trung niên đảm nhận. Rất nhiều người không muốn truyền lại nghề cho con cháu vì suy nghĩ rằng bây giờ có nhiều công việc tốt hơn, thu nhập cũng cao hơn. Cụ Thanh năm nay 73 tuổi,

là một nghệ nhân với hơn 30 năm trong nghề nói: “ ngày xưa mình đói khổ gắn bó với nghề nhiều năm nên không nỡ bỏ, còn bọn trẻ ngày nay thiếu gì việc để làm, học nghề này rồi làm cả đời cũng chỉ đủ nuôi miệng thôi chứ khá lên thế nào được”. Người dân trong xã luôn mong muốn cho thế hệ con cháu có những cơ hội việc làm tốt hơn là một điều dễ hiểu, tuy nhiên họ chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc p hát triển làng nghề. M TĐ là một nghề thủ công mỹ nghệ với nhiều sản phẩm tinh xảo, mẫu mã đa dạng và đẹp mắt được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước, nếu được đầu tư đúng cách, quy hoạch hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay nhà nước ta có nhiều chủ trương nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trong cả nước nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và cũng nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trong xu thế đó mà nghề MTĐ dần mai một và có nguy cơ biến mất là một điều đáng tiếc và nó cũng gây ra những tổn hại cho kinh tế địa phương nói riêng và cho sự phát triển của các làng nghề truyền thống trên cả nước nói chung.

Thứ tư: Vấn đề an toàn lao động của người dân chưa được chú ý. Sự thu hẹp đất canh tác và những hệ quả về môi trường. Nhiều lao động nơi đây đã có thói quen sản xuất nông nghiệp lâu đời, nay họ mất đất sản xuất do quá trình ĐTH, tuy có số tiền đền bù khá lớn nhưng họ không biết cách đầu tư làm ăn hoặc có đầu tư nhưng chưa quen với cung cách làm ăn hiện đại nên hầu hết sự đầu tư này không đem lại hiệu quả. Cùng với quá trình Đ TH này Nhiều CT, DN được hình thành nhưng do mới thành lập, các chủ CT, DN còn thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn nên vấn đề môi trường và an toàn lao động chưa được quan tâm đầu tư. Các hóa chất bảo quản, thuốc nhuộm, khói lò sấy không qua xử lí xả ra làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Các lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất không có hợp đồng lao động, không được hưởng BH YT, một số công nhân làm việc trong môi trường độc hại như: phun in sơn, đùn ép nhựa, tẩy trắng, nhúng hóa chất chống mối mọt cũng không có dụng cụ, quần áo bảo hộ lao động gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tiểu kết chương II: Thông qua phân tích thực trạng việc làm của người dân xã Đ ông Phương Yên ta nhận thấy nổi lên một số vấn đề sau đây:

Lực lượng lao động trong xã rất dồi dào. Xã Đ ông Phương Yên là làng nghề M TĐ truyền thống vì vậy không chỉ những người trong độ tuổi lao động mới có khả năng lao động tạo thu nhập mà tất cả các thành viên trong gia đình đều có thể làm việc đóng góp thu nhập vào đời sống chung của gia đình.

Trước khi sáp nhập Hà Nội thì đa số người dân trong xã làm nghề MTĐ , nhưng

Chương 3: NHẬN ĐỊNH TIỀM NĂNG, THẾ M ẠNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIẢI QU YẾT VIỆC LÀM

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN XÃ ĐÔNG PHƯƠNG YÊN CHƯƠNG MỸ (HÀ TÂY CŨ) SAU KHI SÁP NHẬP HÀ NỘI (Trang 50 -53 )

×