Những khó khăn trong vấn đề việc làm của người dân Đông Phương Yên sau khi sáp nhập Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội (Trang 42 - 44)

sau khi sáp nhập Hà Nội

Việc tìm hiểu khó khăn của người dân trong vấn đề việc làm sẽ phản ánh một cách chính xác, kỹ lưỡng về thực trạng việc làm trong từng lĩnh vực lao động, từ đó mới có thể định hướng được các giải pháp giúp người dân khắc phục khó khăn, ổn định công việc. 49.5 27.5 14.5 14 10.5 10.5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Th ời gia n lao độ ng dài

Thiếu vốn Thiếu việc ở nhà máy Không có nơi tiêu thụ sản phẩm Chưa được đào tạo nghề Khó khăn khác

Q ua bảng số liệu ta thấy khó khăn lớn nhất mà người lao động nơi đây gặp phải là thời gian lao động dài chiếm tỷ lệ 49.5%. N hững người gặp khó khăn này nhiều nhất là công nhân với 88.4%. ( Bảng 22, phụ lục III). Hầu như họ phải làm việc trung bình 12h mỗi ngày. Mức thời gian đã vượt xa quy định về thời gian lao động. Tuy người công nhân được trả lương cho thời gian tăng ca nhưng chỉ 9.000đ/tiếng. mức tiền công này là quá thấp so với công sức họ đã bỏ ra. Chị Phương là một lao động trong công ty đồ chơi trẻ em cho biết: “mỗi ngày mình tăng ca 3 tiếng chỉ được thêm có mấy chục ngàn mà mệt lắm, hôm nào chủ quản cũng bắt công nhân tăng ca, hôm nào mệt hoặc ở nhà có việc gì xin nghỉ tăng ca họ cũng không cho, nếu tự nghỉ thì họ trừ thưởng chuyên cần của cả tháng. Họ còn tính điểm nữa, mỗi lần nghỉ tính 1 điểm, khi nào tới 10 điểm thì họ cho nghỉ việc luôn, khổ vậy đấy”. Ngoài ra thợ thủ công M TĐ có 50% người cho rằng khó khăn của họ là thời gian làm việc một ngày quá dài mà thu nhập chẳng bao nhiêu.

K hó khăn tiếp theo mà người dân trong xã gặp phải trong vấn đề việc làm là thiếu vốn với tỷ lệ 27.5%. Công việc thiếu vốn nhiều nhất là tiểu thương với tỷ lệ 95.8%. Những người làm trong lĩnh vực buôn bán này trước đây cũng chủ yếu là lao động nông nghiệp. Sau khi sáp nhập vào H à Nội trên địa bàn diễn ra quá trình ĐTH mạnh mẽ, đất sản xuất nông nghiệp được quy hoạch để làm đường giao thông, các K CN hoặc các công trình khác, người dân được đền bù một khoản tiền lớn nhưng họ chủ yếu dùng vào chi tiêu cho gia đình như: xây nhà, mua sắm đồ đạc, vật dụng trong gia đình. Khi đã sắm sửa đầy đủ thì chỉ còn lại một số ít vốn họ mới đầu tư vào hoạt động buôn bán, dịch vụ. Trong khi đó đặc thù của hoạt động công việc này là cần nhiều vốn đầu tư để xoay vòng trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả, chính vì vậy khi kinh doanh, buôn bán họ vấp phải vấn đề lớn nhất là thiếu vốn. N goài ra người lao động cũng gặp phải một số khó khăn khác trong công việc như chưa được đào tạo về tay nghề, hoặc không nơi tiêu thụ sản phẩm nhưng những khó khăn này chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)