Trước khi sáp nhập Hà Nội 1 Loại hình công việc

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội (Trang 30 - 32)

2.3.1.1 Loại hình công việc

46 40 40 7 5 2 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Thợ thủ công Làm nông Công nhân Tiểu thương Ý kiến khác Không có việc làm ổn định

Biểu đồ 2.2 Công việc chính của người dân trước khi sáp nhập Hà Nội

Trước khi sáp nhập vào Hà Nội ta thấy rằng số lao động là thợ thủ công làm nghề M ây Tre Đ an (MTĐ ) chiếm tỷ lệ lớn nhất là 46%. Tiếp theo là lao động nông nghiệp với 40%. Số người làm công nhân chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ có 7%. Buôn bán, dịch vụ nơi đây không phát triển chỉ chiếm 5% số lao động. Qua điều tra phỏng vấn sâu thì đa số lao động nông nghiệp cho biết ngoài công việc chính là trồng lúa và trồng màu thì thời

gian nông nhàn còn lại họ vẫn tham gian làm nghề M TĐ . Với số lượng lao động nghề M TĐ lớn như vậy thì có thể thấy Đông Phương Yên chính là làng nghề MTĐ truyền thống. N ghề M TĐ trong xã đã có từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Năm 2001 xã Đông Phương Yên có 6/7 thôn được cấp bằng công nhận là làng nghề MTĐ truyền thống với trên 50% lao động trong thôn làm nghề. Với hoạt động nghề nghiệp này người dân chủ yếu là lao động thủ công, không yêu cầu trình độ cao mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. N ghề MTĐ là nghề thủ công mỹ nghệ, sử dụng nguyên liệu chính là cây mây, song, giang, nứa…chẻ thành các nan mỏng và đan thành các sản phẩm khác nhau như: giỏ, làn, lãng hoa, đĩa mây, bát mây, bàn ghế mây…N ghề MTĐ đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay, một số công đoạn khó thì do các nghệ nhân hoặc các thợ lành nghề làm, các công đoạn dễ còn lại thì người dân trong thôn ai cũng có thể tham gia, chính vì vậy trong xã không có tỉ lệ người thất nghiệp. Đây cũng là một lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Hình 2.3 Cụ Thịnh và các cháu nhỏ đang làm hàng MTĐ

Qua khảo sát cũng cho thấy nữ giới tham gia lao động nông nghiệp cao hơn nam giới (42.1% so với 37.7%), còn trong làm nghề MTĐ thì tỷ lệ này gần như ngang nhau, nam chiếm 46,2% và nữ là 45.8% (Bảng 2, Phụ lục III). M ặc dù qua số liệu ta không thấy có sự phân biệt giới trong công việc nhưng thực tế phụ nữ ngoài công việc

chính thì hằng ngày họ còn phải làm thêm những công việc khác như: nội trợ, chăm sóc con cái, vì vậy họ hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi.

Như vậy trước khi sáp nhập vào Hà Nội người dân trong xã chủ yếu là lao động nghề MTĐ và làm nông. Các nhà máy xí nghiệp chưa được xây dựng nhiều, hoạt động buôn bán dịch vụ cũng chưa phát triển nên tỷ lệ lao động trong hai lĩnh vực này là rất thấp. Tuy nhiên với vị trí địa lý thuận lợi là nằm gần trung tâm thủ đô Hà N ội thì tiềm năng lao động ở hai lĩnh vực này là rất lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội (Trang 30 - 32)