2.3.2.1 Loại hình công việc
Sau khi sáp nhập H à N ội trên địa bàn xã Đ ông Phương Yên diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Với lợi thế về vị trí địa lý nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ phát triển, nhiều công ty, doanh nghiệp được xây dựng. Cũng chính vì vậy mà cơ cấu việc làm của người dân trong xã Đông Phương Yên đã có những biến đổi lớn. Khi được hỏi về sự thay đổi công việc sau khi sáp nhập H à N ội thì có 64% người dân trả lời rằng công việc của họ đã có thay đổi (Câu 17, Phụ lục II). Cụ thể điều này được thể hiện như sau: 34.5 31.5 17 12 2.5 2.5 0 5 10 15 20 25 30 35
Công nh ân Làm nông Th ợ thủ công Tiểu thương Không có việc ổn định
Ý kiến khá c
Biểu đồ 2.4 Công việc chính của người dân sau khi sáp nhập Hà Nội
Qua bảng số liệu ta nhận thấy số lượng người làm công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất với 34.5%, tăng 27.5% so với trước khi sáp nhập Hà Nội. Số lượng người làm nghề M TĐ giảm mạnh từ 46 % thì nay chỉ còn 17%. Số lao động nông nghiệp cũng giảm từ 40% xuống còn 31.5%. Sau khi địa phương sáp nhập vào H à Nội nhiều vùng đất nông
nghiệp được quy hoạch để làm đường giao thông hoặc để xây dựng các KCN. Trong quá trình này một số người dân đã mất đất sản xuất nông nghiệp. Nếu như trước đây họ canh tác 1 mẫu ruộng vừa cấy lúa vừa trồng hoa màu thì nay chỉ còn lai 3 đến 4 sào để trồng lúa, vì vậy mà làm nông không còn là công việc chính của họ. Số người lao động MTĐ cũng giảm mạnh là do người làm nghề M TĐ làm việc với thời gian dài, giá thành sản phẩm rẻ dẫn đến thu nhập thấp nên họ luôn có tâm lý mong muốn tìm một công việc khác với thu nhập cao hơn. K hi các CT, D N trong và ngoài địa bàn xã tuyển dụng công nhân thì đã thu hút một lượng lớn lao động làng nghề nơi đây, vì vậy mà hoạt động sản xuất hàng MTĐ không còn được duy trì như trước. Cùng với sự phát triển của các K CN và đường giao thông thì các hoạt động buôn bán và dịch vụ nơi đây cũng phát triển. Số lượng lao động trong lĩnh vực này tăng từ 5% lên 12% sau khi sáp nhập Hà N ội. Tuy nhiên có một điều đáng chú ý là trước đây không có tỷ lệ người không có việc làm ổn định thì nay đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng này với tỷ lệ 2.5%. Con số này không phải là lớn nhưng có nguy cơ gia tăng nếu như không có phương án giải quyết. Số người không có việc làm ổn định này là lao động nông nghiệp và lao động thủ công MTĐ khi chuyển sang làm công nhân tại các công ty như: may mặc, sản xuất đồ chơi, lắp ráp xe máy…Sau một thời gian họ bỏ việc hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động do không đủ yêu cầu về tay nghề, sức khỏe, độ tuổi…Họ trở thành những người thất nghiệp.
Qua khảo sát cũng cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ nam và nữ trong các công việc làm nông và thợ thủ công. Riêng hoạt động buôn bán, dịch vụ thì tỉ lệ nữ cao hơn nam (15% ở nữ so với 8.6% ở nam), tỷ lệ nam làm công nhân (39.8%) cao hơn nữ (29.9%) . D o đặc thù của từng loại hoạt động nghề nghiệp hơn nữa sự chênh lệch tỷ lệ lao động nam và nữ không phải là quá lớn nên ta có thể thấy trên địa bàn xã không có sự phân biệt giới trong các loại hình công việc. (Bảng 10, Phụ lục III)
Ta thấy có sự khác biệt về nghề nghiệp ở các độ tuổi của người lao động. Ở độ tuổi từ 18 đến 30 thì công việc chính của họ là công nhân với tỷ lệ 56.1%. Đ ây là một lựa chọn phù hợp với người lao động ở độ tuổi này. Còn đối với độ tuổi 31 đến 55 thì công việc chính của họ vẫn là công nhân chiếm 39%, ít hơn so với độ tuổi từ 18 đến 30. Ở độ tuổi này bắt đầu xuất hiện tỷ lệ người thất nghiệp, những CT, DN hạn chế nhận những người trên 40 tuổi trở lên vì thao tác của họ chậm hơn, dễ đau bệnh hơn, vấn đề an toàn lao động ít được đảm bảo hơn, hơn nữa thời gian gắn bó với CT, DN để làm công nhân lành nghề là rất ít. Đ iều đó làm hạn chế cơ hội tìm được công việc ổn định của họ.
Những người ở độ tuổi trên 55 thì đã hết tuổi lao động đối với nữ, đối với nam thì đây cũng là một độ tuổi khá cao, lẽ ra họ cần phải được an hưởng tuổi già nhưng kết quả khảo sát cho thấy có tới 48.4% số người trong độ tuổi này vẫn làm nông. Cụ M ò năm nay đã 69 tuổi nhưng vẫn đi cấy, cụ cho biết: “ mấy đứa cháu nhỏ đi học hết, bố mẹ nó thì cũng đi làm công nhân cả, xin nghỉ thì không được, tự nghỉ thì nó phạt rồi trừ lương, thế là còn mình tôi đi cấy thôi, cứ làm mỗi ngày một ít khi nào xong thì xong”. Với độ tuổi cao mà họ vẫn lao động những công việc nặng nhọc như vậy là không đảm bảo sức khỏe. Đây là một khó khăn lớn cho người dân nơi đây.