Chương 3: NHẬN ĐỊNH TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIẢI QU YẾT VIỆC LÀM
3.2.2.2. Trách nhiệm của chính quyền địa phương, vai trò của các tổ chức đoàn thể, câu lạc bộ trên địa bàn xã Đ ông Phương Yên
Chính quyền địa phương cần có sự khảo sát lại một cách toàn diện tình hình đời sống của người dân, đặc biệt là trong vấn đề việc làm. Từ đó đánh giá chính xác hơn đời sống và thực trạng việc làm của người dân, đề ra và thực hiện các giải pháp giải quyết và ổn định việc làm một cách triệt để.
Chính quyền cần quy hoạch tổng thể làng nghề MTĐ. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nói chung và làng nghề nói riêng là một bộ phận quan trọng trong
kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của địa phương. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể làng nghề, cần xây dựng quy hoạch chi tiết từng khu dân cư, khu sản xuất, giao thông, điện nước…Các cơ quan có chức năng như: Sở công nghiệp, phòng Công nghiệp phối hợp với các ngành Xây D ựng, Đ ịa Chính, G iao thông, Thương mại, Du lịch … và chính quyền xã phát triển làng nghề theo định hướng phát triển kinh tế của xã, huyện, thực hiện các mục tiêu của UBND Thành phố H à Nội.
UBND X ã kết hợp với Ban văn hoá – thông tin giúp các làng nghề xây dựng làng văn hoá. Đầu tư các dự án phát triển làng nghề, đưa các dự án vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương…từ đó tạo điều kiện cho làng nghề MTĐ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Cần xây dựng các điểm sinh hoạt văn hoá liên quan đến nghề, xây dựng nhà thờ tổ, câu lạc bộ làng nghề, văn phòng giao dịch…để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa người dân trong một làng nghề và giữa các làng nghề với nhau.
Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: UBND X ã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề M TĐ tiếp cận, tìm kiếm, khai thác, mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước, tạo cơ hội giao lưu buôn bán. Ban dân vận X ã và các ngành có liên quan phối hợp hướng dẫn thành lập Hiệp hội làng nghề góp phần làm tăng sức mạnh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong sản xuất kinh doanh cũng như tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy mới tập hợp được sức mạnh về vốn, trí tuệ và kinh nghiệm của Chính quyền địa phương, của các CT, DN và của toàn thể nhân dân trong nghề M TĐ .
Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động buôn bán sản phẩm M TĐ cần kiên quyết chống buôn lậu, gian lận trong buôn bán và tiêu thụ sản phẩm M TĐ .
Về nguyên liệu cho quá trình sản xuất: quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung từ việc trồng rừng mây, tre, giang tới việc khai thác, buôn bán các khu chợ. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Xã trong từng sản xuất.
Việc khai thác mây, tre, giang, nứa cần phải được quản lí chặt chẽ, khai thác hợp lí và gắn liền với trồng tái sinh, đảm bảo nguồn nguyên giai đoạn cần hình thành các dịch vụ khai thác, cung cấp nguyên liệu, đảm bảo ổn định cho liệu có thể khai thác lâu dài. Chính quyền X ã đề nghị lên huyện, tỉnh sớm có chủ trương bảo hiểm, trợ giá đối với
một số loại cây trồng, nguyên liệu như mây, tre, nứa… cung cấp nguyên liệu ổn định cho quá trình sản xuất hàng xuất khẩu.
Về nguồn vốn đầu tư: Quỹ tín dụng nhân dân, Hội nông dân trong xã, Ngân hàng phục vụ người nghèo, Hội phụ nữ, các tổ chức xã hội trên địa bàn có vốn cho vay cần ưu tiên cho các hộ, các CT, DN trong làng nghề muốn mở rộng sản xuất được vay vốn với lãi suất thấp.
N goài ra Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cũng cần chú ý thêm một số vấn đề như: thực hiện tuyển chọn và công nhận các nghệ nhân và các thợ tài hoa để có chính sách bồi dưỡng, sử dụng phù hợp với điều kiện của địa p hương. Tổ chức cho đi tham quan nước ngoài, tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm đối với cán bộ và người lao động có nhiều công lao xây dựng và phát triển làng nghề.
Sau khi địa phương sáp nhập vào Hà N ội nhiều cơ hội việc làm mới được mở ra nhưng người dân chưa tiếp cận được với các việc làm do thiếu thông tin, vì vậy chính quyền cũng có thể cho xây dựng trung tâm giới thiệu việc làm để các nhà tuyển dụng thuận lợi trong việc tuyển người, còn người dân thì có thể chọn được công việc phù hợp với bản thân. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của N hà nước, của Huyện, Thành phố để mọi người yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho xã hội.
Đoàn thanh niên phối hợp với các trung tâm dạy nghề, các CT, DN trên địa bàn xã kịp thời định hướng cho những đối tượng học sinh nghỉ học sớm hoặc lớp thanh niên đã tốt nghiệp TH PT đi học nghề, giúp họ nắm bắt thông tin việc làm, định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện cho họ có việc làm phù hợp với tay nghề, từng bước ổn định cuộc sống.