Những chuyển biến tích cực

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội (Trang 48 - 50)

Sau khi sáp nhập vào Hà N ội trên địa bàn xã Đ ông Phương Yên có nhiều chuyển biến tích cực trong vấn đề việc làm của người dân. Cụ thể là:

Thứ nhất: Nhiều cơ hội việc làm mới được mở ra. Cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ nhiều CT, DN đã về đây đầu tư xây dựng và sản xuất. Đặc biệt là KCN Phú Nghĩa cách xã Đông Phương Yên 3km do Tập đoàn Phú Mỹ làm chủ đầu tư với tổng diện tích giai đoạn 1 là 170 ha, hiện nay đã có hơn 20 D N trong và ngoài nước đang hoạt động và giải quyết việc làm cho hơn 7000 lao động trong huyện, trong đó có gần 1000 lao động trong xã Đ ông Phương Yên. Đ ây là một cơ hội lớn về việc làm cho người dân trong toàn huyện Chương M ỹ nói chung và trong xã Đ ông Phương yên nói riêng. Các CT, DN ở đây chủ yếu là may mặc, sản xuất đồ chơi, sản xuất thiết bị ô tô, xe máy, chế biến thực phẩm…K hi tuyển dụng công nhân họ không yêu cầu cao về trình độ nên hầu hết những người đủ độ tuổi và sức khỏe đều có thể vào làm việc, nhờ vậy đã giải quyết được việc làm cho một lực lượng lao động lớn lao động nơi đây. N goài ra sau khi sáp nhập H à Nội cơ hội cho người dân buôn bán kinh doanh, dịch vụ cũng rất phát triển. X ã Đ ông Phương Yên nằm gần trung tâm Thủ đô H à N ội, lại có đường quốc lộ 6A chạy qua nối liền với các tỉnh phía Tây Bắc rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh này xuống Thủ đô và ngược lại. Hơn nữa xã lại nằm giữa hai thị trấn trẻ là Chúc Sơn và X uân M ai đang trên đà phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển các hoạt động kinh doanh của mình. N ếu như trước đậy trên địa bàn xã hầu như không có bất kì loại hình dịch vụ vui chơi giải trí nào thì hiện nay các dịch vụ này cũng rất phát triển như: các quán café, phòng trà, karaoke, các tiệm chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ du lịch…Nó đã tạo ra một cơ hội việc làm mới cho nhiều hộ gia đình trong xã, hơn thế nữa nó cũng đã đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nơi đây.

Hình 2.5 Một số công ty tại KCN Phú Nghĩa

Thứ hai: N âng cao thu nhập cho người dân. Từ những cơ hội việc làm mới thì đồng thời thu nhập bình quân hàng tháng của cá nhân và hộ gia đình cũng được nâng cao. Nhiều người dân trong xã hiện nay đã có thu nhập trên 5 triệu/ tháng. Thu nhập tăng lên đã góp phần cải thiện đời sống cho người dân trong xã.

Thứ ba: Nhiều thuận lợi về mặt cơ chế, chính sách việc làm, các dự án về việc làm. Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước vì vậy vấn đề việc làm của người lao động cũng được U BN D Thành phố H à N ội đặc biệt quan tâm. Năm 2010 vừa qua nhiều dự án về việc làm được phê duyệt như: “ Phát triển thị trường lao động Thành phố Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”; “ Chương trình giải quyết việc làm Thành phố H à Nội giai đoạn 2011 – 2015”; “Đ iều tra về nhu cầu học nghề và sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố H à Nội”…Cùng với việc sáp nhập vào H à Nội thì các thủ tục hành chính, giải quyết giấy tờ, thủ tục hồ sơ việc làm với cơ chế một cửa nhanh gọn đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong giải quyết việc làm cho người dân trong xã.

Thứ tư: Làng nghề có những bước phát triển mới. Làng nghề MTĐ truyền thống của xã trước đây chủ yếu là lao động chân tay, sản xuất manh mún nhỏ lẻ ở các hộ gia đình. Hiện nay cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu việc làm nhiều người đã nắm bắt cơ hội này thành lập những CT, DN chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm MTĐ. Trên địa bàn xã hiện có 13 CT, DN sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực hàng MTĐ

xuất khẩu. Các doanh nghiệp này tập trung lao động làng nghề tại xưởng sản xuất và trả lương cho lao động theo tháng, mỗi cơ sở sản xuất thường có từ 30 đến 40 nhân công. Các D N MTĐ sản xuất trên dây truyền khép kín, từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến đến đan sản phẩm, bảo quản, đóng gói và xuất khẩu. Cũng có một số xưởng sản xuất thu mua sản phẩm M TĐ từ các hộ gia đình trong và ngoài xã về sơ chế lại và xuất khẩu ra nước ngoài. Các DN này thường sản xuất theo đơn đặt hàng và đảm bảo được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Như vậy các CT, D N MTĐ trên địa bàn xã đã vừa đảm bảo được sản lượng hàng xuất khẩu, vừa đảm bảo thu nhập hàng tháng cho các lao động, giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất.

Hình 2.6: Công nhân làm việc tại xưởng sản xuất MTĐ

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội (Trang 48 - 50)