Nhu cầu trong vấn đề việc làm của người dân

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội (Trang 44 - 46)

Từ những khó khăn trong vấn đề việc làm ta có thể thấy nhu cầu của người dân cũng chính là giải quyết những khó khăn đó. Cụ thể những nhu cầu này được thể hiện trong bảng theo trật tự như sau:

Thứ tự ưu tiên

N hững nhu cầu, đề xuất của người dân.

1 Tăng lương, giảm thời gian lao động tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài địa bàn xã.

2 H ỗ trợ vốn để sản xuất, mở rộng buôn bán, kinh doanh.

3 Sản phẩm làng nghề M ây tre đan được thu mua với giá cao hơn.

4 Có trung tâm giới thiệu việc làm để người dân dễ dàng tìm được công việc phù hợp.

5 Chính quyền quan tâm hơn đến làng nghề, có chính sách quy hoạch và phát triển làng nghề truyền thống. Không để mai một.

6 Chính quyền xã, các tổ chức Đ oàn, H ội thường xuyên thông báo cho người dân những thông tin mới về những hỗ trợ, chính sách, các dự án về việc làm và những vấn đề mới sau khi sáp nhập Hà Nội.

Bảng 2.8 Sắp xếp thứ tự ưu tiên nhu cầu của người dân

N hư vậy ta thấy nhu cầu lớn nhất của người dân là được tăng lương, giảm thời gian làm việc tại các CT, DN. Đây chính là nhu cầu của những người làm công nhân trong các CT, DN trên địa bàn trong và ngoài xã. Nhu cầu này của người dân là rất chính đáng và cấp thiết. Hiện tại đa số công nhân phải làm việc với thời gian quá dài nhưng mức thu nhập lại không tương xứng với công sức họ bỏ ra. Hơn thế nữa chế độ ưu đãi, tiền thưởng cho công nhân ở một số CT, D N cũng không có hoặc có rất ít. Thu nhập thấp khiến cho người lao động gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, chính điều này cũng tạo nên sự không ổn định trong công việc của họ. Vì vậy việc tăng lương, giảm thời gian tăng ca cho công nhân là một trong những giải pháp giúp họ giảm áp lực thích nghi tốt hơn với công việc, có nhiều điều kiện chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống.

N hu cầu tiếp theo của người dân là mong muốn được hỗ trợ nhiều vốn hơn để có thể mở rộng quy mô sản xuất hàng MTĐ , không chỉ sản xuất nhỏ lẻ ở các hộ gia đình mà còn có điều kiện để mở xưởng, thành lập CT, D N chuyên sản xuất MTĐ xuất khẩu. N hư vậy không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho nhiều lao động khác trong xã. Đối với lao động nông nghiệp việc hỗ trợ vốn giúp họ đầu tư cho giống, phân bón, thuốc trừ sâu…nâng cao năng suất lúa và cây màu. N goài ra hỗ trợ vốn cho người dân để đầu tư mua con giống, thức ăn cho vật nuôi, xây dựng chuồng trại…nhằm phát triển các mô hình chăn nuôi với quy mô lớn trên địa bàn xã.

Nghề MTĐ trên địa bàn xã đã có từ lâu đời nhưng do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa xây dựng được thương hiệu nên giá thành sản phẩm còn thấp. Chính vì vậy nhu cầu tiếp theo của người dân trong xã là sản phẩm MTĐ của mình được thu mua với giá cao hơn. Mặc dù địa phương và một số chủ hàng đã tham gia hội chợ, đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhưng sản phẩm vẫn chưa vươn xa, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa tương xứng nghề truyền thống, sản phẩm ở đây phục vụ xuất khẩu vẫn phải qua đơn vị trung gian, gắn nhãn mác của một cơ sở xuất khẩu khác chứ không được mang tên làng nghề, lượng hàng hóa tiêu thụ chậm, lợi nhuận thu được không cao, điều đó là thiệt thòi lớn cho nghề truyền thống của địa phương. Để có thể nâng cao giá thành sản phẩm thì làng nghề cần khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ và tạo tư cách pháp nhân cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp mở rộng giao thương hàng hóa. Bên cạnh đó, cần đa dạng mẫu mã, đào tạo thợ giỏi để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường. Các chủ doanh nghiệp, cơ sở cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tham gia triển lãm, hội chợ xây dựng thương hiệu MTĐ Đông Phương Yên. Hiện nay khu chợ làng nghề của xã đang được đẩy nhanh tiến độ để tạo mặt bằng thuận lợi cho hộ sản xuất mua bán nguyên vật liệu và tập kết sản phẩm, là nơi quảng bá giới thiệu để người làm nghề trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên đây mới là những yếu tố mang tính nội lực. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống Đông Phương Yên còn rất cần sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn. Có như vậy mới nâng cao được giá trị xuất khẩu và nâng cao giá thành sản phẩm.

Nhu cầu thứ tư trong những mong muốn và đề xuất của người dân là có trung tâm giới thiệu và môi giới việc làm để họ có thể tìm việc dễ dàng hơn. Đa số người dân trong xã là người có trình độ phổ thông, họ thiếu thông tin về việc làm, không biết CT, DN nào tuyển người, yêu cầu ra sao, công việc như thế nào. Vì vậy khi có trung tâm giới thiệu việc làm người dân có thể tìm hiểu được đầy đủ các thông tin từ đó quyết định nộp hồ sơ xin việc, các CT, D N cũng có thể đưa yêu cầu tuyển dụng của mình về các trung tâm này để tuyển được người phù hợp.

Ngoài những nhu cầu trên thì một số những nghệ nhân và thợ MTĐ lành nghề trong xã cũng mong muốn chính quyền quan tâm hơn nữa đến sự phát triển của làng nghề. Cụ thể là cần có sự quy hoạch tổng thể, định hướng, hỗ trợ làng nghề phát triển hơn nữa, không để truyền thống làng nghề bị mai một. N goài ra hầu hết người dân trong xã đều mong muốn chính quyền sẽ thường xuyên cung cấp thông tin về những thay đổi của địa phương sau khi sáp nhập Hà N ội. Những thay đổi này có thể là về chính sách xã hội, các dự án quy hoạch đô thị, KCN, đường giao thông… Tiếp cận được thông tin là một trong những điều kiện giúp người dân trong xã thích nghi nhanh hơn với những thay đổi trong việc làm cũng như trong cuộc sống, định hướng được nghề nghiệp trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội (Trang 44 - 46)